Hình ảnh đăng trên trang livestream San Diego Webcam cho thấy, tàu tàu ngầm "sói biển" Mỹ trị giá 8 tỷ USD mang tên USS Connecticut của Mỹ tiến vào cảng San Diego hôm 12/12 với phần mũi vỡ nát và hệ thống định vị thủy âm (sonar) trơ trọi do không được lắp mũi thép che tạm sau sự cố.Đây là hình ảnh đầu tiên cho thấy hư hại của tàu ngầm USS Connecticut sau vụ đâm núi ngầm dưới Biển Đông hôm 2/10/2021.Hải quân Mỹ xác nhận USS Connecticut đã cập cảng San Diego, nhưng không tiết lộ thông tin về hành trình và mức độ hư hỏng của tàu."Chiến hạm đang trong tình trạng an toàn và ổn định", Trung tá Cindy Fields, phát ngôn viên lực lượng tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ, cho hay.Hành trình từ Guam đến San Diego dài hơn 9.200 km, so với hơn 8.900 km nếu USS Connecticut di chuyển đến cảng nhà ở bang Washington.Tuy nhiên, San Diego được chọn làm điểm dừng chân đầu tiên của tàu ngầm do chặng đường này đi gần nhiều đảo có căn cứ quân sự Mỹ, cho phép USS Connecticut cập cảng nếu gặp tình huống bất trắc. Một trong những căn cứ tàu ngầm chủ lực của Mỹ cũng được đặt tại thành phố cảng này.Giới chuyên gia quân sự nhận định hư hại nặng và không được lắp vòm che sonar khiến tàu ngầm Mỹ phải vượt qua quãng đường hơn 9.200 km trong trạng thái nổi, gây nhiều khó khăn cho thủy thủ đoàn và buộc hải quân Mỹ triển khai chiến hạm hộ tống.USS Connecticut không được lắp mũi thép để bảo đảm độ kín nước và độ nổi như sau sự cố tàu ngầm USS San Francisco đâm núi ngầm ngoài khơi Guam năm 2005, do hòn đảo không còn cơ sở hạ tầng và nhân lực đủ sức thực hiện công tác sửa chữa phức tạp như vậy.Tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông hồi đầu tháng 10-2021, khiến 11 thủy thủ bị thương và phải di chuyển trong trạng thái nổi suốt một tuần về căn cứ Guam.Tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ Karl Thomas hồi đầu tháng ra lệnh cách chức ba sĩ quan cấp cao của tàu ngầm USS Connecticut gồm hạm trưởng Cameron Aljilani, hạm phó Patrick Cashin và trợ lý hạm trưởng Cory Rogers với lý do "mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo" do sự cố này.Hải quân Mỹ chưa công bố chi tiết cuộc điều tra, nhưng tư lệnh Lực lượng Tàu ngầm Mỹ William Houston hôm 17/11 ám chỉ giới chức đã nắm được nguyên nhân va chạm và đang tìm cách phổ biến bài học cho toàn bộ lực lượng tàu ngầm Mỹ.Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.Tàu ngầm lớp Seawolf ra đời từ cuộc khủng hoảng của hải quân Mỹ cuối thập niên 1980. Đó là lúc Liên Xô phát triển tàu ngầm Đề án 941 Schuka-B có độ ồn thấp hơn hẳn các thế hệ trước, cùng khả năng lặn sâu gấp ba lần lớp Los Angeles tối tân của Mỹ thời điểm đó.Việc hoạt động ít gây ra tiếng ồn được coi là yếu tố tối quan trọng để đánh giá sức mạnh của một tàu ngầm khi hoạt động trên đại dương.Để đối phó với mối đe dọa từ tàu ngầm lớp Schuka-B, Mỹ từ năm 1982 bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf.Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf được trang bị vỏ hợp kim thép HY-100 dày lên tới 5 cm, nhằm tăng khả năng chịu áp suất ở độ sâu lớn lên tới 600 m, ngang ngửa tàu ngầm lặn sâu nhất của Liên Xô.Trong suốt thời gian dài, tàu ngầm USS Seawolf luôn có biệt danh "sát thủ săn ngầm dưới đáy đại dương" bởi uy lực và nhiệm vụ của nó, do loại tàu này được chế tạo với mục đích truy sát các tàu ngầm nguyên tử của đối phương.Mặc dù không được phát triển rộng rãi, nhưng đội tàu ngầm lớp Seawolf lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ưu thế dưới nước của Hải quân Mỹ.Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf giúp Hải quân Mỹ có được năng lực vượt trội mà ngay cả tàu ngầm lớp Virginia mới nhất hiện nay của họ cũng không có được.Mỹ đặt mục tiêu đóng tổng cộng 29 tàu ngầm lớp Seawolf, mỗi chiếc có giá 3 tỷ USD thời điểm đó, tương đương 8,5 tỷ USD hiện nay.Dự án sau đó bị rút xuống còn 12 chiếc với tổng chi phí gần 34 tỷ USD, nhưng vẫn bị chê là quá đắt đỏ với chính phủ Mỹ, nhất là khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.Với chi phí quá lớn, chương trình chỉ dừng ở 3 chiếc, gồm USS Seawolf được đưa vào biên chế năm 1997, USS Connecticut sau đó một năm và USS Jimmy Carter năm 2005.Dù phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf lại được trang bị hệ thống điện tử tối tân, sau đó Mỹ tiếp tục nâng cấp để bắp kịp với xu thế thời đại.Về kích thước, hai tàu ngầm Seawolf đầu tiên dài 107,6 m và rộng 12 m, có lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn. Chiếc thứ ba là USS Jimmy Carter được kéo dài thêm 30 m, bổ sung khoang tác chiến đa nhiệm (MMP) có khả năng triển khai tàu lặn điều khiển từ xa và đặc nhiệm hải quân, nâng lượng giãn nước khi lặn lên 12.150Mỗi tàu ngầm lớp Seawolf hoạt động nhờ một lò phản ứng hạt nhân S6W, giúp tạo ra công suất hơn 52.000 mã lực.Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên của Mỹ sử dụng hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet), tính năng sau này được ứng dụng trên lớp Virginia tối tân.Tàu ngầm lớp Seawolf có tốc độ tối đa 65 km/h, cùng khả năng duy trì hoạt động yên lặng ở tốc độ tới 37 km/h.Khi cần hoạt động bí mật, tàu ngầm lớp Seawolf sẽ duy trì tốc độ khoảng 20 hải lý/h mà không tạo ra tiếng ồn quá lớn, khiến cho đối phương không thể phát hiện ra chúng.Cảm biến chính của lớp Seawolf là hệ thống định vị thủy âm (sonar) BQQ-5D, gồm một sonar chủ động/thụ động hình cầu có đường kính 7,3 m ở mũi, cùng hàng loạt cụm sonar khẩu độ rộng ở hai bên thân. Phía đuôi tàu được lắp hệ thống sonar kéo TB-29A, cùng cụm trinh sát BQS-24 để phát hiện các vật thể ở gần như thủy lôi.Với nhiệm vụ ban đầu là săn lùng tàu ngầm hạt nhân đối phương ở độ sâu lớn, nên lớp Seawolf được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi, gấp đôi các thế hệ trước đó.Mỗi tàu có thể mang 50 quả đạn gồm ngư lôi hạng nặng Mark 48, tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk và thủy lôi.Hải quân Mỹ tuyên bố lớp Seawolf có độ ồn thấp hơn 10 lần lớp Los Angeles cải tiến, hoặc 70 lần so với phiên bản Los Angeles nguyên gốc. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho uy lực lớn là chi phí chế tạo rất cao.Với khả năng hoạt động yên lặng, cả ba tàu ngầm lớp Seawolf đang được Mỹ tận dụng tối đa cho nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo và tuần tra dưới các vùng biển quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong mọi chiến lược của hải quân Mỹ.
