Đêm 24/10/1944, tàu ngầm USS Tang của hải quân Mỹ bí mật bám đuôi biên đội tàu chở dầu và vận tải quy mô lớn dưới sự hộ tống của khu trục hạm Nhật Bản tại eo biển Đài Loan. Đó là chuyến tuần tra chiến đấu thứ năm của USS Tang trong Thế chiến II.Trong thế chiến thứ II, Mỹ thường cho tàu ngầm len lỏi, bí mật đánh chìm các chiến hạm cũng như đội tàu hậu cần của Nhật Bản.Thủy thủ đoàn tàu ngầm Mỹ chọn ba mục tiêu để tấn công. USS Tang phóng hai quả ngư lôi vào hai mục tiêu đầu tiên, đánh chìm một tàu địch và làm hỏng nặng một tàu chở dầu.Quả ngư lôi thứ ba được phóng ra nhắm vào khu trục hạm Nhật đang vào vị trí để tấn công USS Tang. Chiến hạm Nhật bất ngờ phát nổ, có thể do trúng ngư lôi từ USS Tang hoặc bị một tàu chiến khác của Nhật bắn nhầm.Chỉ còn lại hai quả ngư lôi trong khoang, tàu ngầm Tang cố gắng kết liễu tàu chở dầu bị thương trước đó. Lúc 2h30, tàu Mỹ phóng quả đạn cuối cùng thì sự cố xảy ra.Quả ngư lôi bất ngờ vọt lên khỏi mặt nước nhưng gặp trục trặc kỹ thuật khiến nó đột ngột quay đầu, hướng thẳng vào chính tàu ngầm vừa phóng nó.20 giây sau, quả đạn đâm trúng khoang chứa ngư lôi phía đuôi USS Tang, đánh dấu kết cục bi thảm của tàu ngầm thành công nhất trong lịch sử hải quân Mỹ.USS Tang là tàu ngầm diesel - điện lớp Balao, được biên chế năm 1943 với thủy thủ đoàn 87 người và kho vũ khí gồm 24 ngư lôi.Hạm trưởng của USS Tang bấy giờ là thiếu tá hải quân Richard O'Kane, người đã 5 lần tham gia tuần tra tác chiến với vai trò là hạm phó USS Wahoo, tàu ngầm cũng có thành tích chiến đấu đáng kể.Trong chuyến tuần tra tác chiến đầu tiên quanh quần đảo Caroline và Mariana, tàu ngầm USS Tang dưới quyền của ông đánh chìm 6 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 18.000 tấn, trong đó 16/24 ngư lôi trúng mục tiêu.Đợt triển khai chiến đấu thứ hai của tàu là đi vòng quanh Palau, Philippines và căn cứ hải quân Nhật ở Truk. Dù không đánh chìm tàu địch, nó cứu được 22 lính hải quân Mỹ gặp nạn khi tấn công căn cứ Truk.Tàu ngầm USS Tang phá hoại tuyến vận tải đường biển nối lục địa châu Á và Nhật Bản ở Hoàng Hải và biển Hoa Đông trong chuyến tuần tra tác chiến thứ ba.Trong quá trình này, tàu ngầm Mỹ đánh chìm 10 tàu địch cùng 16.292 tấn hàng hóa, trong đó 4 chiếc bị tiêu diệt chỉ trong một lần tấn công.Khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tàu ngầm USS Tang được lệnh hoạt động ngoài khơi đảo chính Honshu của Nhật Bản trong chuyến ra khơi lần thứ tư. Trong hơn một tháng, nó đánh chìm 7 tàu địch, trong đó có một chiếc được trang bị pháo hạm.Lần triển khai tác chiến cuối cùng của USS Tang diễn ra tại eo biển Đài Loan, tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng kết nối Nhật Bản với phần còn lại của châu Á. Dù được quyền tham gia nhóm tấn công cùng ba tàu ngầm khác, hạm trưởng O'Kane quyết định độc lập tác chiến.Thời gian đầu, tàu đạt được một số thành công khi đánh chìm hai tàu vận tải Nhật vào ngày 10/10/1944. Gần hai tuần sau, USS Tang tiến