Được đưa vào biên chế trong Không quân Mỹ vào cuối năm 1983, F-117A Nighthawk là máy bay ném bom đầu tiên trên thế giới, được chế tạo theo thiết kế tàng hình, với mục đích “xuyên thủng” mạng lưới phòng không dày đặc và hiện đại nhất thế giới khi đó của Liên Xô.Các hệ thống phòng không mới của Liên Xô khi đó có khả năng phát hiện và ngăn chặn hầu hết các loại máy bay ném bom chủ lực của Không quân Mỹ như B-52H, B-1B hoặc máy bay chiến thuật F-111, có khả năng bay thấp, bám địa hình.Vào thời điểm đó, Liên Xô đưa vào trang bị một loạt vũ khí phòng không hiện đại như máy bay đánh chặn hạng nặng thế hệ thứ tư MiG-31 và MiG-25PD, được trang bị radar mảng pha đầu tiên trên thế giới, tên lửa không đối không R-33, hệ thống phòng không tầm xa S-300... có khả năng tiêu diệt bất kỳ loại máy bay ném bom nào của Mỹ.Mặc dù có khả năng bị radar sóng dài phát hiện, nhưng đối với hầu hết các hệ thống phòng không của Liên Xô, máy bay ném bom F-117A có khả năng bị phát hiện thấp hơn nhiều, so với những loại máy bay khác mà Mỹ hiện có; khả năng này giúp Không quân Mỹ, thực hiện những đòn tấn công chiến thuật và thậm chí là chiến lược vào lãnh thổ Liên Xô.Thiết kế đầu tiên của oanh tạc cơ F-117A là để ném bom hạt nhân B57 và B61, nên buồng lái của nó trang bị bảng điều khiển và giám sát, dùng để ném bom hạt nhân (AMAC).Để tăng khả năng cho F-117A, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô, các đơn vị F-117A phải nhận được thông tin tình báo về vị trí của hệ thống phòng không của Liên Xô và lập đường bay tỉ mỉ, để tránh các mối đe dọa tiềm tàng, nhất là tránh các trạm radar sóng dài, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình.Để tiến công lãnh thổ Liên Xô, những chiếc F-117A chủ yếu sẽ cất cánh từ châu Âu, bay qua lãnh thổ của các nước thuộc Khối Warszawa trước khi đến được vị trí ném bom. Trong quá trình bay, F-117A phải đối mặt với tên lửa phòng không S-300, máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc Su-27 tiên tiến hơn.F-117A sử dụng bom hạt nhân chiến thuật B57 hoặc B61, được chế tạo để tấn công các mục tiêu như nơi tập trung sinh lực hoặc các căn cứ quân sự. F-117A sử dụng phương pháp ném bom “chậm”, tức là những quả bom chiến thuật sẽ được lắp thêm dù và cài chế độ nổ chậm, đủ thời gian để F-117A thoát khỏi khu vực nguy hiểm.Mặc dù F-117A là một trong những máy bay ném bom có tốc độ chậm nhất thế giới và không thể đạt tốc độ Mach 1, nhưng tốc độ này lại cho phép nó bay tương đối thấp, để né tránh tốt hơn các hệ thống phòng thủ và radar của đối phương.Đồng thời khi bay thấp, giúp F-117A khi ném bom không bị phát hiện, vì khi máy bay mở cửa khoang bom, sẽ bị radar của Liên Xô phát hiện ngay lập tức; mặc dù ném bom hạt nhân ở độ cao thấp, là thao tác nguy hiểm với những máy bay tàng hình có tốc độ thấp như F-117A.Mặc dù được chế tạo để xuyên thủng hệ thống phòng không của Liên Xô, nhưng cuộc chiến mà F-117A tham chiến thực sự với quy mô lớn đầu tiên là Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1991). Vũ khí nó sử dụng không phải là bom hạt nhân, mà là bom thông thường; điều này cho thấy, nhiệm vụ của F-117A đã được thay đổi.Mặc dù có tính năng tàng hình, nhưng trước khi đưa F-117A bước vào chiến đấu, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, những đài radar có bước sóng dài của Iraq, đã bị vô hiệu hóa bởi trực thăng tấn công bay