Lực lượng xe tăng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á có thể nói được xếp hàng top với số lượng lớn, đặc biệt là đã trải qua thực tiễn chiến trường đúc kết được vô số kinh nghiệm về tác chiến sử dụng xe tăng trên chiến trường. Thực tiễn chiến đấu là thứ mà lực lượng tăng – thiết giáp đa số các nước Đông Nam Á thiếu vắng.Chưa có thống kê mang tính chính thống nào về số lượng, chủng loại các loại xe tăng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dẫu vậy, theo dự đoán của Hiệp hội An ninh Toàn cầu (Global Security) trang bị Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 1.200-1.300 chiếc xe tăng các loại do Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: QPVNChiếm số lượng đông đảo nhất là các xe tăng T-54 và T-55 do Liên Xô cung cấp trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Đứng thứ nhì là các xe tăng Type 59 do Trung Quốc sản xuất theo mẫu T-54B của Liên Xô. Cơ bản thì Type 59 so với T-54 hầu như không có mấy khác biệt về ngoại hình cũng như tính năng kỹ chiến thuật.Các xe tăng T-54/55 nặng khoảng 36 tấn, bọc giáp dày từ 70-200mm ở tùy từng vị trí, trang bị khẩu pháo rãnh xoắn D-10T2S 100mm có hệ thống ổn định (cho phép bắn khi đang di chuyển). Nguồn ảnh: Binh chủng Tăng – thiết giápCho tới thời điểm hiện tại, nhìn chung các xe tăng T-54/55 và cả Type 59 của Việt Nam đều đã bị coi là quá lỗi thời, lạc hậu. Chính vì thế, suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã tự lực hiện đại hóa xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: QPVNMột trong những dự án hiện đại hóa điển hình là T-54M3 – hợp tác với Israel nâng cấp thêm giáp phản ứng nổ, thay pháo chính bằng khẩu 105mm M68 rãnh xoắn bắn được tên lửa chống tăng, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại…Đáng chú ý, Việt Nam còn có một số lượng nhỏ (khoảng 100 chiếc) xe tăng T-62. Những chiếc tăng quý giá này nằm trong hợp đồng vũ khí đầu tiên mà Việt Nam ký mua của Liên Xô năm 1979.So với T-54/55, T-62 hiện đại hơn với hệ thống pháo nòng trơn 115mm U-5TS có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng cũng như sở hữu những quả đạn xuyên giáp tốt hơn. Nguồn ảnh: Báo QĐNDSuốt từ năm 1979 tới nay, T-62 được coi là mẫu xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaTuy vậy, kể từ năm nay (2017), T-62 chính thức mất ngôi “hiện đại nhất” về tay xe tăng T-90S. Theo báo cáo của Uralvagonzavod, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 64 chiếc xe tăng T-90S và T-90K – những chiếc xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: WikipediaTuy số lượng ít, nhưng đây là sự bổ sung đáng giá cho lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam vốn bị coi là lạc hậu kể từ sau những năm 1990. Thực tế đã chứng minh chỉ cần một nhúm nhỏ xe tăng T-90, tình hình chiến trường có thể có những đột phá. Mà cuộc chiến Syria là minh chứng rõ ràng, Nga hiện chỉ cung cung cấp cho Quân đội Syria ước chừng 20-30 chiếc nhưng đã giúp họ lật ngược tình thế trên chiến trường, từ thế bị động sang chủ động, liên tục dồn ép phiến quân. Nguồn ảnh: WikipediaSo với T-54/55 hay T-62, T-90 ở một đẳng cấp vượt xa hàng chục năm về hỏa lực, giáp bảo vệ, hệ thống kiểm soát hỏa lực, tính cơ động. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng, Việt Nam còn có trong biên chế khoảng 300-400 chiếc xe tăng hạng nhẹ PT-76 và K63-85 (Trung Quốc sản xuất). Các xe này chủ yếu trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp hoạt động ở vùng nhiều sông ngòi, phòng thủ hải đảo. Nguồn ảnh: QPVNĐã từng xuất hiện thông tin, Việt Nam tính tới phương án mua pháo tự hành 2S25 Sprut-SD thay thế vai trò xe tăng PT-76 trong lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam. Hi vọng sau T-90, chúng ta sẽ có tin vui cho hải quân đánh bộ. Nguồn ảnh: QPVN
Lực lượng xe tăng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á có thể nói được xếp hàng top với số lượng lớn, đặc biệt là đã trải qua thực tiễn chiến trường đúc kết được vô số kinh nghiệm về tác chiến sử dụng xe tăng trên chiến trường. Thực tiễn chiến đấu là thứ mà lực lượng tăng – thiết giáp đa số các nước Đông Nam Á thiếu vắng.
