Thuật ngữ "Chiến sĩ học sinh" được sử dụng để chỉ những đơn vị lính hoặc những người lính Hàn Quốc xung phong tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường. Nguồn ảnh: Chosul.Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng để chỉ những người Triều Tiên (bao gồm cả Triều Tiên và Hàn Quốc) tham chiến trong kháng chiến chống Nhật cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chủ yếu những thanh niên này khi đó mới 16, 17 tuổi và đang theo học cấp ba. Nguồn ảnh: Chosul.Tầng lớp sinh viên, học sinh ở Hàn Quốc bắt đầu nhập ngũ và làm các công tác quân đội kể từ trước khi Chiến tranh Triều Tiên diễn ra. Tuy nhiên vào thời gian này, nhiệm vụ của họ chủ yếu là ở tuyến sau, với các công việc như cứu trợ người di tản, tuyên truyền trên đường phố. Nguồn ảnh: Chosul.Rất nhiều sinh viên yêu nước của Hàn Quốc tất nhiên không bằng lòng với nhiệm vụ này, họ muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước và muốn được huấn luyện để có thể trực tiếp tham chiến trên chiến trường. Nguồn ảnh: Chosul.Khi Chiến tranh Triều Tiên bất ngờ nổ ra, đồng loạt sinh viên bao gồm cả nam lẫn nữ ở nhiều trường cấp ba, đại học và học viện của Triều Tiên đã tình nguyện gia nhập quân đội. Phần lớn trong số họ được đồng ý gia nhập quân đội bao gồm cả nữ giới - được phân công làm y tá mặt trận. Nguồn ảnh: Chosul.Tuy nhiên Bộ quốc phòng Hàn Quốc cũng dự tính đến việc bảo tồn nguồn trí thức của quốc gia, bằng chứng là sinh viên từ một vài trường học viện thuộc những nhóm ngành chủ chốt, liên quan mật thiết tới việc phát triển đất nước sau này đều bị từ chối nhập ngũ và buộc phải sơ tán cùng trường học của mình. Nguồn ảnh: Chosul.Tầng lớp giảng viên - những người ưu tú có số lượng khá ít trong xã hội Hàn Quốc thời bấy giờ cũng bị quân đội từ chối. Từ số lượng sinh viên, học sinh tình nguyện phía Hàn Quốc đã thành lập được 10 sư đoàn, chủ yếu là bộ binh và dự bị. Nguồn ảnh: Chosul.Khoảng 1000 lính sinh viên của Hàn Quốc trong thời gian đầu cuộc chiến tranh cũng được tuyển chọn để đưa sang Nhật huấn luyện, đơn vị này sau đó đã thành mũi xung kích đổ bộ vào Incheon để thay đổi cục diện của giai đoạn đầu cuộc chiến. Nguồn ảnh: Chosul.Tới tháng 3/1951, khi liên quân do Mỹ chỉ huy đã tràn vào Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia này trong việc chiến đấu chống Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Lee Seung-man đã lên sóng truyền thanh quốc gia kêu gọi sinh viên và học sinh Hàn Quốc đang phục vụ trong quân đội quay lại trường học để phục vụ cho "tương lai lâu dài hơn của đất nước". Nguồn ảnh: Chosul.Chính quyền Hàn Quốc cũng tỏ ra đặc biệt ưu ái các sinh viên, học sinh phục vụ trong quân đội với bốn lời hứa trong đó bao gồm việc cho phép sinh viên, học sinh quay trở lại ngôi trường mình đang theo học vô điều kiện, sắp xếp hợp lý nhất cho sinh viên và học sinh trong trường hợp trường học cũ chưa được giải phóng hoặc đã bị phá huỷ, những sinh viên, học sinh nào muốn phục vụ lâu dài trong quân đội sẽ được chọn chuyên ngành theo ý nguyện và tình hình thực tế. Nguồn ảnh: Chosul.Tổng cộng, ước tính có tới khoảng 50.000 sinh viên, học sinh Hàn Quốc đã xung phong tham chiến, nhiều người trong số họ hy sinh tới nay vẫn mất tích. Ở Hàn Quốc, có rất nhiều tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ những sinh viên học sinh này, trong đó có Tượng Đài Lính Học sinh Vô danh được coi là lớn nhất. Nguồn ảnh: Chosul. Mời độc giả xem Video: Tóm lược Chiến tranh Triều Tiên bằng đồ hoạ.
