Cho tới thời điểm hiện tại, T-90M Proryv-3 là mẫu xe tăng hiện đại hàng đầu của quân đội Nga trước khi T-14 Armata đi vào biên chế.Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ca ngợi T-90M là "xe tăng tốt nhất thế giới" vào tháng 2 vừa qua.Pháo chính cỡ nòng 125 mm của T-90M là phiên bản mới nhất, được trang bị hệ thống ổn định và máy tính đạn đạo.Khả năng phòng vệ của xe tăng T-90M được nâng cấp với bộ giáp phức hợp nhiều lớp tinh vi, bao gồm module phản ứng nổ Reklit.Xe tăng có hệ thống liên lạc kỹ thuật số được mã hóa.Dù vậy, khi tham chiến trong xung đột Đông Âu lại cho thấy T-90M có một nhược điểm lớn vốn không xuất hiện trong các mẫu xe tăng cũ hơn: Tháp pháo thường quay vòng tròn không thể kiểm soát dù chỉ bị hư hại nhẹ, khiến nó không thể tiếp tục tác chiến."Lỗi kỹ thuật này gọi là 'hội chứng tháp pháo quay tròn', giải thích vì sao Nga lại tổn thất nhiều T-90M", David Hambling, chuyên gia quân sự của Forbes, nhận định.Một trong những ví dụ điển hình nhất về "hội chứng tháp pháo quay tròn" là trận giao tranh giữa một xe tăng T-90M Nga và hai thiết giáp M2 Bradley Ukraine hồi tháng 1.Trong cuộc đối đầu, thiết giáp M2 Bradley đã liên tiếp khai hỏa đạn pháo 25 mm vào chiếc T-90M.Về lý thuyết, pháo 25mm trên thiết giáp M2 Bradley không thể xuyên phá được lớp giáp của T-90M, đặc biệt mặt trước xe.Tuy nhiên, sau khi hứng vài phát bắn của pháo 25mm của M2 Bradley, tháp pháo của T-90M bắt đầu quay vòng theo chiều kim đồng hồ trong lúc chiếc xe tiếp tục di chuyển và sau đó đâm vào gốc cây và dừng lại.Điều này khiến kíp lái không thể khai hỏa để bắn trả thiết giáp Ukraine một cách chính xác và biến chiếc T-90M trở thành mục tiêu di động để đối phương "tập bắn".Từ đầu chiến sự, đã nhiều lần "hội chứng tháp pháo quay tròn" khiến xe tăng T-90M Nga phải bất lực trước các khí tài yếu hơn như vậy.Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 47 Ukraine hôm 9/5 đăng video lực lượng này triển khai drone góc nhìn thứ nhất (FPV) tự sát tập kích liên tiếp một xe tăng T-90M của đối phương ở mặt trận phía đông.Đòn thứ hai của drone tạo ra vụ cháy nhỏ và khiến tháp pháo của xe bắt đầu quay vòng.Xe tăng T-90M của Nga dừng lại một vài giây, dường như do kíp lái đang cố gắng lấy lại kiểm soát, trước khi tiếp tục quay cho tới khi xe tăng ngừng di chuyển, có thể vì động cơ đã được tắt.Có một vài giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới "hội chứng tháp pháo quay tròn" trên xe tăng T-90M của quân đội Nga khi trúng đạn.Đầu tiên là đạn pháo hoặc luồng nổ từ drone đối phương đã xuyên qua tháp pháo, làm một thành viên tổ lái thiệt mạng hoặc bị thương và khiến cơ thể người đó ngã đè lên bộ điều khiển, khiến tháp pháo quay vòng theo chiều kim đồng hồ.Theo chuyên gia Hambling, đã có hình ảnh cho thấy vũ khí sở hữu đầu đạn nhỏ như drone FPV có thể đục được lỗ trên tháp pháo và làm kíp lái bị thương mà không khiến xe tăng bị phá hủy, nên giả thuyết trên là có thể xảy ra về mặt lý thuyết.Dù vậy, trong nhiều trường hợp xe tăng T-90M gặp "hội chứng tháo pháp quay tròn", toàn bộ thành viên kíp lái sau đó đều thoát ra ngoài an toàn, không ai trông có vẻ bị thương."