Chưa có thống kê mang tính chính thống nào về số lượng, chủng loại các loại xe tăng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dẫu vậy, theo dự đoán của Hiệp hội An ninh Toàn cầu (Global Security) trang bị Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 1.200-1.300 chiếc xe tăng các loại do Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: QPVN
Chiếm số lượng đông đảo nhất là các xe tăng T-54 và T-55 do Liên Xô cung cấp trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đứng thứ nhì là các xe tăng Type 59 do Trung Quốc sản xuất theo mẫu T-54B của Liên Xô. Cơ bản thì Type 59 so với T-54 hầu như không có mấy khác biệt về ngoại hình cũng như tính năng kỹ chiến thuật.
Các xe tăng T-54/55 nặng khoảng 36 tấn, bọc giáp dày từ 70-200mm ở tùy từng vị trí, trang bị khẩu pháo rãnh xoắn D-10T2S 100mm có hệ thống ổn định (cho phép bắn khi đang di chuyển). Nguồn ảnh: Binh chủng Tăng – thiết giáp
Cho tới thời điểm hiện tại, nhìn chung các xe tăng T-54/55 và cả Type 59 của Việt Nam đều đã bị coi là quá lỗi thời, lạc hậu. Chính vì thế, suốt nhiều năm qua, Việt Nam đã tự lực hiện đại hóa xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: QPVN
Một trong những dự án hiện đại hóa điển hình là T-54M3 – hợp tác với Israel nâng cấp thêm giáp phản ứng nổ, thay pháo chính bằng khẩu 105mm M68 rãnh xoắn bắn được tên lửa chống tăng, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại…
Đáng chú ý, Việt Nam còn có một số lượng nhỏ (khoảng 100 chiếc) xe tăng T-62. Những chiếc tăng quý giá này nằm trong hợp đồng vũ khí đầu tiên mà Việt Nam ký mua của Liên Xô năm 1979.
So với T-54/55, T-62 hiện đại hơn với hệ thống pháo nòng trơn 115mm U-5TS có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng cũng như sở hữu những quả đạn xuyên giáp tốt hơn. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Suốt từ năm 1979 tới nay, T-62 được coi là mẫu xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vậy, kể từ năm nay (2017), T-62 chính thức mất ngôi “hiện đại nhất” về tay xe tăng T-90S. Theo báo cáo của Uralvagonzavod, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 64 chiếc xe tăng T-90S và T-90K – những chiếc xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy số lượng ít, nhưng đây là sự bổ sung đáng giá cho lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam vốn bị coi là lạc hậu kể từ sau những năm 1990. Thực tế đã chứng minh chỉ cần một nhúm nhỏ xe tăng T-90, tình hình chiến trường có thể có những đột phá. Mà cuộc chiến Syria là minh chứng rõ ràng, Nga hiện chỉ cung cung cấp cho Quân đội Syria ước chừng 20-30 chiếc nhưng đã giúp họ lật ngược tình thế trên chiến trường, từ thế bị động sang chủ động, liên tục dồn ép phiến quân. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với T-54/55 hay T-62, T-90 ở một đẳng cấp vượt xa hàng chục năm về hỏa lực, giáp bảo vệ, hệ thống kiểm soát hỏa lực, tính cơ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng, Việt Nam còn có trong biên chế khoảng 300-400 chiếc xe tăng hạng nhẹ PT-76 và K63-85 (Trung Quốc sản xuất). Các xe này chủ yếu trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp hoạt động ở vùng nhiều sông ngòi, phòng thủ hải đảo. Nguồn ảnh: QPVN
Đã từng xuất hiện thông tin, Việt Nam tính tới phương án mua pháo tự hành 2S25 Sprut-SD thay thế vai trò xe tăng PT-76 trong lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam. Hi vọng sau T-90, chúng ta sẽ có tin vui cho hải quân đánh bộ. Nguồn ảnh: QPVN