Đồng chí Phùng Quang Thanh là một vị tướng trưởng thành từ chiến trường. Với xuất phát điểm là chiến sĩ, đồng chí Phùng Quang Thanh đã không ngừng phấn đấu, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ.Trong giai đoạn từ năm 1967 tới năm 1970, đồng chí Phùng Quang Thanh giữ chức vụ chiến sĩ, Tiểu đội phó rồi Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Từ năm 1970 cho tới tháng 10/1971, đồng chí giữ chức vụ Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó rồi Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.Cũng trong giai đoạn này, đồng chí cùng đơn vị của mình đã tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Trong số ra ngày 4/8/1971, nhà báo Đức Toại đã cho đăng tải hai bức hình của đồng chí Phùng Quang Thanh, vào thời điểm chiến trường khốc liệt nhất.Những hình ảnh của nhà báo Đức Toại đã ghi lại khoảnh khắc chiến đấu kiên cường của đồng chí Phùng Quang Thanh, là động lực để sau này nhà báo tìm tới quê hương của đồng chí ở Mê Linh, để tìm hiểu cặn kẽ về hoàn cảnh gia đình và tuổi thơ của người chiến sĩ này.Câu chuyện của nhà báo Đức Toại, về một người lính đi lên từ vị trí chiến sĩ, với tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại khó, đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ quân nhân sau này.Dưới sự lột tả của Đức Toại, độc giả hiểu được quá trình chiến đấu gan dạ của chiến sĩ Phùng Quang Thanh ở giữa nơi mưa bom bão đạn, cùng với lời hứa mà đồng chí đã dành cho bố "Con sẽ xứng đáng với bố và các đồng chí của bố".Tờ Quân đội Nhân dân có đăng, đồng chí Phùng Quang Thanh đã có tới hai lần bị từ chối nhập ngũ, do chưa đủ tuổi và thuộc diện gia đình chính sách, với bố là liệt sĩ bị giặc bắn trong kháng chiến chống Pháp, bản thân đồng chí lại là con trai duy nhất trong gia đình.Tuy nhiên, với tinh thần xung phong hăng hái, chàng trai trẻ cuối cùng đã thuyết phục được bí thư đảng ủy xã, để được phép gia nhập quân đội, cầm súng ra chiến trường, phấn đấu làm được một chiến sĩ trong tiểu đội Bùi Ngọc Đủ như những gì anh hằng tâm niệm lúc ngồi trên ghế nhà trường.Với nhiều trận đánh liên tiếp, đồng chí Phùng Quang Thanh đã thể hiện tinh thần chiến đấu hết sức gan dạ. Ngay cả khi bị thương, đồng chí cũng quyết không rời bỏ trận địa, chiến đấu tới lúc ngất đi. Chỉ 20 ngày sau khi vết thương lành, đồng chí lại quay trở lại chiến trường, trực tiếp chiến đấu ở những nơi ác liệt nhất, gian khổ nhất.Sau này, khi đã là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong một lần nhà báo Đức Toại bay từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo Văn phòng Bộ Quốc phòng đón và mời nhà báo Đức Toại vào Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng.Khi gặp lại nhà báo Đức Toại, đồng chí Phùng Quang Thanh khi đó dù mang quân hàm Đại tướng, vẫn xúc động gọi nhà báo là "thủ trưởng", vì khi còn trong mặt trận, Đại tướng Phùng Quang Thanh mới chỉ đeo quân hàm Thượng sĩ, còn nhà báo Đức Toại lúc đó đã là Thiếu tá. Ảnh: QĐND/TL. Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần. Nguồn: THĐT1.
Đồng chí Phùng Quang Thanh là một vị tướng trưởng thành từ chiến trường. Với xuất phát điểm là chiến sĩ, đồng chí Phùng Quang Thanh đã không ngừng phấn đấu, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ.
Trong giai đoạn từ năm 1967 tới năm 1970, đồng chí Phùng Quang Thanh giữ chức vụ chiến sĩ, Tiểu đội phó rồi Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ năm 1970 cho tới tháng 10/1971, đồng chí giữ chức vụ Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó rồi Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
Cũng trong giai đoạn này, đồng chí cùng đơn vị của mình đã tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Trong số ra ngày 4/8/1971, nhà báo Đức Toại đã cho đăng tải hai bức hình của đồng chí Phùng Quang Thanh, vào thời điểm chiến trường khốc liệt nhất.
Những hình ảnh của nhà báo Đức Toại đã ghi lại khoảnh khắc chiến đấu kiên cường của đồng chí Phùng Quang Thanh, là động lực để sau này nhà báo tìm tới quê hương của đồng chí ở Mê Linh, để tìm hiểu cặn kẽ về hoàn cảnh gia đình và tuổi thơ của người chiến sĩ này.
Câu chuyện của nhà báo Đức Toại, về một người lính đi lên từ vị trí chiến sĩ, với tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại khó, đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ quân nhân sau này.
Dưới sự lột tả của Đức Toại, độc giả hiểu được quá trình chiến đấu gan dạ của chiến sĩ Phùng Quang Thanh ở giữa nơi mưa bom bão đạn, cùng với lời hứa mà đồng chí đã dành cho bố "Con sẽ xứng đáng với bố và các đồng chí của bố".
Tờ Quân đội Nhân dân có đăng, đồng chí Phùng Quang Thanh đã có tới hai lần bị từ chối nhập ngũ, do chưa đủ tuổi và thuộc diện gia đình chính sách, với bố là liệt sĩ bị giặc bắn trong kháng chiến chống Pháp, bản thân đồng chí lại là con trai duy nhất trong gia đình.
Tuy nhiên, với tinh thần xung phong hăng hái, chàng trai trẻ cuối cùng đã thuyết phục được bí thư đảng ủy xã, để được phép gia nhập quân đội, cầm súng ra chiến trường, phấn đấu làm được một chiến sĩ trong tiểu đội Bùi Ngọc Đủ như những gì anh hằng tâm niệm lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Với nhiều trận đánh liên tiếp, đồng chí Phùng Quang Thanh đã thể hiện tinh thần chiến đấu hết sức gan dạ. Ngay cả khi bị thương, đồng chí cũng quyết không rời bỏ trận địa, chiến đấu tới lúc ngất đi. Chỉ 20 ngày sau khi vết thương lành, đồng chí lại quay trở lại chiến trường, trực tiếp chiến đấu ở những nơi ác liệt nhất, gian khổ nhất.
Sau này, khi đã là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong một lần nhà báo Đức Toại bay từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo Văn phòng Bộ Quốc phòng đón và mời nhà báo Đức Toại vào Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng.
Khi gặp lại nhà báo Đức Toại, đồng chí Phùng Quang Thanh khi đó dù mang quân hàm Đại tướng, vẫn xúc động gọi nhà báo là "thủ trưởng", vì khi còn trong mặt trận, Đại tướng Phùng Quang Thanh mới chỉ đeo quân hàm Thượng sĩ, còn nhà báo Đức Toại lúc đó đã là Thiếu tá. Ảnh: QĐND/TL.
Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần. Nguồn: THĐT1.