thấp và tên lửa hành trình Tomahawk; do vậy phòng không Iraq không còn phương tiện gì để phát hiện F-117A, nên F-117A mới có thể tự do ra vào không phận Iraq.Trên thực tế, Iraq thiếu các hệ thống phòng không tiên tiến như S-200, S-300, MiG-31, Su-27. Điều này có nghĩa là F-117A, vốn được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn, nên hầu như không gặp khó khăn gì khi đối mặt với tên lửa đất đối không và radar của một quốc gia yếu hơn nhiều.Bên cạnh đó, trong quá trình chiến đấu tại chiến trường Iraq, F-117A đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của các máy bay tác chiến điện tử F-4G. Những chiếc F-4G được trang bị tên lửa chống bức xạ, được phát triển đặc biệt, để chế áp hệ thống phòng không.Do giá thành của F-117A rất cao, nên chỉ có 59 chiếc được sản xuất. Cuối cùng, do chi phí sử dụng quá cao và khả năng tàng hình tương đối hạn chế, nên F-117A đã hoàn toàn bị cho loại biên từ sau năm 2008. Mặc dù khi đó, Mỹ thiếu loại máy bay tàng hình, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến thuật.Phải đến năm 2015, Không quân Mỹ mới đưa vào biên chế máy bay tiến công chung F-35, có khả năng tàng hình tương tự F-117A, nhưng F-35 có tốc độ nhanh hơn, hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và chi phí chiến đấu thấp hơn. F-35 hoàn toàn có khả năng thay thế vai trò của F-117A để lại. Mặc dù F-35 chưa sẵn sàng cho khả năng chiến đấu cường độ cao, nhưng đây vẫn là tiêm kích tàng hình chiến thuật, có khả năng mang vũ khí hạt nhân thứ hai của Mỹ, sau máy bay ném bom F-117A. Nguồn ảnh: USAF. Lý do máy bay ném bom F-117 Nighthawk có khả năng "chọc mù mắt" mọi hệ thống radar của đối phương. Nguồn: Smithsonian.
Được đưa vào biên chế trong Không quân Mỹ vào cuối năm 1983, F-117A Nighthawk là máy bay ném bom đầu tiên trên thế giới, được chế tạo theo thiết kế tàng hình, với mục đích “xuyên thủng” mạng lưới phòng không dày đặc và hiện đại nhất thế giới khi đó của Liên Xô.
Các hệ thống phòng không mới của Liên Xô khi đó có khả năng phát hiện và ngăn chặn hầu hết các loại máy bay ném bom chủ lực của Không quân Mỹ như B-52H, B-1B hoặc máy bay chiến thuật F-111, có khả năng bay thấp, bám địa hình.
Vào thời điểm đó, Liên Xô đưa vào trang bị một loạt vũ khí phòng không hiện đại như máy bay đánh chặn hạng nặng thế hệ thứ tư MiG-31 và MiG-25PD, được trang bị radar mảng pha đầu tiên trên thế giới, tên lửa không đối không R-33, hệ thống phòng không tầm xa S-300... có khả năng tiêu diệt bất kỳ loại máy bay ném bom nào của Mỹ.
Mặc dù có khả năng bị radar sóng dài phát hiện, nhưng đối với hầu hết các hệ thống phòng không của Liên Xô, máy bay ném bom F-117A có khả năng bị phát hiện thấp hơn nhiều, so với những loại máy bay khác mà Mỹ hiện có; khả năng này giúp Không quân Mỹ, thực hiện những đòn tấn công chiến thuật và thậm chí là chiến lược vào lãnh thổ Liên Xô.
Thiết kế đầu tiên của oanh tạc cơ F-117A là để ném bom hạt nhân B57 và B61, nên buồng lái của nó trang bị bảng điều khiển và giám sát, dùng để ném bom hạt nhân (AMAC).
Để tăng khả năng cho F-117A, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô, các đơn vị F-117A phải nhận được thông tin tình báo về vị trí của hệ thống phòng không của Liên Xô và lập đường bay tỉ mỉ, để tránh các mối đe dọa tiềm tàng, nhất là tránh các trạm radar sóng dài, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình.