hành cuộc tập kích táo bạo nhằm vào biên đội 5 tàu vận tải Nhật được nhiều khu trục hạm hộ tống.Trong cuộc tấn công đêm 23/10, tàu ngầm Mỹ xông thẳng vào đoàn tàu vận tải địch, liên tục phóng ngư lôi khiến một loạt mục tiêu bị chìm hoặc hư hỏng.Hai tàu Nhật Bản cố gắng đâm va tàu ngầm Mỹ nhưng lại lao vào nhau khi USS Tang cơ động né tránh. Trong lúc rút lui, tàu ngầm Mỹ phóng thêm 4 ngư lôi qua ống phóng đuôi để đánh chìm hai tàu này.Sáng hôm sau, USS Tang phát hiện một biên đội tàu vận tải lớn khác của Nhật. Tàu Mỹ bám theo cho đến khi màn đêm buông xuống và tung đòn tấn công.Ngư lôi cuối cùng tàu ngầm Mỹ phóng ra là một quả Mark 18, phiên bản được Mỹ sao chép từ ngư lôi G7e nổi tiếng có nhiều vấn đề của Đức. Nguyên nhân khiến quả ngư lôi này gặp trục trặc và "phản chủ" khiến tàu ngầm USS Tang bị chìm chưa bao giờ được công bố.Thủy thủ đoàn của tàu ngầm USS Tang chỉ có khoảng 15 giây ứng phó kể từ khi nhận ra ngư lôi đang quay đầu lao thẳng về mình. Hạm trưởng O'Kane ra lệnh tăng tốc khẩn cấp nhưng không kịp.Đầu đạn nặng 258 kg của ngư lôi Mark 18 đánh trúng khoang chứa ngư lôi phía đuôi tàu ngầm và phát nổ, khiến một nửa trong số 87 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng tại chỗ.Phần lớn các khoang phía sau bị nước biển tràn vào khiến đuôi tàu chìm xuống, trong khi các khoang chưa bị ngập phía trước giúp mũi tàu nổi trên mặt nước.Ba trong 9 người ở đài chỉ huy thoát hiểm thành công. Một sĩ quan cố gắng bơi ra khỏi tháp chỉ huy nhưng không thể đóng cửa để ngăn nước tràn vào trong. USS Tang chìm xuống đáy biển sâu 55 m.Khoảng 30 thủy thủ mắc kẹt trong khoang ngư lôi phía mũi tàu. Họ đốt các tài liệu mật và hứng chịu một cuộc tấn công bằng bom chìm của tàu Nhật Bản trước khi tìm cách thoát ly.Đây là lần đầu thủy thủ sống sót thoát khỏi tàu ngầm Mỹ bị chìm mà không được trợ giúp từ trên mặt biển, cũng là lần đầu thiết bị thở được gọi là phổi Momsen được sử dụng.Trong 13 thủy thủ thoát ly khỏi tàu ngầm, chỉ có 8 người lên được mặt biển. Chỉ 5 người trong số đó sống sót, nhưng bị Nhật bắt làm tù binh.Các viên kíp tàu ngầm, gồm cả hạm trưởng O'Kane, được đưa lên một khinh hạm của Nhật Bản vào sáng 25/10. Tàu chiến này khi đó đang chở những người sống sót sau cuộc tập kích của USS Tang."Khi nhận ra những người đang đánh đập chúng tôi đều là người sống sót và bị thương tật nặng nề bởi chính đòn tấn công đêm trước đó, chúng tôi cảm thấy bớt định kiến với họ hơn", Hạm trưởng O'Kane nhớ lại.Thủy thủ đoàn Mỹ được đưa đến trại tù binh chiến tranh Ofuna ở đảo Honshu. Họ bị biệt giam, đánh đập và thẩm vấn cho đến khi được thả sau khi chiến tranh kết thúc.USS Tang được ghi nhận đánh chìm 33 tàu địch với tổng trọng tải 116.454 tấn, trở thành tàu ngầm Mỹ thành công nhất trong lịch sử cả về số tàu đối phương bị đánh chìm và tổng hàng hóa mang theo.Tàu được tặng bốn ngôi sao chiến đấu, hai bằng khen của tổng thống, trong khi sĩ quan chỉ huy được trao Huân chương Danh dự.