Đây là bằng chứng cho thấy khả năng sống sót tốt của T-90M, cũng như việc không có người nào thiệt mạng hoặc bất tỉnh trong tháp pháo", ông Hambling nhận định.Tuy nhiên cũng có ý kiến nhận định vấn đề "hội chứng tháp pháo quay tròn" có thể xuất phát từ hệ thống điều khiển hỏa lực của T-90M.Pháo chính của T-90M có tính năng tự động ngắm, giúp tháp pháo có thể quay để khóa nòng về phía mục tiêu đã chỉ định.Tài khoản này cho rằng có thể đòn đánh của đối phương đã làm hỏng bộ phận quang học, khiến nó gửi tín hiệu sai cho hệ thống điều khiển hỏa lực và làm tháp pháo quay không kiểm soát.Bộ cảm biến cảnh báo chiếu xạ laser được đặt bên ngoài thân vỏ xe tăng nên dễ bị hư hại khi trúng hỏa lực, điều có thể khiến nó truyền tín hiệu sai và làm tháp pháo của T-90M quay vòng liên tục.Khác với các dòng xe tăng trước đó của Nga, T-90M sử dụng động cơ điện để quay tháp pháo thay vì hệ thống thủy lực.Cơ chế này giúp tăng đáng kể tốc độ quay của tháp pháo.Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng "hội chứng tháp pháo quay tròn", do tác động nhất định vào bộ phận quay thủy lực tháp pháo có thể gây đoản mạch và làm nó hoạt động mất kiểm soát.Hiện Nga chưa lên tiếng về các thông tin được truyền thông phương Tây đưa ra.Hiện Nga vẫn đang tăng cường sản xuất xe tăng T-90M và cung cấp cho các lực lượng đang tham chiến tại Ukraine.
Cho tới thời điểm hiện tại, T-90M Proryv-3 là mẫu xe tăng hiện đại hàng đầu của quân đội Nga trước khi T-14 Armata đi vào biên chế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ca ngợi T-90M là "xe tăng tốt nhất thế giới" vào tháng 2 vừa qua.
Pháo chính cỡ nòng 125 mm của T-90M là phiên bản mới nhất, được trang bị hệ thống ổn định và máy tính đạn đạo.
Khả năng phòng vệ của xe tăng T-90M được nâng cấp với bộ giáp phức hợp nhiều lớp tinh vi, bao gồm module phản ứng nổ Reklit.
Xe tăng có hệ thống liên lạc kỹ thuật số được mã hóa.
Dù vậy, khi tham chiến trong xung đột Đông Âu lại cho thấy T-90M có một nhược điểm lớn vốn không xuất hiện trong các mẫu xe tăng cũ hơn: Tháp pháo thường quay vòng tròn không thể kiểm soát dù chỉ bị hư hại nhẹ, khiến nó không thể tiếp tục tác chiến.
"Lỗi kỹ thuật này gọi là 'hội chứng tháp pháo quay tròn', giải thích vì sao Nga lại tổn thất nhiều T-90M", David Hambling, chuyên gia quân sự của Forbes, nhận định.
Một trong những ví dụ điển hình nhất về "hội chứng tháp pháo quay tròn" là trận giao tranh giữa một xe tăng T-90M Nga và hai thiết giáp M2 Bradley Ukraine hồi tháng 1.
Trong cuộc đối đầu, thiết giáp M2 Bradley đã liên tiếp khai hỏa đạn pháo 25 mm vào chiếc T-90M.
Về lý thuyết, pháo 25mm trên thiết giáp M2 Bradley không thể xuyên phá được lớp giáp của T-90M, đặc biệt mặt trước xe.
Tuy nhiên, sau khi hứng vài phát bắn của pháo 25mm của M2 Bradley, tháp pháo của T-90M bắt đầu quay vòng theo chiều kim đồng hồ trong lúc chiếc xe tiếp tục di chuyển và sau đó đâm vào gốc cây và dừng lại.