Để tiến công lãnh thổ Liên Xô, những chiếc F-117A chủ yếu sẽ cất cánh từ châu Âu, bay qua lãnh thổ của các nước thuộc Khối Warszawa trước khi đến được vị trí ném bom. Trong quá trình bay, F-117A phải đối mặt với tên lửa phòng không S-300, máy bay chiến đấu MiG-29 hoặc Su-27 tiên tiến hơn.
F-117A sử dụng bom hạt nhân chiến thuật B57 hoặc B61, được chế tạo để tấn công các mục tiêu như nơi tập trung sinh lực hoặc các căn cứ quân sự. F-117A sử dụng phương pháp ném bom “chậm”, tức là những quả bom chiến thuật sẽ được lắp thêm dù và cài chế độ nổ chậm, đủ thời gian để F-117A thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Mặc dù F-117A là một trong những máy bay ném bom có tốc độ chậm nhất thế giới và không thể đạt tốc độ Mach 1, nhưng tốc độ này lại cho phép nó bay tương đối thấp, để né tránh tốt hơn các hệ thống phòng thủ và radar của đối phương.
Đồng thời khi bay thấp, giúp F-117A khi ném bom không bị phát hiện, vì khi máy bay mở cửa khoang bom, sẽ bị radar của Liên Xô phát hiện ngay lập tức; mặc dù ném bom hạt nhân ở độ cao thấp, là thao tác nguy hiểm với những máy bay tàng hình có tốc độ thấp như F-117A.
Mặc dù được chế tạo để xuyên thủng hệ thống phòng không của Liên Xô, nhưng cuộc chiến mà F-117A tham chiến thực sự với quy mô lớn đầu tiên là Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1991). Vũ khí nó sử dụng không phải là bom hạt nhân, mà là bom thông thường; điều này cho thấy, nhiệm vụ của F-117A đã được thay đổi.
Mặc dù có tính năng tàng hình, nhưng trước khi đưa F-117A bước vào chiến đấu, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, những đài radar có bước sóng dài của Iraq, đã bị vô hiệu hóa bởi trực thăng tấn công bay thấp và tên lửa hành trình Tomahawk; do vậy phòng không Iraq không còn phương tiện gì để phát hiện F-117A, nên F-117A mới có thể tự do ra vào không phận Iraq.
Trên thực tế, Iraq thiếu các hệ thống phòng không tiên tiến như S-200, S-300, MiG-31, Su-27. Điều này có nghĩa là F-117A, vốn được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn, nên hầu như không gặp khó khăn gì khi đối mặt với tên lửa đất đối không và radar của một quốc gia yếu hơn nhiều.
Bên cạnh đó, trong quá trình chiến đấu tại chiến trường Iraq, F-117A đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của các máy bay tác chiến điện tử F-4G. Những chiếc F-4G được trang bị tên lửa chống bức xạ, được phát triển đặc biệt, để chế áp hệ thống phòng không.
Do giá thành của F-117A rất cao, nên chỉ có 59 chiếc được sản xuất. Cuối cùng, do chi phí sử dụng quá cao và khả năng tàng hình tương đối hạn chế, nên F-117A đã hoàn toàn bị cho loại biên từ sau năm 2008. Mặc dù khi đó, Mỹ thiếu loại máy bay tàng hình, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến thuật.
Phải đến năm 2015, Không quân Mỹ mới đưa vào biên chế máy bay tiến công chung F-35, có khả năng tàng hình tương tự F-117A, nhưng F-35 có tốc độ nhanh hơn, hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và chi phí chiến đấu thấp hơn. F-35 hoàn toàn có khả năng thay thế vai trò của F-117A để lại.
Mặc dù F-35 chưa sẵn sàng cho khả năng chiến đấu cường độ cao, nhưng đây vẫn là tiêm kích tàng hình chiến thuật, có khả năng mang vũ khí hạt nhân thứ hai của Mỹ, sau máy bay ném bom F-117A. Nguồn ảnh: USAF.
Lý do máy bay ném bom F-117 Nighthawk có khả năng "chọc mù mắt" mọi hệ thống radar của đối phương. Nguồn: Smithsonian.