Những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam không ngừng gia tăng đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu máy bay không người lái (UAV), nỗ lực phát triển máy bay không người lái thông qua nhiều kênh khác nhau nhằm nâng cao năng lực tác chiến của quân đội, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó, việc phát triển các máy bay không người lái của Quân đội Nhân dân Việt Nam tuân thủ theo quan điểm đó là thúc đẩy phát triển máy bay không người lái bằng nhiều con đường, nhiều kênh khác nhau, từng bước hướng tới tự chủ trong nghiên cứu, phát triển. Ngoài ra quân đội ta đã cùng với các nước như Thụy Điển, Nga đã ký kết biên bản hợp tác nghiên cứu phát triển UAV. Nguồn ảnh:Russian Military.Tuy nhiên nhưng mục tiêu cuối cùng của Việt Nam vẫn là tự phát triển các hệ thống UAV trong nước. Quân đội ta hy vọng thông qua hợp tác để có thể tự nghiên cứu phát triển các hệ thống UAV tiên tiến, xây dựng những tổ hợp nghiên cứu chế tạo các loại UAV made in Việt Nam. Đồng thời mua máy bay không người lái tiên tiến của nước ngoài để trang bị cho quân đội, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”. Nguồn ảnh: VOV.Thời gian qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mua và đưa vào trang bị khá nhiều hệ thống UAV tiên tiến từ Đức, Thụy Điển, Mỹ, Israel và tương lai gần là một số UAV từ Belarus nhằm đa dạng hóa nguồn cung cũng như công nghệ cho loại phương tiện đặc biệt này. Và sau đây là một số loại máy bay không người lái đang có mặt trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: AviationsMilitaires.net.Máy bay trinh sát không người lái VT-Patrol: Máy bay không người lái VT-Patrol là chiếc máy bay trinh sát không người lái đầu tiên của Việt Nam do Viện nghiên cứu phát triển thuộc Tập đoàn viễn thông quân đội - Viettel tự nghiên cứu phát triển. Năm 2012, Viettel đã đưa kiểu máy bay nguyên mẫu máy bay này vào thử nghiệm và đã bay thử nghiệm thành công.Máy bay không người lái VT-Patrol có sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, vận tốc bay từ 100 - 150km/h, phạm vi hoạt động 50km, mang theo thiết bị thăm dò hồng ngoại độ nét cao, có thể nhận biết được người lính trên mặt đất từ khoảng cách 600m và có thể liên tục truyền tải video theo thời gian thực về trung tâm chỉ huy.Máy bay không người lái UAV-X: là sản phẩm của Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam. UAV-X có chiều dài 2,5m, sải cánh 2,8m, vận tốc bay của nó đạt từ 250 - 350km/h, trần bay tối đa 8.000m, phạm vi hoạt động 100km. Máy bay không người lái UAV-X chủ yếu được sử dụng làm máy bay bia cho huấn luyện thực chiến phòng không cho những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2. Nguồn ảnh: VOV.Hiện, Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam đang hoàn thiện các biến thể tiếp theo của loại máy bay không người lái UAV-X, bao gồm máy bay không người lái UAV-03, và UAV-04, mẫu UAV này mới chỉ được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, vận tốc hành trình của nó có thể đạt tới 0,85 M, phạm vi hoạt động cũng sẽ được mở rộng, có thể sửu dụng thực hiện nhiệm vụ giám sát, theo dõi chiến trường trên biển. Nguồn ảnh: VOV.Máy bay không người lái mini MD4-1000: đây là máy bay không người lái được Việt Nam mua của Đức, có khả năng chụp được các loại ảnh có độ phân giải cao sau đó dùng phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp là Intergraph và Strabo để xử lý tiếp, cuối cùng sẽ có được bản đồ tác chiến 3D độ nét cao. Nguồn ảnh: belucky.com.Máy bay không người lái 4 cánh quạt MD4-1000 là phương tiện bay tự động cỡ nhỏ, cất/hạ cánh thẳng đứng tiên tiến trên thế giới. Vỏ ngoài thân máy bay sử dụng vật liệu sợi các-bon chuyên dụng có độ cứng cao, trọng lượng máy bay 2,6kg, trọng lượng mang tải