Các trang mạng tình hình chiến sự Yemen đang lan truyền hình ảnh gây sốc cảnh xe tăng T-34-85 huyền thoại được sử dụng trong cuộc xung đột khốc liệt tại Yemen. Nguồn ảnh: MilinmeĐiều gây sốc cho tấm ảnh này là việc một binh sĩ cầm chiếc dây nối vào trong tháp pháo của T-34-85 để kích hoạt khẩu pháo thay vì ngồi trong xe “đạp cò bắn”. Nguồn ảnh: MilinmeCó khả năng do chiếc xe tăng T-34-85 đã quá cũ, việc khai hỏa từ bên trong xe không đảm bảo độ an toàn cao đã khiến cho các binh sĩ phải đục tháp pháo, nối dây ra ngoài để giật cò mỗi khi khai hỏa pháo chính 85mm. Nguồn ảnh: MilinmeXe tăng T-34-85 được trang bị khẩu pháo 85mm Zis - trong CTTG 2, đây được xem là một trong những khẩu pháo chống tăng mạnh mẽ nhất và đáng tin cậy nhất. Trong ảnh, cụm khóa nòng pháo 85mm bên trong xe tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Flick RiverPháo 85mm có khả năng xuyên thẳng mặt giáp trước tăng hạng nặng Tiger I của Đức trong CTTG ở khoảnh cách 500m. Ảnh: Vị trí của người nạp đạn trong tháp pháo tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Flick RiverNgày nay, tuy pháo 85mm khó có thể làm “sước sơn” xe tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn đủ gây nguy hiểm cho xe bọc thép, các công sự phòng ngự, bắn phá bộ binh địch. Ảnh: Vị trí của trưởng xa. Nguồn ảnh: Flick RiverĐuôi tháp pháo T-34-85 khá lớn để chứa đạn 85mm cùng liều phóng. Nguồn ảnh: Flick RiverMột số nước trên thế giới như Nga, Việt Nam hiện vẫn duy trì số lượng nhỏ xe tăng T-34-85 sử dụng hoạt động huấn luyện, diễu binh diễu hành… Nhờ được bảo dưỡng thường xuyên mà các xe tăng T-34-85 nhìn chung không đến nỗi mất an toàn như ở Yemen. Nguồn ảnh: WikipediaT-34-85 có thể được xem như là thế hệ 2 của dòng tăng T-34 huyền thoại do Cục thiết kế Kharkov phát triển cho Hồng quân Liên Xô từ cuối những năm 1930. Thế hệ T-34-85 được đưa vào sản xuất từ năm 1944 đến năm 1945 tại Liên Xô với số lượng 22.500 chiếc trong tổng số 57.000 chiếc T-34 được chế tạo. Thậm chí, sau năm 1945, có tới 5.000-6.000 chiếc T-34-85 được sản xuất tại ba Lan và Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: WikipediaSo với thế hệ T-34-76 (T-34 dùng nòng 76mm), T-34-85 được bọc giáp tốt hơn với giáp trước tháp pháo dày tới 90mm và đặc biệt là dùng pháo chính 85mm xuyên thủng 138mm thép cách 100m, 102mm thép bắn cách 1.000m. Nguồn ảnh: Youtube
Các trang mạng tình hình chiến sự Yemen đang lan truyền hình ảnh gây sốc cảnh xe tăng T-34-85 huyền thoại được sử dụng trong cuộc xung đột khốc liệt tại Yemen. Nguồn ảnh: Milinme
Điều gây sốc cho tấm ảnh này là việc một binh sĩ cầm chiếc dây nối vào trong tháp pháo của T-34-85 để kích hoạt khẩu pháo thay vì ngồi trong xe “đạp cò bắn”. Nguồn ảnh: Milinme
Có khả năng do chiếc xe tăng T-34-85 đã quá cũ, việc khai hỏa từ bên trong xe không đảm bảo độ an toàn cao đã khiến cho các binh sĩ phải đục tháp pháo, nối dây ra ngoài để giật cò mỗi khi khai hỏa pháo chính 85mm. Nguồn ảnh: Milinme
Xe tăng T-34-85 được trang bị khẩu pháo 85mm Zis - trong CTTG 2, đây được xem là một trong những khẩu pháo chống tăng mạnh mẽ nhất và đáng tin cậy nhất. Trong ảnh, cụm khóa nòng pháo 85mm bên trong xe tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Flick River
Pháo 85mm có khả năng xuyên thẳng mặt giáp trước tăng hạng nặng Tiger I của Đức trong CTTG ở khoảnh cách 500m. Ảnh: Vị trí của người nạp đạn trong tháp pháo tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Flick River
Ngày nay, tuy pháo 85mm khó có thể làm “sước sơn” xe tăng hiện đại, nhưng sức mạnh của nó vẫn đủ gây nguy hiểm cho xe bọc thép, các công sự phòng ngự, bắn phá bộ binh địch. Ảnh: Vị trí của trưởng xa. Nguồn ảnh: Flick River
Đuôi tháp pháo T-34-85 khá lớn để chứa đạn 85mm cùng liều phóng. Nguồn ảnh: Flick River
Một số nước trên thế giới như Nga, Việt Nam hiện vẫn duy trì số lượng nhỏ xe tăng T-34-85 sử dụng hoạt động huấn luyện, diễu binh diễu hành… Nhờ được bảo dưỡng thường xuyên mà các xe tăng T-34-85 nhìn chung không đến nỗi mất an toàn như ở Yemen. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-34-85 có thể được xem như là thế hệ 2 của dòng tăng T-34 huyền thoại do Cục thiết kế Kharkov phát triển cho Hồng quân Liên Xô từ cuối những năm 1930. Thế hệ T-34-85 được đưa vào sản xuất từ năm 1944 đến năm 1945 tại Liên Xô với số lượng 22.500 chiếc trong tổng số 57.000 chiếc T-34 được chế tạo. Thậm chí, sau năm 1945, có tới 5.000-6.000 chiếc T-34-85 được sản xuất tại ba Lan và Tiệp Khắc. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với thế hệ T-34-76 (T-34 dùng nòng 76mm), T-34-85 được bọc giáp tốt hơn với giáp trước tháp pháo dày tới 90mm và đặc biệt là dùng pháo chính 85mm xuyên thủng 138mm thép cách 100m, 102mm thép bắn cách 1.000m. Nguồn ảnh: Youtube