Đêm 24/10/1944, tàu ngầm USS Tang của hải quân Mỹ bí mật bám đuôi biên đội tàu chở dầu và vận tải quy mô lớn dưới sự hộ tống của khu trục hạm Nhật Bản tại eo biển Đài Loan. Đó là chuyến tuần tra chiến đấu thứ năm của USS Tang trong Thế chiến II.
Trong thế chiến thứ II, Mỹ thường cho tàu ngầm len lỏi, bí mật đánh chìm các chiến hạm cũng như đội tàu hậu cần của Nhật Bản.
Thủy thủ đoàn tàu ngầm Mỹ chọn ba mục tiêu để tấn công. USS Tang phóng hai quả ngư lôi vào hai mục tiêu đầu tiên, đánh chìm một tàu địch và làm hỏng nặng một tàu chở dầu.
Quả ngư lôi thứ ba được phóng ra nhắm vào khu trục hạm Nhật đang vào vị trí để tấn công USS Tang. Chiến hạm Nhật bất ngờ phát nổ, có thể do trúng ngư lôi từ USS Tang hoặc bị một tàu chiến khác của Nhật bắn nhầm.
Chỉ còn lại hai quả ngư lôi trong khoang, tàu ngầm Tang cố gắng kết liễu tàu chở dầu bị thương trước đó. Lúc 2h30, tàu Mỹ phóng quả đạn cuối cùng thì sự cố xảy ra.
Quả ngư lôi bất ngờ vọt lên khỏi mặt nước nhưng gặp trục trặc kỹ thuật khiến nó đột ngột quay đầu, hướng thẳng vào chính tàu ngầm vừa phóng nó.
20 giây sau, quả đạn đâm trúng khoang chứa ngư lôi phía đuôi USS Tang, đánh dấu kết cục bi thảm của tàu ngầm thành công nhất trong lịch sử hải quân Mỹ.
USS Tang là tàu ngầm diesel - điện lớp Balao, được biên chế năm 1943 với thủy thủ đoàn 87 người và kho vũ khí gồm 24 ngư lôi.
Hạm trưởng của USS Tang bấy giờ là thiếu tá hải quân Richard O'Kane, người đã 5 lần tham gia tuần tra tác chiến với vai trò là hạm phó USS Wahoo, tàu ngầm cũng có thành tích chiến đấu đáng kể.
Trong chuyến tuần tra tác chiến đầu tiên quanh quần đảo Caroline và Mariana, tàu ngầm USS Tang dưới quyền của ông đánh chìm 6 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 18.000 tấn, trong đó 16/24 ngư lôi trúng mục tiêu.
Đợt triển khai chiến đấu thứ hai của tàu là đi vòng quanh Palau, Philippines và căn cứ hải quân Nhật ở Truk. Dù không đánh chìm tàu địch, nó cứu được 22 lính hải quân Mỹ gặp nạn khi tấn công căn cứ Truk.
Tàu ngầm USS Tang phá hoại tuyến vận tải đường biển nối lục địa châu Á và Nhật Bản ở Hoàng Hải và biển Hoa Đông trong chuyến tuần tra tác chiến thứ ba.
Trong quá trình này, tàu ngầm Mỹ đánh chìm 10 tàu địch cùng 16.292 tấn hàng hóa, trong đó 4 chiếc bị tiêu diệt chỉ trong một lần tấn công.
Khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tàu ngầm USS Tang được lệnh hoạt động ngoài khơi đảo chính Honshu của Nhật Bản trong chuyến ra khơi lần thứ tư. Trong hơn một tháng, nó đánh chìm 7 tàu địch, trong đó có một chiếc được trang bị pháo hạm.
Lần triển khai tác chiến cuối cùng của USS Tang diễn ra tại eo biển Đài Loan, tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng kết nối Nhật Bản với phần còn lại của châu Á. Dù được quyền tham gia nhóm tấn công cùng ba tàu ngầm khác, hạm trưởng O'Kane quyết định độc lập tác chiến.
Thời gian đầu, tàu đạt được một số thành công khi đánh chìm hai tàu vận tải Nhật vào ngày 10/10/1944. Gần hai tuần sau, USS Tang tiến hành cuộc tập kích táo bạo nhằm vào biên đội 5 tàu vận tải Nhật được nhiều khu trục hạm hộ tống.
