Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, ngoài trạm radar của hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T, Quân đội Nga đã tấn công một kho nhiên liệu của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đồng thời tấn công binh lính và thiết bị quân sự ở nhiều khu định cư Krasnoye, Andreyevka, Novomikhaylovka, Kurdumovka và Georgiyevka. Vị trí cụ thể của tổ hợp radar bị phá hủy chưa được tiết lộ, nhưng có thông tin cho rằng đây không phải là hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T đầu tiên bị tấn công trong cuộc xung đột hiện nay. Ảnh: The Drive.
"Trong 24 giờ qua, các đơn vị Nga đã phá hủy một kho nhiên liệu, trạm radar thuộc hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T do Đức sản xuất, cũng như binh sĩ và vũ khí trang bị của Ukraine ở 112 khu vực. Đối phương mất tới 310 binh sĩ, 2 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh và 11 xe cơ giới.
Ngoài ra, lực lượng Nga đã bắn trúng, phá hủy 1 pháo tự hành Krab do Ba Lan chế tạo và hai lựu pháo Msta- B", báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ. Cũng theo Bộ này, lực lượng Ukraine đã tổn thất khoảng 430 binh sĩ ở khu vực Kupyansk và Krasny Liman trong 24 giờ qua.
Về phía Ukraine, Kyev Independent dẫn báo cáo ngày 30/1 của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, Nga đã mất tổng cộng 384.140 binh sĩ kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022. Con số này bao gồm 960 thương vong mà lực lượng Nga phải gánh chịu trong ngày qua.
Theo báo cáo, Nga cũng mất 6.300 xe tăng, 11.725 xe chiến đấu bọc thép, 12.191 phương tiện và thùng nhiên liệu, 9.144 hệ thống pháo binh, 972 hệ thống pháo - tên lửa phóng loạt, 663 hệ thống phòng không, 332 máy bay, 324 trực thăng, 7.084 UAV, 23 tàu thuyền và một tàu ngầm.
RIS-T là hệ thống phòng không hiện đại của Đức được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở nhiều khoảng cách khác nhau. Việc phá hủy một trạm radar của tổ hợp như vậy có thể tác động đáng kể đến khả năng phòng thủ của Quân đội Ukraine vì nó làm giảm khả năng phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa trên không.
Theo catalogue giới thiệu của nhà sản xuất - công ty quốc phòng Diehl Defense của Đức - hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T bao gồm trung tâm điều khiển, radar và các xe bệ phóng tên lửa tự hành, được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái.
Trong đó, bệ phóng được lắp đặt trên khung gầm xe bánh lốp (MAN 8x8, 4 cầu chủ động) hoặc bánh xích (BvS10) mang theo 4 hoặc 8 ống phóng kiêm ống bảo quản, có thể khai hỏa tên lửa theo phương thẳng đứng.
Đạn tên lửa IRIS-T diệt mục tiêu trong bán kính 40km với trần bắn tối đa 20km. Đáng chú ý, tên lửa được trang bị đầu dò quang - hồng ngoại với độ chính xác cao và có khả năng kháng nhiễu tốt để tác chiến trong môi trường bị chế áp điện tử mạnh.
Hệ thống có đài radar cảnh giới chỉ thị mục tiêu CEAFAR GBMMR sử dụng công nghệ mảng pha chủ động, có thể phát hiện các vật thể bay ở cự ly tới 200km. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể hoạt động cùng với radar TRML-4D, qua đó nâng cao khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250km.
Hệ thống tên lửa này có hai chế độ bắn là khóa mục tiêu trước khi bắn và khóa mục tiêu sau khi bắn, cho phép đánh chặn hiệu quả mục tiêu ở mọi góc độ (360 độ), trong nhiều điều kiện giao tranh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Đức đã cung cấp cho Ukraine 2 hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLM (bản tầm trung) và trong tương lai nước này sẽ viện trợ thêm 6 tổ hợp như vậy.
Ngoài ra vào tháng 8/2023, lần đầu tiên Đức bàn giao cho Ukraine phiên bản tầm ngắn của hệ thống này, đó là 2 bệ phóng IRIS-T SLS, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 10 km, tương lai sẽ có 20 bệ phóng khác tới bảo vệ bầu trời thủ đô Kyiv.