Thuật ngữ "Chiến sĩ học sinh" được sử dụng để chỉ những đơn vị lính hoặc những người lính Hàn Quốc xung phong tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường. Nguồn ảnh: Chosul.
Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng để chỉ những người Triều Tiên (bao gồm cả Triều Tiên và Hàn Quốc) tham chiến trong kháng chiến chống Nhật cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chủ yếu những thanh niên này khi đó mới 16, 17 tuổi và đang theo học cấp ba. Nguồn ảnh: Chosul.
Tầng lớp sinh viên, học sinh ở Hàn Quốc bắt đầu nhập ngũ và làm các công tác quân đội kể từ trước khi Chiến tranh Triều Tiên diễn ra. Tuy nhiên vào thời gian này, nhiệm vụ của họ chủ yếu là ở tuyến sau, với các công việc như cứu trợ người di tản, tuyên truyền trên đường phố. Nguồn ảnh: Chosul.
Rất nhiều sinh viên yêu nước của Hàn Quốc tất nhiên không bằng lòng với nhiệm vụ này, họ muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước và muốn được huấn luyện để có thể trực tiếp tham chiến trên chiến trường. Nguồn ảnh: Chosul.
Khi Chiến tranh Triều Tiên bất ngờ nổ ra, đồng loạt sinh viên bao gồm cả nam lẫn nữ ở nhiều trường cấp ba, đại học và học viện của Triều Tiên đã tình nguyện gia nhập quân đội. Phần lớn trong số họ được đồng ý gia nhập quân đội bao gồm cả nữ giới - được phân công làm y tá mặt trận. Nguồn ảnh: Chosul.
Tuy nhiên Bộ quốc phòng Hàn Quốc cũng dự tính đến việc bảo tồn nguồn trí thức của quốc gia, bằng chứng là sinh viên từ một vài trường học viện thuộc những nhóm ngành chủ chốt, liên quan mật thiết tới việc phát triển đất nước sau này đều bị từ chối nhập ngũ và buộc phải sơ tán cùng trường học của mình. Nguồn ảnh: Chosul.
Tầng lớp giảng viên - những người ưu tú có số lượng khá ít trong xã hội Hàn Quốc thời bấy giờ cũng bị quân đội từ chối. Từ số lượng sinh viên, học sinh tình nguyện phía Hàn Quốc đã thành lập được 10 sư đoàn, chủ yếu là bộ binh và dự bị. Nguồn ảnh: Chosul.
Khoảng 1000 lính sinh viên của Hàn Quốc trong thời gian đầu cuộc chiến tranh cũng được tuyển chọn để đưa sang Nhật huấn luyện, đơn vị này sau đó đã thành mũi xung kích đổ bộ vào Incheon để thay đổi cục diện của giai đoạn đầu cuộc chiến. Nguồn ảnh: Chosul.
Tới tháng 3/1951, khi liên quân do Mỹ chỉ huy đã tràn vào Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia này trong việc chiến đấu chống Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Lee Seung-man đã lên sóng truyền thanh quốc gia kêu gọi sinh viên và học sinh Hàn Quốc đang phục vụ trong quân đội quay lại trường học để phục vụ cho "tương lai lâu dài hơn của đất nước". Nguồn ảnh: Chosul.
Chính quyền Hàn Quốc cũng tỏ ra đặc biệt ưu ái các sinh viên, học sinh phục vụ trong quân đội với bốn lời hứa trong đó bao gồm việc cho phép sinh viên, học sinh quay trở lại ngôi trường mình đang theo học vô điều kiện, sắp xếp hợp lý nhất cho sinh viên và học sinh trong trường hợp trường học cũ chưa được giải phóng hoặc đã bị phá huỷ, những sinh viên, học sinh nào muốn phục vụ lâu dài trong quân đội sẽ được chọn chuyên ngành theo ý nguyện và tình hình thực tế. Nguồn ảnh: Chosul.
Tổng cộng, ước tính có tới khoảng 50.000 sinh viên, học sinh Hàn Quốc đã xung phong tham chiến, nhiều người trong số họ hy sinh tới nay vẫn mất tích. Ở Hàn Quốc, có rất nhiều tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ những sinh viên học sinh này, trong đó có Tượng Đài Lính Học sinh Vô danh được coi là lớn nhất. Nguồn ảnh: Chosul.
Mời độc giả xem Video: Tóm lược Chiến tranh Triều Tiên bằng đồ hoạ.