Theo đó khi mà không kích hay gọi hỗ trợ phi pháo từ hạm đội tàu chiến từ Biển Hoàng Hải không đáp ứng được yêu cầu bức thiết trên chiến trường, thì bộ binh Mỹ và liên quân đặt hết hy vọng vào lực lượng pháo binh vốn được đặt ngay sau lưng họ. Chiến sự trên bán đảo Triều Tiên trong cuối năm 1950 ác liệt tới mức người Mỹ đã tung vào chiến trường mọi loại pháo mà họ có. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Trong ảnh là một tổ đội pháo tự hành 203mm M43 của Trung đoàn Bộ binh 5, Quân đoàn 8, Quân đội Mỹ tham chiến tại trận Punchbowl vào tháng 8/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Pháo kéo hạng nặng 203mm M115 của pháo binh Mỹ tại phía Bắc Yonchon, Hàn Quốc trong đầu năm 1952. M115 chính là tiền thân của pháo tự hành M43, nó có tầm bắn lên đến gần 17km với tốc độ bắn trung bình 1 phát/phút. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Khẩu pháo kéo 155mm M114 của Tiểu đoàn pháo binh dã chiến 213 thuộc Quân đội Mỹ bắn loạt đạn thứ 100.000 của đơn vị này vào các vị trí phòng thủ của Chí nguyện quân Trung Quốc vào đầu năm 1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Trong chiến tranh Triều Tiên, pháo kéo M114 được sử dụng khá phổ biến khi nó cơ động và có tốc bộ bắn nhanh hơn các mẫu pháo hạng nặng 203mm. Tầm bắn trung bình của M114 có thể lên đến 14km và có tốc độ bắn khoảng 4 phát/phút mang lại mật độ hỏa lực dày hơn. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.So với các mẫu pháo hạng nặng cùng thời, M114 tỏ ra ưu việt hơn hẳn khi có thể triển khai trên nhiều loại địa hình khác nhau và có độ sai lệch thấp. Trong ảnh là pháo M114 của tiển đoàn pháo dã chiến 955 bắn quả đạn thứ 150.000 của mình trong Chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Trong ảnh đơn vị pháo M114 của Quân đội Hàn Quốc tấn công vào một ví trị của Chí nguyện quân Trung Quốc tại phía tây Chorwon vào tháng 10/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Tiểu đoàn pháo binh dã chiến 936, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ, khai hỏa viên đạn thứ 200.000 từ một khẩu M114 vào tháng 4/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Một trận địa pháo M114 của Mỹ tại gần Kumwha, Hàn Quốc. Ảnh được chụp vào tháng 4/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Ngoài các loại pháo 203mm, 155mm và 105mm, pháo binh còn sử dụng các loại súng cối khác nhau tại chiến trường Triều Tiên trong hỗ trợ hỏa lực tầm gần, trong đó phổ biến có thể kể đến súng cối 107mm M2 4.2-inch Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Súng cối 107mm M2 4.2-inch được Quân đội Mỹ sử dụng từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó có tầm bắn khoảng hơn 4.000m và có tốc độ bắn trung bình vào khoảng 5 phát/phút (liên tục trong 20 phút). Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Súng cối M2 4.2-inch cũng được thiết kế để bắn nhiều loại đạn khác nhau từ đạn nổ cực mạnh, cho đến các loại đạn tạo khói và đạn hóa học với tầm bắn tương đương. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Pháo tự hành 203mm M43 của Quân đội Mỹ được đặt trong một căn hầm trên đồi 857, Hàn Quốc. Ảnh được chụp vào tháng 5/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Mời độc giả xem video: Tóm tắt chiến tranh Triều Tiên trong video dài 4 phút. (nguồn PragerU)
Theo đó khi mà không kích hay gọi hỗ trợ phi pháo từ hạm đội tàu chiến từ Biển Hoàng Hải không đáp ứng được yêu cầu bức thiết trên chiến trường, thì bộ binh Mỹ và liên quân đặt hết hy vọng vào lực lượng pháo binh vốn được đặt ngay sau lưng họ. Chiến sự trên bán đảo Triều Tiên trong cuối năm 1950 ác liệt tới mức người Mỹ đã tung vào chiến trường mọi loại pháo mà họ có. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Trong ảnh là một tổ đội pháo tự hành 203mm M43 của Trung đoàn Bộ binh 5, Quân đoàn 8, Quân đội Mỹ tham chiến tại trận Punchbowl vào tháng 8/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Pháo kéo hạng nặng 203mm M115 của pháo binh Mỹ tại phía Bắc Yonchon, Hàn Quốc trong đầu năm 1952. M115 chính là tiền thân của pháo tự hành M43, nó có tầm bắn lên đến gần 17km với tốc độ bắn trung bình 1 phát/phút. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Khẩu pháo kéo 155mm M114 của Tiểu đoàn pháo binh dã chiến 213 thuộc Quân đội Mỹ bắn loạt đạn thứ 100.000 của đơn vị này vào các vị trí phòng thủ của Chí nguyện quân Trung Quốc vào đầu năm 1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Trong chiến tranh Triều Tiên, pháo kéo M114 được sử dụng khá phổ biến khi nó cơ động và có tốc bộ bắn nhanh hơn các mẫu pháo hạng nặng 203mm. Tầm bắn trung bình của M114 có thể lên đến 14km và có tốc độ bắn khoảng 4 phát/phút mang lại mật độ hỏa lực dày hơn. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
So với các mẫu pháo hạng nặng cùng thời, M114 tỏ ra ưu việt hơn hẳn khi có thể triển khai trên nhiều loại địa hình khác nhau và có độ sai lệch thấp. Trong ảnh là pháo M114 của tiển đoàn pháo dã chiến 955 bắn quả đạn thứ 150.000 của mình trong Chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Trong ảnh đơn vị pháo M114 của Quân đội Hàn Quốc tấn công vào một ví trị của Chí nguyện quân Trung Quốc tại phía tây Chorwon vào tháng 10/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Tiểu đoàn pháo binh dã chiến 936, Quân đoàn 8 Hoa Kỳ, khai hỏa viên đạn thứ 200.000 từ một khẩu M114 vào tháng 4/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Một trận địa pháo M114 của Mỹ tại gần Kumwha, Hàn Quốc. Ảnh được chụp vào tháng 4/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Ngoài các loại pháo 203mm, 155mm và 105mm, pháo binh còn sử dụng các loại súng cối khác nhau tại chiến trường Triều Tiên trong hỗ trợ hỏa lực tầm gần, trong đó phổ biến có thể kể đến súng cối 107mm M2 4.2-inch Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Súng cối 107mm M2 4.2-inch được Quân đội Mỹ sử dụng từ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó có tầm bắn khoảng hơn 4.000m và có tốc độ bắn trung bình vào khoảng 5 phát/phút (liên tục trong 20 phút). Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Súng cối M2 4.2-inch cũng được thiết kế để bắn nhiều loại đạn khác nhau từ đạn nổ cực mạnh, cho đến các loại đạn tạo khói và đạn hóa học với tầm bắn tương đương. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Pháo tự hành 203mm M43 của Quân đội Mỹ được đặt trong một căn hầm trên đồi 857, Hàn Quốc. Ảnh được chụp vào tháng 5/1952. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Mời độc giả xem video: Tóm tắt chiến tranh Triều Tiên trong video dài 4 phút. (nguồn PragerU)