Với khả năng cao, khi gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine, ước tính khoảng 700 triệu USD, có thể bao gồm hệ thống tên lửa phóng loạt tầm xa (MLRS) M142 HIMARS. Đây sẽ trở thành vũ khí có tầm bắn xa nhất của Kiev.Thiếu tướng Popov, nguyên chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, đã có bài phân tích trên tờ Gazeta.ru về mối nguy hiểm của những hệ thống MLRS HIMARS của Mỹ, nhiệm vụ của các hệ thống này và biện pháp mà Nga có thể sử dụng để chống lại chúng.Danh sách gói viện trợ quân sự mới thứ 11 của Mỹ nhìn khá ấn tượng, bao gồm radar phòng không, radar trinh sát pháo binh, trực thăng Mi-17, vũ khí chống tăng (chủ yếu bao gồm tên lửa chống tăng Javelin), đạn pháo bổ sung, cũng như pháo phản lực HIMARS. Đáng chú ý là một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nghi ngờ “sự cần thiết” phải cung cấp "vũ khí tầm xa" cho Ukraine và nhận ra rằng, việc Kiev có thể sử dụng những vũ khí tầm xa của Mỹ, tấn công vào lãnh thổ Nga, có thể dẫn đến leo thang xung đột, ảnh hưởng trực tiếp đến các nước NATO trong Châu Âu.Nhưng sau đó, Mỹ vẫn quyết định chuyển tổ hợp HIMARS cho Ukraine. Điều này đã được nói trong một cuộc họp báo qua truyền hình tại Nhà Trắng: “Các hệ thống HIMARS sẽ được Ukraine sử dụng, để đẩy lùi bước tiến của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine và sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga”.Một ngày trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã phát biểu về điều tương tự, khi lập luận rằng, ông sẽ không "chuyển giao chiến tranh cho Nga". Tuy nhiên các cuộc pháo kích vào các khu vực của Nga giáp với Ukraine vẫn tiếp tục.Đến lượt người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Moscow không tin tưởng vào những lời của Tổng thống Ukraine. “Để được tin tưởng, cần phải có kinh nghiệm trong những trường hợp đã giữ lời hứa tương ứng. Tuy nhiên, không có kinh nghiệm nào như vậy”, ông Peskov nhấn mạnh.Hệ thống M142 HIMARS mà Mỹ, có thể viện trợ cho Ukraine, là một bệ phóng pháo phản lực đa năng, với cụm 6 ống phóng tên lửa 240 mm (hoặc đạn 227 mm với tầm bắn rút ngắn). Hệ thống sử dụng đạn M142 (cả dẫn đường và không dẫn đường), có tầm bắn lên đến 45 km; phiên bản M30, lên tới 70 km.Ngoài ra hệ thống M142 có thể sử dụng để phóng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). “Điều nguy hiểm là HIMARS có thể được trang bị tên lửa chiến thuật. Có sáu loại tên lửa mà M142 có thể sử dụng, chúng có tầm bắn khác nhau từ 140 đến 300 km.“Theo một số thông tin, tên lửa chiến thuật ATACMS Block 1A, có thể bắn trúng mục tiêu điểm ngay cả ở khoảng cách lên tới 500 km”, Thiếu tướng của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Valery (đã nghỉ hưu) Popov, nói với tờ Gazeta.ru Một chuyên gia quân sự Nga đã về hưu, đại tá Gennady Alekhin, sống ở vùng Belgorod, giáp biên giới với Ukraine chắc chắn rằng, Kiev sẽ cố gắng sử dụng tên lửa ATACMS Block 1A, để chống lại Nga nếu họ nhận được nó.