thông thường là 0,8kg, trọng lượng mang tải lớn nhất 2kg, trọng lượng cất cánh lớn nhất 5,55kg, vận tốc cất cánh thẳng đứng 7,5m/s, vận tốc hành trình 15m/s, thời gian lưu không 70 phút, cự ly an toàn bay cho phép là 3.000m, độ cao an toàn bay cho phép là 1.000m, công suất động cơ 4×250W, hệ thống dẫn đường sử dụng hệ dẫn đường DGPS và dẫn đường quán tính. Nguồn ảnh: UST.Máy bay không người lái Orbiter 2: Orbiter 2 là sản phẩm UAV của Israel được Việt Nam mua để trang bị cho lực lượng pháo binh, dùng để trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Máy bay không người lái Orbiter 2 có chiều dài 1m, sải cánh 3m, trọng lượng cất cánh 9,5kg, độ cao hành trình từ 500 - 600m, trần bay lớn nhất 5.400m, phạm vi hoạt động 80km, vận tốc bay từ 55 - 130 km/h, thời gian bay liên tục 4 giờ. Orbiter 2 được phóng bằng giá phóng và thu hồi bằng kiểu mở dù. Nguồn ảnh: Defense Industry DailyMáy bay không người lái siêu nhẹ Swinglet CAM: Máy bay không người lái siêu nhẹ Swinglet CAM là sản phẩm của Công ty Sensefly/Thụy Điển, hiện đang có trong biên chế của Cục bản đồ/Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Swinglet CAM được sử dụng chủ yếu vào các nhiệm vụ chụp ảnh, tuần tra, theo dõi, trinh sát trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.Máy bay không người lái Swinglet CAM sử dụng thiết kế cánh bằng, đầu cánh nhọn gấp lên phía trên, sải cánh 0,8m, trọng lượng 0,5kg, vận tốc bay có thể đạt 36km/h, cự ly điều khiển từ xa 1km, điều khiển bay bằng bàn điều khiển cầm tay. Đặc điểm nổi bật nhất của máy bay không người lái Swinglet CAM đó là mang theo máy ảnh kỹ thuật số có tính năng ưu việt IXUS 127HS của Công ty Sensefly sản xuất, tiêu cự 4,3mm, độ phân giải 16MP, khi chụp đang bay ở độ cao 100m độ phân giải mặt đất có thể đạt tới 3cm. Nguồn ảnh: TheCoolist.
Những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam không ngừng gia tăng đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu máy bay không người lái (UAV), nỗ lực phát triển máy bay không người lái thông qua nhiều kênh khác nhau nhằm nâng cao năng lực tác chiến của quân đội, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó, việc phát triển các máy bay không người lái của Quân đội Nhân dân Việt Nam tuân thủ theo quan điểm đó là thúc đẩy phát triển máy bay không người lái bằng nhiều con đường, nhiều kênh khác nhau, từng bước hướng tới tự chủ trong nghiên cứu, phát triển. Ngoài ra quân đội ta đã cùng với các nước như Thụy Điển, Nga đã ký kết biên bản hợp tác nghiên cứu phát triển UAV. Nguồn ảnh:Russian Military.
Tuy nhiên nhưng mục tiêu cuối cùng của Việt Nam vẫn là tự phát triển các hệ thống UAV trong nước. Quân đội ta hy vọng thông qua hợp tác để có thể tự nghiên cứu phát triển các hệ thống UAV tiên tiến, xây dựng những tổ hợp nghiên cứu chế tạo các loại UAV made in Việt Nam. Đồng thời mua máy bay không người lái tiên tiến của nước ngoài để trang bị cho quân đội, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”. Nguồn ảnh: VOV.
Thời gian qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mua và đưa vào trang bị khá nhiều hệ thống UAV tiên tiến từ Đức, Thụy Điển, Mỹ, Israel và tương lai gần là một số UAV từ Belarus nhằm đa dạng hóa nguồn cung cũng như công nghệ cho loại phương tiện đặc biệt này. Và sau đây là một số loại máy bay không người lái đang có mặt trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: AviationsMilitaires.net.
Máy bay trinh sát không người lái VT-Patrol: Máy bay không người lái VT-Patrol là chiếc máy bay trinh sát không người lái đầu tiên của Việt Nam do Viện nghiên cứu phát triển thuộc Tập đoàn viễn thông quân đội - Viettel tự nghiên cứu phát triển. Năm 2012, Viettel đã đưa kiểu máy bay nguyên mẫu máy bay này vào thử nghiệm và đã bay thử nghiệm thành công.
