Trong một phóng sự được Nga đăng tải trên kênh truyền hình Russian 1, những hình ảnh đầu tiên về những huấn luyện cơ Yak-130, đang được Nga sản xuất cho phía Việt Nam, đã lần đầu được tiết lộ.Những chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 được phía Nga sản xuất cho Việt Nam, hiện vẫn đang trong quá trình lắp ráp, tất cả đều được gắn quốc kỳ Việt Nam, và có số hiệu đầy đủ.Điều này cho thấy, rất có thể trong thời gian sắp tới, một loạt các huấn luyện cơ Yak-130 sẽ được Nga hoàn thiện và chuyển giao cho lực lượng ta.Trước đó theo thông tin được tờ Vedomosti của Nga đăng tải, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu Yak-130 từ phía Nga.Hợp đồng giữa Việt Nam và Nga, được ký kết hồi cuối năm 2019 nhưng không nêu rõ thời gian bàn giao. Nhiều khả năng dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở châu Âu nói chung và ở Nga nói riêng, đã ảnh hưởng tới quá trình sản xuất máy bay của phía Nga.Các nguồn tin của Nga cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia thứ 6 trên thế giới mua huấn luyện cơ Yak-130 của Nga. Trước Việt Nam, một loạt các quốc gia khác như Algeria, Bangladesh, Myanmar, Lào và Belarus cũng đã sở hữu loại máy bay này.Được phát triển để trở thành máy bay huấn luyện, Yakovlev Yak-130 cất cánh bay thử nghiệm chuyến đầu tiên từ năm 1996, tới năm 2003 chính thức được giới thiệu.Năm 2002, Yak-130 đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành hợp đồng cung cấp huấn luyện cơ cho Không quân Nga. Ngay sau đó, loại máy bay này được tích cực giới thiệu trên thị trường quốc tế.Bản thân lực lượng không quân vũ trụ Nga, từng tham vọng trang bị khoảng 300 huấn luyện cơ loại này. Lý do là vì, ngoài khả năng huấn luyện, Yak-130 còn có thể sử dụng vào nhiệm vụ thực chiến.Để phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện phi công tiêm kích phản lực, Yak-130 tương thích với rất nhiều loại vũ khí hàng không, và có thể mô phỏng chiến thuật của nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau.Tổng cộng máy bay có tới 8 giá treo vũ khí, tải trọng vũ trang tối đa lên tới 3 tấn. Ngoài ra, loại máy bay này cũng có thể mang theo thùng nhiên liệu phụ, cùng với các hệ thống vũ khí do thám hoặc hệ thống tác chiến điện tử.Thậm chí, hệ thống hàng không trên máy bay huấn luyện Yak-130 còn cho phép nó tương thích với cả vũ khí của phương Tây, giúp tăng khả năng xuất khẩu loại máy bay này cho các quốc gia thuộc NATO.Yak-130 được trang bị một khẩu pháo hàng không GSh-30-1, có thể mang theo rocket không điều khiển B-8M, tương thích với tên lửa dẫn đường R-73 hoặc thậm chí tên lửa đối đất Kh-25L.Do nhiệm vụ chính là huấn luyện cơ, Yak-130 vẫn có thiết kế hai ghế ngồi truyền thống, cho phép một phi công học viên và một giáo viên hướng dẫn cùng bay. Máy bay được trang bị hai động cơ Klimov RD-35, có khả năng bay với tốc độ tối đa 1.037 km/h.Mới đây nhất vào hồi đầu năm, Không quân Bolivia đã tỏ ra rất quan tâm tới loại huấn luyện cơ này, dự định đưa Yak-130 vào thay thế cho dàn huấn luyện cơ T-33 đã lỗi thời của mình. Dù nhu cầu của Yak-130 là rất lớn, tuy nhiên tốc độ sản xuất của Nga dường như vẫn chưa thể đáp ứng kịp, do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh các máy bay Yak-130 của Việt Nam trong dây chuyền lắp ráp ở Nga. Nguồn: Russia 1.