“Tên lửa chiến thuật Block 1A có thể đe dọa toàn bộ khu vực Donbass. Thêm vào đó, các vùng Bryansk và Belgorod của Nga, có thể nằm trong vùng khống chế của loại tên lửa này; Quân đội Ukraine có thể giáng đòn mạnh vào lãnh thổ Nga, nếu họ có cơ hội sở hữu nó.HIMARS là một hệ thống tên lửa phóng loạt sử dụng nhiều lần, tương đối hiện đại, hiện Quân đội Ukraine không có vũ khí nào tương tự. Một lần nữa người ta phải hiểu rằng, một cuộc săn lùng thực sự với loại vũ khí này, sẽ được thực hiện bởi Quân đội Nga.Những hệ thống HIMARS có thể được chuyển tới Ba Lan bằng máy bay vận tải của NATO, sau đó chuyển sang những chiếc xe đầu kéo đặc trưng và chúng sẽ bị theo dõi cẩn thận nhất từ trên không và bị phá hủy ngay khi tiếp cận biên giới Ukraine. HIMARS sẽ là mục tiêu đầu tiên của Nga”, chuyên gia Alekhin khẳng định.Vị chuyên gia này cho biết thêm, nhiều khả năng Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine tên lửa chiến thuật tầm xa chính xác cho hệ thống HIMARS và sẽ chỉ giới hạn ở các loại đạn không điều khiển; như vậy hệ thống này thậm chí không bằng các MRLS BM-30 Smerch mà Ukraine được thừa kế từ Liên Xô.Còn chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin nói với Gazeta.Ru: “Hệ thống tên lửa HIMARS, nếu đến được Ukraine, sẽ được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với quân đội Nga.Nếu Mỹ viện trợ tên lửa chiến thuật Block 1A, thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cũng có thừa khả năng đối phó, khi họ đã bắn hạ thành công tên lửa Tochka-U của Ukraine. Ngay cả những tổ hợp như S-300, chưa kể S-400 và S-500, cũng sẽ đối phó với HIMARS”.Ông Shurygin cho biết thêm, các hệ thống HIMARS chỉ được sử dụng trong chiến đấu ở Syria và Afghanistan, nơi các tổ hợp này không phải vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa. Thậm chí ở chiến trường Afghanistan, vũ khí này không phải lúc nào cũng bắn chính xác.Độ chính xác của tên lửa HIMARS (loại không điều khiển) với xác suất lệch vòng tròn là hơn 200 mét. Ở Afghanistan, sau một thời gian, vũ khí này thậm chí không còn được sử dụng. Trong khi đó, khả năng sử dụng của binh lính Ukraine kém hơn của Mỹ, sự sai lệch này sẽ còn lớn hơn; ông Shurygin kết luận.
Với khả năng cao, khi gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine, ước tính khoảng 700 triệu USD, có thể bao gồm hệ thống tên lửa phóng loạt tầm xa (MLRS) M142 HIMARS. Đây sẽ trở thành vũ khí có tầm bắn xa nhất của Kiev.
Thiếu tướng Popov, nguyên chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, đã có bài phân tích trên tờ Gazeta.ru về mối nguy hiểm của những hệ thống MLRS HIMARS của Mỹ, nhiệm vụ của các hệ thống này và biện pháp mà Nga có thể sử dụng để chống lại chúng.
Danh sách gói viện trợ quân sự mới thứ 11 của Mỹ nhìn khá ấn tượng, bao gồm radar phòng không, radar trinh sát pháo binh, trực thăng Mi-17, vũ khí chống tăng (chủ yếu bao gồm tên lửa chống tăng Javelin), đạn pháo bổ sung, cũng như pháo phản lực HIMARS.
Đáng chú ý là một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden nghi ngờ “sự cần thiết” phải cung cấp "vũ khí tầm xa" cho Ukraine và nhận ra rằng, việc Kiev có thể sử dụng những vũ khí tầm xa của Mỹ, tấn công vào lãnh thổ Nga, có thể dẫn đến leo thang xung đột, ảnh hưởng trực tiếp đến các nước NATO trong Châu Âu.
Nhưng sau đó, Mỹ vẫn quyết định chuyển tổ hợp HIMARS cho Ukraine. Điều này đã được nói trong một cuộc họp báo qua truyền hình tại Nhà Trắng: “Các hệ thống HIMARS sẽ được Ukraine sử dụng, để đẩy lùi bước tiến của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine và sẽ không được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga”.
Một ngày trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã phát biểu về điều tương tự, khi lập luận rằng, ông sẽ không "chuyển giao chiến tranh cho Nga". Tuy nhiên các cuộc pháo kích vào các khu vực của Nga giáp với Ukraine vẫn tiếp tục.
