Ukraine đang rơi vào tình thế khó khăn trong cuộc giao tranh ở Donbass, và vẫn chưa rõ liệu những Hệ thống tên lửa lục quân cơ động cao (HIMARS) M142 mà Mỹ hứa viện trợ, liệu có thể giúp Kiev lật ngược tình thế cuộc xung đột. Điều quan trọng là liệu HIMARS có kịp đưa vào hoạt động, trước khi Quân đội Ukraine ở Donbass thất thủ hay không?Vừa qua, chính quyền Kiev yêu cầu người dân ở phía đông đất nước rời đi "ngay bây giờ" để bảo vệ mình hoặc nếu ở lại, sẽ đứng trước "nguy cơ tử vong" trước cuộc tấn công của Nga vào khu vực Donbass.Trong vài tuần qua, chính quyền Kiev cũng đã khẩn thiết đề nghị Mỹ, nhanh chóng cung cấp cho họ các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa (MLRS), để chống lại các cuộc tấn công của Quân đội Nga ở Donbass, khi tình thế của họ ngày càng trở nên tuyệt vọng. Vào ngày 1/6, Kiev một lần nữa bày tỏ nhu cầu sử dụng pháo có tầm bắn xa hơn.Hiện tại, Quân đội Ukraine đang hứng chịu thương vong nặng nề trên tiền tuyến và không đủ khả năng chống lại các loại pháo của quân Nga, vốn nằm ngoài tầm bắn của các loại pháo do Mỹ cung cấp. "Những khu vực khó khăn nhất là ở miền đông Ukraine, miền nam Donetsk (thuộc vùng Donbass) và Luhansk".Tổng thống Ukraine Volodymyr tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với trang "Newsmax" của Mỹ rằng: Quân đội, các thành phố và người dân của đất nước Ukraine, đang phải hứng chịu những đợt ném bom dữ dội nhất của Quân đội Nga.Trong một bài phát biểu trên video vào cuối tuần qua, Zelensky thông báo rằng, Quân đội Nga "tập trung nhiều pháo nhất và quân số ở chiến trường Donbass. Có các cuộc tấn công bằng tên lửa và các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu - tất cả mọi thứ".Yêu cầu về vũ khí hạng nặng dùng tấn công tầm xa, là yêu cầu cấp thiết của Quân đội Ukraine lúc này; nếu họ sở hữu nhiều vũ khí tấn công tầm xa, sẽ có thể là bước ngoặt thay đổi tình thế. Nếu không, đó cũng có thể là "bước ngoặt" khiến Ukraine phải đối mặt với thất bại.Thiếu tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu James Marks, hiện đang là nhà phân tích quân sự của hãng tin Mỹ CNN cảnh báo: "Điều này không bền vững, vì vài hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, sẽ không giải quyết được vấn đề gì với một chiến trường rộng lớn và đặc biệt là sự truy lùng gắt gao của không quân Nga".Lãnh đạo Lầu Năm Góc mong Tổng thống Biden chấp thuận việc Mỹ cung cấp những hệ thống Tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS của Lockheed cho Ukraine. Hiện Quân đội Mỹ đã triển khai 4 hệ thống này ở châu Âu, sử dụng loại đạn có tầm bắn 80km. Do vậy, chúng có thể nhanh chóng được chuyển đến Ukraine và quá trình huấn luyện có thể bắt đầu ngay lập tức.Tuy nhiên, sẽ còn mất nhiều thời gian cho đến khi hệ thống tên lửa pháo cơ động cao này được đưa vào sử dụng. Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho biết trong cuộc họp giao ban của Lầu Năm Góc hôm 1/6: "Đây không phải là những dự án chìa khóa trao tay - đây là những vũ khí mà người Ukraine cần được huấn luyện cơ bản".Ông Colin Kahl cho biết, “Hiện người Ukraine chưa biết cách sử dụng các hệ thống này. Sẽ mất hàng tuần để khóa huấn luyện hoàn thành; chúng tôi nghĩ rằng sẽ mất khoảng ba tuần họ mới có thể sử dụng".Ông Karl cũng phản bác lại ý kiến cho rằng, những vũ khí chủ chốt như HIMARS đã đến muộn trong cuộc chiến. "Chúng tôi chưa thấy hệ thống phòng ngự của Ukraine sụp đổ. Họ đang đứng vững, nhưng đó là một trận chiến khó khăn. Chúng tôi tin rằng những vũ khí quan trọng này sẽ đến trong thời gian thích hợp và cho phép người Ukraine nhắm mục tiêu rất chính xác".Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Clark Wes và là cựu chỉ huy NATO nói với CNN: “Tôi ước HIMARS có thể đến với người Ukraine sớm hơn và sẽ tốt hơn nếu họ có HIMARS từ sáu tuần trước. Nhưng thành thật mà nói, người Ukraine đã làm tốt hơn rất nhiều ở Donbass so với những gì chúng tôi nghĩ; nhưng họ đã bị tổn thất rất nặng”. "Như tôi đã chỉ ra vào đầu tháng 4, lợi ích của HIMARS đối với hệ thống phòng thủ của Ukraine luôn thể hiện rõ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các hệ thống này không được cung cấp cho Ukraine - không phải để tránh làm Nga tức giận, mà vì Mỹ không có phiên bản phù hợp”, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết.Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Mỹ ngày hôm qua cho biết, tuyên bố của Sullivan là không chính xác. Thứ trưởng Quốc phòng Carr cho biết: "Hệ thống HIMARS và các loại tên lửa dẫn đường đi kèm với nó, sẽ cho phép Ukraine tấn công bất kỳ mục tiêu nào mà họ cho là mối đe dọa nguy hiểm, trừ các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Nga".Tướng Clark Wes cho biết: “Rõ ràng HIMARS sẽ phù hợp với chiến dịch phòng thủ mà Ukraine đang tiến hành ở phía đông. Nếu chính quyền Biden hành động cách đây hai tháng, Ukraine có thể đã tránh được một số cuộc rút lui chiến thuật có thể đoán trước được hiện đang diễn ra".Tuy nhiên tướng James Marks không nhất trí với điều này khi cho rằng, Mỹ không thể viện trợ nhiều hệ thống HIMARS và tên lửa đi kèm cho Ukraine, vì thực tế những vũ khí này rất đắt. Trước đó, các hệ thống pháo M777 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, cũng hy vọng thay đổi hình thái chiến trường, nhưng đã bị Nga đánh cho tan tác”.
Ukraine đang rơi vào tình thế khó khăn trong cuộc giao tranh ở Donbass, và vẫn chưa rõ liệu những Hệ thống tên lửa lục quân cơ động cao (HIMARS) M142 mà Mỹ hứa viện trợ, liệu có thể giúp Kiev lật ngược tình thế cuộc xung đột. Điều quan trọng là liệu HIMARS có kịp đưa vào hoạt động, trước khi Quân đội Ukraine ở Donbass thất thủ hay không?
Vừa qua, chính quyền Kiev yêu cầu người dân ở phía đông đất nước rời đi "ngay bây giờ" để bảo vệ mình hoặc nếu ở lại, sẽ đứng trước "nguy cơ tử vong" trước cuộc tấn công của Nga vào khu vực Donbass.
Trong vài tuần qua, chính quyền Kiev cũng đã khẩn thiết đề nghị Mỹ, nhanh chóng cung cấp cho họ các hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa (MLRS), để chống lại các cuộc tấn công của Quân đội Nga ở Donbass, khi tình thế của họ ngày càng trở nên tuyệt vọng. Vào ngày 1/6, Kiev một lần nữa bày tỏ nhu cầu sử dụng pháo có tầm bắn xa hơn.
Hiện tại, Quân đội Ukraine đang hứng chịu thương vong nặng nề trên tiền tuyến và không đủ khả năng chống lại các loại pháo của quân Nga, vốn nằm ngoài tầm bắn của các loại pháo do Mỹ cung cấp. "Những khu vực khó khăn nhất là ở miền đông Ukraine, miền nam Donetsk (thuộc vùng Donbass) và Luhansk".
Tổng thống Ukraine Volodymyr tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với trang "Newsmax" của Mỹ rằng: Quân đội, các thành phố và người dân của đất nước Ukraine, đang phải hứng chịu những đợt ném bom dữ dội nhất của Quân đội Nga.
Trong một bài phát biểu trên video vào cuối tuần qua, Zelensky thông báo rằng, Quân đội Nga "tập trung nhiều pháo nhất và quân số ở chiến trường Donbass. Có các cuộc tấn công bằng tên lửa và các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu - tất cả mọi thứ".