Điều này khiến kíp lái không thể khai hỏa để bắn trả thiết giáp Ukraine một cách chính xác và biến chiếc T-90M trở thành mục tiêu di động để đối phương "tập bắn".
Từ đầu chiến sự, đã nhiều lần "hội chứng tháp pháo quay tròn" khiến xe tăng T-90M Nga phải bất lực trước các khí tài yếu hơn như vậy.
Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 47 Ukraine hôm 9/5 đăng video lực lượng này triển khai drone góc nhìn thứ nhất (FPV) tự sát tập kích liên tiếp một xe tăng T-90M của đối phương ở mặt trận phía đông.
Đòn thứ hai của drone tạo ra vụ cháy nhỏ và khiến tháp pháo của xe bắt đầu quay vòng.
Xe tăng T-90M của Nga dừng lại một vài giây, dường như do kíp lái đang cố gắng lấy lại kiểm soát, trước khi tiếp tục quay cho tới khi xe tăng ngừng di chuyển, có thể vì động cơ đã được tắt.
Có một vài giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới "hội chứng tháp pháo quay tròn" trên xe tăng T-90M của quân đội Nga khi trúng đạn.
Đầu tiên là đạn pháo hoặc luồng nổ từ drone đối phương đã xuyên qua tháp pháo, làm một thành viên tổ lái thiệt mạng hoặc bị thương và khiến cơ thể người đó ngã đè lên bộ điều khiển, khiến tháp pháo quay vòng theo chiều kim đồng hồ.
Theo chuyên gia Hambling, đã có hình ảnh cho thấy vũ khí sở hữu đầu đạn nhỏ như drone FPV có thể đục được lỗ trên tháp pháo và làm kíp lái bị thương mà không khiến xe tăng bị phá hủy, nên giả thuyết trên là có thể xảy ra về mặt lý thuyết.
Dù vậy, trong nhiều trường hợp xe tăng T-90M gặp "hội chứng tháo pháp quay tròn", toàn bộ thành viên kíp lái sau đó đều thoát ra ngoài an toàn, không ai trông có vẻ bị thương.
"Đây là bằng chứng cho thấy khả năng sống sót tốt của T-90M, cũng như việc không có người nào thiệt mạng hoặc bất tỉnh trong tháp pháo", ông Hambling nhận định.
Tuy nhiên cũng có ý kiến nhận định vấn đề "hội chứng tháp pháo quay tròn" có thể xuất phát từ hệ thống điều khiển hỏa lực của T-90M.
Pháo chính của T-90M có tính năng tự động ngắm, giúp tháp pháo có thể quay để khóa nòng về phía mục tiêu đã chỉ định.
Tài khoản này cho rằng có thể đòn đánh của đối phương đã làm hỏng bộ phận quang học, khiến nó gửi tín hiệu sai cho hệ thống điều khiển hỏa lực và làm tháp pháo quay không kiểm soát.
Bộ cảm biến cảnh báo chiếu xạ laser được đặt bên ngoài thân vỏ xe tăng nên dễ bị hư hại khi trúng hỏa lực, điều có thể khiến nó truyền tín hiệu sai và làm tháp pháo của T-90M quay vòng liên tục.
Khác với các dòng xe tăng trước đó của Nga, T-90M sử dụng động cơ điện để quay tháp pháo thay vì hệ thống thủy lực.
Cơ chế này giúp tăng đáng kể tốc độ quay của tháp pháo.
Chính vì thế, một số ý kiến cho rằng "hội chứng tháp pháo quay tròn", do tác động nhất định vào bộ phận quay thủy lực tháp pháo có thể gây đoản mạch và làm nó hoạt động mất kiểm soát.
Hiện Nga chưa lên tiếng về các thông tin được truyền thông phương Tây đưa ra.
Hiện Nga vẫn đang tăng cường sản xuất xe tăng T-90M và cung cấp cho các lực lượng đang tham chiến tại Ukraine.