Hình ảnh đăng trên trang livestream San Diego Webcam cho thấy, tàu tàu ngầm "sói biển" Mỹ trị giá 8 tỷ USD mang tên USS Connecticut của Mỹ tiến vào cảng San Diego hôm 12/12 với phần mũi vỡ nát và hệ thống định vị thủy âm (sonar) trơ trọi do không được lắp mũi thép che tạm sau sự cố.
Đây là hình ảnh đầu tiên cho thấy hư hại của tàu ngầm USS Connecticut sau vụ đâm núi ngầm dưới Biển Đông hôm 2/10/2021.
Hải quân Mỹ xác nhận USS Connecticut đã cập cảng San Diego, nhưng không tiết lộ thông tin về hành trình và mức độ hư hỏng của tàu.
"Chiến hạm đang trong tình trạng an toàn và ổn định", Trung tá Cindy Fields, phát ngôn viên lực lượng tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ, cho hay.
Hành trình từ Guam đến San Diego dài hơn 9.200 km, so với hơn 8.900 km nếu USS Connecticut di chuyển đến cảng nhà ở bang Washington.
Tuy nhiên, San Diego được chọn làm điểm dừng chân đầu tiên của tàu ngầm do chặng đường này đi gần nhiều đảo có căn cứ quân sự Mỹ, cho phép USS Connecticut cập cảng nếu gặp tình huống bất trắc. Một trong những căn cứ tàu ngầm chủ lực của Mỹ cũng được đặt tại thành phố cảng này.
Giới chuyên gia quân sự nhận định hư hại nặng và không được lắp vòm che sonar khiến tàu ngầm Mỹ phải vượt qua quãng đường hơn 9.200 km trong trạng thái nổi, gây nhiều khó khăn cho thủy thủ đoàn và buộc hải quân Mỹ triển khai chiến hạm hộ tống.
USS Connecticut không được lắp mũi thép để bảo đảm độ kín nước và độ nổi như sau sự cố tàu ngầm USS San Francisco đâm núi ngầm ngoài khơi Guam năm 2005, do hòn đảo không còn cơ sở hạ tầng và nhân lực đủ sức thực hiện công tác sửa chữa phức tạp như vậy.
Tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông hồi đầu tháng 10-2021, khiến 11 thủy thủ bị thương và phải di chuyển trong trạng thái nổi suốt một tuần về căn cứ Guam.
Tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ Karl Thomas hồi đầu tháng ra lệnh cách chức ba sĩ quan cấp cao của tàu ngầm USS Connecticut gồm hạm trưởng Cameron Aljilani, hạm phó Patrick Cashin và trợ lý hạm trưởng Cory Rogers với lý do "mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo" do sự cố này.
Hải quân Mỹ chưa công bố chi tiết cuộc điều tra, nhưng tư lệnh Lực lượng Tàu ngầm Mỹ William Houston hôm 17/11 ám chỉ giới chức đã nắm được nguyên nhân va chạm và đang tìm cách phổ biến bài học cho toàn bộ lực lượng tàu ngầm Mỹ.
Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công đắt nhất thế giới với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.
Tàu ngầm lớp Seawolf ra đời từ cuộc khủng hoảng của hải quân Mỹ cuối thập niên 1980. Đó là lúc Liên Xô phát triển tàu ngầm Đề án 941 Schuka-B có độ ồn thấp hơn hẳn các thế hệ trước, cùng khả năng lặn sâu gấp ba lần lớp Los Angeles tối tân của Mỹ thời điểm đó.
Việc hoạt động ít gây ra tiếng ồn được coi là yếu tố tối quan trọng để đánh giá sức mạnh của một tàu ngầm khi hoạt động trên đại dương.
Để đối phó với mối đe dọa từ tàu ngầm lớp Schuka-B, Mỹ từ năm 1982 bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf được trang bị vỏ hợp kim thép HY-100 dày lên tới 5 cm, nhằm tăng khả năng chịu áp suất ở độ sâu lớn lên tới 600 m, ngang ngửa tàu ngầm lặn sâu nhất của Liên Xô.