Trong cuộc tấn công đêm 23/10, tàu ngầm Mỹ xông thẳng vào đoàn tàu vận tải địch, liên tục phóng ngư lôi khiến một loạt mục tiêu bị chìm hoặc hư hỏng.
Hai tàu Nhật Bản cố gắng đâm va tàu ngầm Mỹ nhưng lại lao vào nhau khi USS Tang cơ động né tránh. Trong lúc rút lui, tàu ngầm Mỹ phóng thêm 4 ngư lôi qua ống phóng đuôi để đánh chìm hai tàu này.
Sáng hôm sau, USS Tang phát hiện một biên đội tàu vận tải lớn khác của Nhật. Tàu Mỹ bám theo cho đến khi màn đêm buông xuống và tung đòn tấn công.
Ngư lôi cuối cùng tàu ngầm Mỹ phóng ra là một quả Mark 18, phiên bản được Mỹ sao chép từ ngư lôi G7e nổi tiếng có nhiều vấn đề của Đức. Nguyên nhân khiến quả ngư lôi này gặp trục trặc và "phản chủ" khiến tàu ngầm USS Tang bị chìm chưa bao giờ được công bố.
Thủy thủ đoàn của tàu ngầm USS Tang chỉ có khoảng 15 giây ứng phó kể từ khi nhận ra ngư lôi đang quay đầu lao thẳng về mình. Hạm trưởng O'Kane ra lệnh tăng tốc khẩn cấp nhưng không kịp.
Đầu đạn nặng 258 kg của ngư lôi Mark 18 đánh trúng khoang chứa ngư lôi phía đuôi tàu ngầm và phát nổ, khiến một nửa trong số 87 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng tại chỗ.
Phần lớn các khoang phía sau bị nước biển tràn vào khiến đuôi tàu chìm xuống, trong khi các khoang chưa bị ngập phía trước giúp mũi tàu nổi trên mặt nước.
Ba trong 9 người ở đài chỉ huy thoát hiểm thành công. Một sĩ quan cố gắng bơi ra khỏi tháp chỉ huy nhưng không thể đóng cửa để ngăn nước tràn vào trong. USS Tang chìm xuống đáy biển sâu 55 m.
Khoảng 30 thủy thủ mắc kẹt trong khoang ngư lôi phía mũi tàu. Họ đốt các tài liệu mật và hứng chịu một cuộc tấn công bằng bom chìm của tàu Nhật Bản trước khi tìm cách thoát ly.
Đây là lần đầu thủy thủ sống sót thoát khỏi tàu ngầm Mỹ bị chìm mà không được trợ giúp từ trên mặt biển, cũng là lần đầu thiết bị thở được gọi là phổi Momsen được sử dụng.
Trong 13 thủy thủ thoát ly khỏi tàu ngầm, chỉ có 8 người lên được mặt biển. Chỉ 5 người trong số đó sống sót, nhưng bị Nhật bắt làm tù binh.
Các viên kíp tàu ngầm, gồm cả hạm trưởng O'Kane, được đưa lên một khinh hạm của Nhật Bản vào sáng 25/10. Tàu chiến này khi đó đang chở những người sống sót sau cuộc tập kích của USS Tang.
"Khi nhận ra những người đang đánh đập chúng tôi đều là người sống sót và bị thương tật nặng nề bởi chính đòn tấn công đêm trước đó, chúng tôi cảm thấy bớt định kiến với họ hơn", Hạm trưởng O'Kane nhớ lại.
Thủy thủ đoàn Mỹ được đưa đến trại tù binh chiến tranh Ofuna ở đảo Honshu. Họ bị biệt giam, đánh đập và thẩm vấn cho đến khi được thả sau khi chiến tranh kết thúc.
USS Tang được ghi nhận đánh chìm 33 tàu địch với tổng trọng tải 116.454 tấn, trở thành tàu ngầm Mỹ thành công nhất trong lịch sử cả về số tàu đối phương bị đánh chìm và tổng hàng hóa mang theo.
Tàu được tặng bốn ngôi sao chiến đấu, hai bằng khen của tổng thống, trong khi sĩ quan chỉ huy được trao Huân chương Danh dự.