Đến lượt người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Moscow không tin tưởng vào những lời của Tổng thống Ukraine. “Để được tin tưởng, cần phải có kinh nghiệm trong những trường hợp đã giữ lời hứa tương ứng. Tuy nhiên, không có kinh nghiệm nào như vậy”, ông Peskov nhấn mạnh.
Hệ thống M142 HIMARS mà Mỹ, có thể viện trợ cho Ukraine, là một bệ phóng pháo phản lực đa năng, với cụm 6 ống phóng tên lửa 240 mm (hoặc đạn 227 mm với tầm bắn rút ngắn). Hệ thống sử dụng đạn M142 (cả dẫn đường và không dẫn đường), có tầm bắn lên đến 45 km; phiên bản M30, lên tới 70 km.
Ngoài ra hệ thống M142 có thể sử dụng để phóng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). “Điều nguy hiểm là HIMARS có thể được trang bị tên lửa chiến thuật. Có sáu loại tên lửa mà M142 có thể sử dụng, chúng có tầm bắn khác nhau từ 140 đến 300 km.
“Theo một số thông tin, tên lửa chiến thuật ATACMS Block 1A, có thể bắn trúng mục tiêu điểm ngay cả ở khoảng cách lên tới 500 km”, Thiếu tướng của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Valery (đã nghỉ hưu) Popov, nói với tờ Gazeta.ru
Một chuyên gia quân sự Nga đã về hưu, đại tá Gennady Alekhin, sống ở vùng Belgorod, giáp biên giới với Ukraine chắc chắn rằng, Kiev sẽ cố gắng sử dụng tên lửa ATACMS Block 1A, để chống lại Nga nếu họ nhận được nó.
“Tên lửa chiến thuật Block 1A có thể đe dọa toàn bộ khu vực Donbass. Thêm vào đó, các vùng Bryansk và Belgorod của Nga, có thể nằm trong vùng khống chế của loại tên lửa này; Quân đội Ukraine có thể giáng đòn mạnh vào lãnh thổ Nga, nếu họ có cơ hội sở hữu nó.
HIMARS là một hệ thống tên lửa phóng loạt sử dụng nhiều lần, tương đối hiện đại, hiện Quân đội Ukraine không có vũ khí nào tương tự. Một lần nữa người ta phải hiểu rằng, một cuộc săn lùng thực sự với loại vũ khí này, sẽ được thực hiện bởi Quân đội Nga.
Những hệ thống HIMARS có thể được chuyển tới Ba Lan bằng máy bay vận tải của NATO, sau đó chuyển sang những chiếc xe đầu kéo đặc trưng và chúng sẽ bị theo dõi cẩn thận nhất từ trên không và bị phá hủy ngay khi tiếp cận biên giới Ukraine. HIMARS sẽ là mục tiêu đầu tiên của Nga”, chuyên gia Alekhin khẳng định.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, nhiều khả năng Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine tên lửa chiến thuật tầm xa chính xác cho hệ thống HIMARS và sẽ chỉ giới hạn ở các loại đạn không điều khiển; như vậy hệ thống này thậm chí không bằng các MRLS BM-30 Smerch mà Ukraine được thừa kế từ Liên Xô.
Còn chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin nói với Gazeta.Ru: “Hệ thống tên lửa HIMARS, nếu đến được Ukraine, sẽ được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với quân đội Nga.
Nếu Mỹ viện trợ tên lửa chiến thuật Block 1A, thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cũng có thừa khả năng đối phó, khi họ đã bắn hạ thành công tên lửa Tochka-U của Ukraine. Ngay cả những tổ hợp như S-300, chưa kể S-400 và S-500, cũng sẽ đối phó với HIMARS”.
Ông Shurygin cho biết thêm, các hệ thống HIMARS chỉ được sử dụng trong chiến đấu ở Syria và Afghanistan, nơi các tổ hợp này không phải vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa. Thậm chí ở chiến trường Afghanistan, vũ khí này không phải lúc nào cũng bắn chính xác.
Độ chính xác của tên lửa HIMARS (loại không điều khiển) với xác suất lệch vòng tròn là hơn 200 mét. Ở Afghanistan, sau một thời gian, vũ khí này thậm chí không còn được sử dụng. Trong khi đó, khả năng sử dụng của binh lính Ukraine kém hơn của Mỹ, sự sai lệch này sẽ còn lớn hơn; ông Shurygin kết luận.