Trong suốt thời gian dài, tàu ngầm USS Seawolf luôn có biệt danh "sát thủ săn ngầm dưới đáy đại dương" bởi uy lực và nhiệm vụ của nó, do loại tàu này được chế tạo với mục đích truy sát các tàu ngầm nguyên tử của đối phương.
Mặc dù không được phát triển rộng rãi, nhưng đội tàu ngầm lớp Seawolf lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ưu thế dưới nước của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf giúp Hải quân Mỹ có được năng lực vượt trội mà ngay cả tàu ngầm lớp Virginia mới nhất hiện nay của họ cũng không có được.
Mỹ đặt mục tiêu đóng tổng cộng 29 tàu ngầm lớp Seawolf, mỗi chiếc có giá 3 tỷ USD thời điểm đó, tương đương 8,5 tỷ USD hiện nay.
Dự án sau đó bị rút xuống còn 12 chiếc với tổng chi phí gần 34 tỷ USD, nhưng vẫn bị chê là quá đắt đỏ với chính phủ Mỹ, nhất là khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.
Với chi phí quá lớn, chương trình chỉ dừng ở 3 chiếc, gồm USS Seawolf được đưa vào biên chế năm 1997, USS Connecticut sau đó một năm và USS Jimmy Carter năm 2005.
Dù phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf lại được trang bị hệ thống điện tử tối tân, sau đó Mỹ tiếp tục nâng cấp để bắp kịp với xu thế thời đại.
Về kích thước, hai tàu ngầm Seawolf đầu tiên dài 107,6 m và rộng 12 m, có lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn. Chiếc thứ ba là USS Jimmy Carter được kéo dài thêm 30 m, bổ sung khoang tác chiến đa nhiệm (MMP) có khả năng triển khai tàu lặn điều khiển từ xa và đặc nhiệm hải quân, nâng lượng giãn nước khi lặn lên 12.150
Mỗi tàu ngầm lớp Seawolf hoạt động nhờ một lò phản ứng hạt nhân S6W, giúp tạo ra công suất hơn 52.000 mã lực.
Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên của Mỹ sử dụng hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet), tính năng sau này được ứng dụng trên lớp Virginia tối tân.
Tàu ngầm lớp Seawolf có tốc độ tối đa 65 km/h, cùng khả năng duy trì hoạt động yên lặng ở tốc độ tới 37 km/h.
Khi cần hoạt động bí mật, tàu ngầm lớp Seawolf sẽ duy trì tốc độ khoảng 20 hải lý/h mà không tạo ra tiếng ồn quá lớn, khiến cho đối phương không thể phát hiện ra chúng.
Cảm biến chính của lớp Seawolf là hệ thống định vị thủy âm (sonar) BQQ-5D, gồm một sonar chủ động/thụ động hình cầu có đường kính 7,3 m ở mũi, cùng hàng loạt cụm sonar khẩu độ rộng ở hai bên thân. Phía đuôi tàu được lắp hệ thống sonar kéo TB-29A, cùng cụm trinh sát BQS-24 để phát hiện các vật thể ở gần như thủy lôi.
Với nhiệm vụ ban đầu là săn lùng tàu ngầm hạt nhân đối phương ở độ sâu lớn, nên lớp Seawolf được trang bị tới 8 ống phóng ngư lôi, gấp đôi các thế hệ trước đó.
Mỗi tàu có thể mang 50 quả đạn gồm ngư lôi hạng nặng Mark 48, tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk và thủy lôi.
Hải quân Mỹ tuyên bố lớp Seawolf có độ ồn thấp hơn 10 lần lớp Los Angeles cải tiến, hoặc 70 lần so với phiên bản Los Angeles nguyên gốc. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho uy lực lớn là chi phí chế tạo rất cao.
Với khả năng hoạt động yên lặng, cả ba tàu ngầm lớp Seawolf đang được Mỹ tận dụng tối đa cho nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo và tuần tra dưới các vùng biển quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong mọi chiến lược của hải quân Mỹ.