Trong biên chế phòng không Ukraine hiện nay, IRIS-T và hệ thống Patriot do Mỹ chế tạo kết hợp với nhau thành lưới lửa nhiều lớp. Bộ đôi này đã nhiều lần bắn hạ các chiến đấu cơ hiện đại của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Công ty Diehl Defense của Đức sản xuất. Nguồn: Defense Express.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, ngoài trạm radar của hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T, Quân đội Nga đã tấn công một kho nhiên liệu của Lực lượng Vũ trang Ukraine, đồng thời tấn công binh lính và thiết bị quân sự ở nhiều khu định cư Krasnoye, Andreyevka, Novomikhaylovka, Kurdumovka và Georgiyevka. Vị trí cụ thể của tổ hợp radar bị phá hủy chưa được tiết lộ, nhưng có thông tin cho rằng đây không phải là hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T đầu tiên bị tấn công trong cuộc xung đột hiện nay. Ảnh: The Drive.
"Trong 24 giờ qua, các đơn vị Nga đã phá hủy một kho nhiên liệu, trạm radar thuộc hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T do Đức sản xuất, cũng như binh sĩ và vũ khí trang bị của Ukraine ở 112 khu vực. Đối phương mất tới 310 binh sĩ, 2 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh và 11 xe cơ giới.
Ngoài ra, lực lượng Nga đã bắn trúng, phá hủy 1 pháo tự hành Krab do Ba Lan chế tạo và hai lựu pháo Msta- B", báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ. Cũng theo Bộ này, lực lượng Ukraine đã tổn thất khoảng 430 binh sĩ ở khu vực Kupyansk và Krasny Liman trong 24 giờ qua.
Về phía Ukraine, Kyev Independent dẫn báo cáo ngày 30/1 của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, Nga đã mất tổng cộng 384.140 binh sĩ kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022. Con số này bao gồm 960 thương vong mà lực lượng Nga phải gánh chịu trong ngày qua.
Theo báo cáo, Nga cũng mất 6.300 xe tăng, 11.725 xe chiến đấu bọc thép, 12.191 phương tiện và thùng nhiên liệu, 9.144 hệ thống pháo binh, 972 hệ thống pháo - tên lửa phóng loạt, 663 hệ thống phòng không, 332 máy bay, 324 trực thăng, 7.084 UAV, 23 tàu thuyền và một tàu ngầm.
RIS-T là hệ thống phòng không hiện đại của Đức được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở nhiều khoảng cách khác nhau. Việc phá hủy một trạm radar của tổ hợp như vậy có thể tác động đáng kể đến khả năng phòng thủ của Quân đội Ukraine vì nó làm giảm khả năng phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa trên không.
Theo catalogue giới thiệu của nhà sản xuất - công ty quốc phòng Diehl Defense của Đức - hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T bao gồm trung tâm điều khiển, radar và các xe bệ phóng tên lửa tự hành, được thiết kế để đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái.
Trong đó, bệ phóng được lắp đặt trên khung gầm xe bánh lốp (MAN 8x8, 4 cầu chủ động) hoặc bánh xích (BvS10) mang theo 4 hoặc 8 ống phóng kiêm ống bảo quản, có thể khai hỏa tên lửa theo phương thẳng đứng.
Đạn tên lửa IRIS-T diệt mục tiêu trong bán kính 40km với trần bắn tối đa 20km. Đáng chú ý, tên lửa được trang bị đầu dò quang - hồng ngoại với độ chính xác cao và có khả năng kháng nhiễu tốt để tác chiến trong môi trường bị chế áp điện tử mạnh.
Hệ thống có đài radar cảnh giới chỉ thị mục tiêu CEAFAR GBMMR sử dụng công nghệ mảng pha chủ động, có thể phát hiện các vật thể bay ở cự ly tới 200km. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể hoạt động cùng với radar TRML-4D, qua đó nâng cao khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250km.
Hệ thống tên lửa này có hai chế độ bắn là khóa mục tiêu trước khi bắn và khóa mục tiêu sau khi bắn, cho phép đánh chặn hiệu quả mục tiêu ở mọi góc độ (360 độ), trong nhiều điều kiện giao tranh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Đức đã cung cấp cho Ukraine 2 hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T SLM (bản tầm trung) và trong tương lai nước này sẽ viện trợ thêm 6 tổ hợp như vậy.
Ngoài ra vào tháng 8/2023, lần đầu tiên Đức bàn giao cho Ukraine phiên bản tầm ngắn của hệ thống này, đó là 2 bệ phóng IRIS-T SLS, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 10 km, tương lai sẽ có 20 bệ phóng khác tới bảo vệ bầu trời thủ đô Kyiv.
Trong biên chế phòng không Ukraine hiện nay, IRIS-T và hệ thống Patriot do Mỹ chế tạo kết hợp với nhau thành lưới lửa nhiều lớp. Bộ đôi này đã nhiều lần bắn hạ các chiến đấu cơ hiện đại của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Công ty Diehl Defense của Đức sản xuất. Nguồn: Defense Express.