Yêu cầu về vũ khí hạng nặng dùng tấn công tầm xa, là yêu cầu cấp thiết của Quân đội Ukraine lúc này; nếu họ sở hữu nhiều vũ khí tấn công tầm xa, sẽ có thể là bước ngoặt thay đổi tình thế. Nếu không, đó cũng có thể là "bước ngoặt" khiến Ukraine phải đối mặt với thất bại.
Thiếu tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu James Marks, hiện đang là nhà phân tích quân sự của hãng tin Mỹ CNN cảnh báo: "Điều này không bền vững, vì vài hệ thống vũ khí tấn công tầm xa, sẽ không giải quyết được vấn đề gì với một chiến trường rộng lớn và đặc biệt là sự truy lùng gắt gao của không quân Nga".
Lãnh đạo Lầu Năm Góc mong Tổng thống Biden chấp thuận việc Mỹ cung cấp những hệ thống Tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS của Lockheed cho Ukraine. Hiện Quân đội Mỹ đã triển khai 4 hệ thống này ở châu Âu, sử dụng loại đạn có tầm bắn 80km. Do vậy, chúng có thể nhanh chóng được chuyển đến Ukraine và quá trình huấn luyện có thể bắt đầu ngay lập tức.
Tuy nhiên, sẽ còn mất nhiều thời gian cho đến khi hệ thống tên lửa pháo cơ động cao này được đưa vào sử dụng. Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho biết trong cuộc họp giao ban của Lầu Năm Góc hôm 1/6: "Đây không phải là những dự án chìa khóa trao tay - đây là những vũ khí mà người Ukraine cần được huấn luyện cơ bản".
Ông Colin Kahl cho biết, “Hiện người Ukraine chưa biết cách sử dụng các hệ thống này. Sẽ mất hàng tuần để khóa huấn luyện hoàn thành; chúng tôi nghĩ rằng sẽ mất khoảng ba tuần họ mới có thể sử dụng".
Ông Karl cũng phản bác lại ý kiến cho rằng, những vũ khí chủ chốt như HIMARS đã đến muộn trong cuộc chiến. "Chúng tôi chưa thấy hệ thống phòng ngự của Ukraine sụp đổ. Họ đang đứng vững, nhưng đó là một trận chiến khó khăn. Chúng tôi tin rằng những vũ khí quan trọng này sẽ đến trong thời gian thích hợp và cho phép người Ukraine nhắm mục tiêu rất chính xác".
Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Clark Wes và là cựu chỉ huy NATO nói với CNN: “Tôi ước HIMARS có thể đến với người Ukraine sớm hơn và sẽ tốt hơn nếu họ có HIMARS từ sáu tuần trước. Nhưng thành thật mà nói, người Ukraine đã làm tốt hơn rất nhiều ở Donbass so với những gì chúng tôi nghĩ; nhưng họ đã bị tổn thất rất nặng”.
"Như tôi đã chỉ ra vào đầu tháng 4, lợi ích của HIMARS đối với hệ thống phòng thủ của Ukraine luôn thể hiện rõ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các hệ thống này không được cung cấp cho Ukraine - không phải để tránh làm Nga tức giận, mà vì Mỹ không có phiên bản phù hợp”, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết.
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Mỹ ngày hôm qua cho biết, tuyên bố của Sullivan là không chính xác. Thứ trưởng Quốc phòng Carr cho biết: "Hệ thống HIMARS và các loại tên lửa dẫn đường đi kèm với nó, sẽ cho phép Ukraine tấn công bất kỳ mục tiêu nào mà họ cho là mối đe dọa nguy hiểm, trừ các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Nga".
Tướng Clark Wes cho biết: “Rõ ràng HIMARS sẽ phù hợp với chiến dịch phòng thủ mà Ukraine đang tiến hành ở phía đông. Nếu chính quyền Biden hành động cách đây hai tháng, Ukraine có thể đã tránh được một số cuộc rút lui chiến thuật có thể đoán trước được hiện đang diễn ra".
Tuy nhiên tướng James Marks không nhất trí với điều này khi cho rằng, Mỹ không thể viện trợ nhiều hệ thống HIMARS và tên lửa đi kèm cho Ukraine, vì thực tế những vũ khí này rất đắt. Trước đó, các hệ thống pháo M777 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine, cũng hy vọng thay đổi hình thái chiến trường, nhưng đã bị Nga đánh cho tan tác”.