Máy bay không người lái VT-Patrol có sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, vận tốc bay từ 100 - 150km/h, phạm vi hoạt động 50km, mang theo thiết bị thăm dò hồng ngoại độ nét cao, có thể nhận biết được người lính trên mặt đất từ khoảng cách 600m và có thể liên tục truyền tải video theo thời gian thực về trung tâm chỉ huy.
Máy bay không người lái UAV-X: là sản phẩm của Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam. UAV-X có chiều dài 2,5m, sải cánh 2,8m, vận tốc bay của nó đạt từ 250 - 350km/h, trần bay tối đa 8.000m, phạm vi hoạt động 100km. Máy bay không người lái UAV-X chủ yếu được sử dụng làm máy bay bia cho huấn luyện thực chiến phòng không cho những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2. Nguồn ảnh: VOV.
Hiện, Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam đang hoàn thiện các biến thể tiếp theo của loại máy bay không người lái UAV-X, bao gồm máy bay không người lái UAV-03, và UAV-04, mẫu UAV này mới chỉ được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, vận tốc hành trình của nó có thể đạt tới 0,85 M, phạm vi hoạt động cũng sẽ được mở rộng, có thể sửu dụng thực hiện nhiệm vụ giám sát, theo dõi chiến trường trên biển. Nguồn ảnh: VOV.
Máy bay không người lái mini MD4-1000: đây là máy bay không người lái được Việt Nam mua của Đức, có khả năng chụp được các loại ảnh có độ phân giải cao sau đó dùng phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp là Intergraph và Strabo để xử lý tiếp, cuối cùng sẽ có được bản đồ tác chiến 3D độ nét cao. Nguồn ảnh: belucky.com.
Máy bay không người lái 4 cánh quạt MD4-1000 là phương tiện bay tự động cỡ nhỏ, cất/hạ cánh thẳng đứng tiên tiến trên thế giới. Vỏ ngoài thân máy bay sử dụng vật liệu sợi các-bon chuyên dụng có độ cứng cao, trọng lượng máy bay 2,6kg, trọng lượng mang tải thông thường là 0,8kg, trọng lượng mang tải lớn nhất 2kg, trọng lượng cất cánh lớn nhất 5,55kg, vận tốc cất cánh thẳng đứng 7,5m/s, vận tốc hành trình 15m/s, thời gian lưu không 70 phút, cự ly an toàn bay cho phép là 3.000m, độ cao an toàn bay cho phép là 1.000m, công suất động cơ 4×250W, hệ thống dẫn đường sử dụng hệ dẫn đường DGPS và dẫn đường quán tính. Nguồn ảnh: UST.
Máy bay không người lái Orbiter 2: Orbiter 2 là sản phẩm UAV của Israel được Việt Nam mua để trang bị cho lực lượng pháo binh, dùng để trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Máy bay không người lái Orbiter 2 có chiều dài 1m, sải cánh 3m, trọng lượng cất cánh 9,5kg, độ cao hành trình từ 500 - 600m, trần bay lớn nhất 5.400m, phạm vi hoạt động 80km, vận tốc bay từ 55 - 130 km/h, thời gian bay liên tục 4 giờ. Orbiter 2 được phóng bằng giá phóng và thu hồi bằng kiểu mở dù. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily
Máy bay không người lái siêu nhẹ Swinglet CAM: Máy bay không người lái siêu nhẹ Swinglet CAM là sản phẩm của Công ty Sensefly/Thụy Điển, hiện đang có trong biên chế của Cục bản đồ/Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Swinglet CAM được sử dụng chủ yếu vào các nhiệm vụ chụp ảnh, tuần tra, theo dõi, trinh sát trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay không người lái Swinglet CAM sử dụng thiết kế cánh bằng, đầu cánh nhọn gấp lên phía trên, sải cánh 0,8m, trọng lượng 0,5kg, vận tốc bay có thể đạt 36km/h, cự ly điều khiển từ xa 1km, điều khiển bay bằng bàn điều khiển cầm tay. Đặc điểm nổi bật nhất của máy bay không người lái Swinglet CAM đó là mang theo máy ảnh kỹ thuật số có tính năng ưu việt IXUS 127HS của Công ty Sensefly sản xuất, tiêu cự 4,3mm, độ phân giải 16MP, khi chụp đang bay ở độ cao 100m độ phân giải mặt đất có thể đạt tới 3cm. Nguồn ảnh: TheCoolist.