Trong một phóng sự được Nga đăng tải trên kênh truyền hình Russian 1, những hình ảnh đầu tiên về những huấn luyện cơ Yak-130, đang được Nga sản xuất cho phía Việt Nam, đã lần đầu được tiết lộ.
Những chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 được phía Nga sản xuất cho Việt Nam, hiện vẫn đang trong quá trình lắp ráp, tất cả đều được gắn quốc kỳ Việt Nam, và có số hiệu đầy đủ.
Điều này cho thấy, rất có thể trong thời gian sắp tới, một loạt các huấn luyện cơ Yak-130 sẽ được Nga hoàn thiện và chuyển giao cho lực lượng ta.
Trước đó theo thông tin được tờ Vedomosti của Nga đăng tải, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu Yak-130 từ phía Nga.
Hợp đồng giữa Việt Nam và Nga, được ký kết hồi cuối năm 2019 nhưng không nêu rõ thời gian bàn giao. Nhiều khả năng dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở châu Âu nói chung và ở Nga nói riêng, đã ảnh hưởng tới quá trình sản xuất máy bay của phía Nga.
Các nguồn tin của Nga cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia thứ 6 trên thế giới mua huấn luyện cơ Yak-130 của Nga. Trước Việt Nam, một loạt các quốc gia khác như Algeria, Bangladesh, Myanmar, Lào và Belarus cũng đã sở hữu loại máy bay này.
Được phát triển để trở thành máy bay huấn luyện, Yakovlev Yak-130 cất cánh bay thử nghiệm chuyến đầu tiên từ năm 1996, tới năm 2003 chính thức được giới thiệu.
Năm 2002, Yak-130 đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh giành hợp đồng cung cấp huấn luyện cơ cho Không quân Nga. Ngay sau đó, loại máy bay này được tích cực giới thiệu trên thị trường quốc tế.
Bản thân lực lượng không quân vũ trụ Nga, từng tham vọng trang bị khoảng 300 huấn luyện cơ loại này. Lý do là vì, ngoài khả năng huấn luyện, Yak-130 còn có thể sử dụng vào nhiệm vụ thực chiến.
Để phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện phi công tiêm kích phản lực, Yak-130 tương thích với rất nhiều loại vũ khí hàng không, và có thể mô phỏng chiến thuật của nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau.
Tổng cộng máy bay có tới 8 giá treo vũ khí, tải trọng vũ trang tối đa lên tới 3 tấn. Ngoài ra, loại máy bay này cũng có thể mang theo thùng nhiên liệu phụ, cùng với các hệ thống vũ khí do thám hoặc hệ thống tác chiến điện tử.
Thậm chí, hệ thống hàng không trên máy bay huấn luyện Yak-130 còn cho phép nó tương thích với cả vũ khí của phương Tây, giúp tăng khả năng xuất khẩu loại máy bay này cho các quốc gia thuộc NATO.
Yak-130 được trang bị một khẩu pháo hàng không GSh-30-1, có thể mang theo rocket không điều khiển B-8M, tương thích với tên lửa dẫn đường R-73 hoặc thậm chí tên lửa đối đất Kh-25L.
Do nhiệm vụ chính là huấn luyện cơ, Yak-130 vẫn có thiết kế hai ghế ngồi truyền thống, cho phép một phi công học viên và một giáo viên hướng dẫn cùng bay. Máy bay được trang bị hai động cơ Klimov RD-35, có khả năng bay với tốc độ tối đa 1.037 km/h.
Mới đây nhất vào hồi đầu năm, Không quân Bolivia đã tỏ ra rất quan tâm tới loại huấn luyện cơ này, dự định đưa Yak-130 vào thay thế cho dàn huấn luyện cơ T-33 đã lỗi thời của mình. Dù nhu cầu của Yak-130 là rất lớn, tuy nhiên tốc độ sản xuất của Nga dường như vẫn chưa thể đáp ứng kịp, do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh các máy bay Yak-130 của Việt Nam trong dây chuyền lắp ráp ở Nga. Nguồn: Russia 1.