Thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tên lửa phòng không S-500 "Prometheus" sẽ tấn công các mục tiêu tầm xa, bao gồm cả mục tiêu ngoài không gia, từ mọi kẻ phá hoại nào, bất chấp các công nghệ hiện đại vượt trội của đối phương.Hiện Bộ Quốc phòng đang phát triển hệ thống, cơ cấu tổ chức của các đơn vị phòng không tương lai sẽ được trang bị tổ hợp phòng không S-500 Prometheus kết hợp với hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-SM (ZRPK).Theo các nguồn tin, câu hỏi về kỹ thuật thực hiện quyết định này như thế nào hiện đang được giải quyết. Một cơ cấu tổ chức và nhân viên được tổ chức để giải quyết việc tích hợp hai tổ hợp tên lửa hiện đại này thành một.Trước đó, đã có thông tin cho rằng, khi hệ thống này hoàn thiện, nó có thể có hoả lực tương đương với cấp trung đoàn hay lữ đoàn. Hơn nữa, khả năng thành lập các đơn vị mới đang được xem xét, thay vì tái trang bị cho những đơn vị hiện có. Vào tháng 5/2021, tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã tuyên bố, các cuộc thử nghiệm của Prometheus sắp hoàn thành trong một cuộc họp về chủ đề quốc phòng diễn ra ở Sochi. S-500 sẽ sớm xuất hiện trong quân đội trong thời gian tới.Trước đó, người đứng đầu tập đoàn Rostec, ông Sergei Chemezov, cho biết những mẫu đầu tiên sẽ được ra quân trong năm nay. Dự kiến bắt đầu giao hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không (SAM) vào năm 2025. Tính đến nay, S-500 chưa có bức ảnh thật nào rò rỉ ra ngoài, theo các chuyên gia, đây sẽ là một hệ thống phòng không vượt trội mọi tổ hợp phòng không hiện có, thậm chí có thể sử dụng vào việc phòng thủ ở độ cao vũ trụ. Ảnh: mô phỏng hệ thống S-500.Còn về Pantsir-SM, đây là một biến thể của hệ thống tên lửa tự hành Pantsir bao gồm tên lửa đất đối không và pháo phòng không. Được thiết kế và phát triển bởi Cục thiết kế khí cụ KDP của Nga.Tại biến thể này, tổ hợp Pantsir-SM được tích hợp thêm cơ cấu nhắm bắn mục tiêu đa chức năng. Giúp hệ thống này có thể tăng phạm vi phát hiện mục tiêu từ 40 lên 75km và tăng phạm vi tác chiến lên đến 40km. Hệ thống này hoạt động trên khung xe Kamaz (8x8) với một ca-bin bọc thép và được hoàn thành công tác phát triển vào năm 2019.Khả năng “mang vác” của Pantsir-SM cũng là vượt trội so với các “đàn anh” đi trước khi mang được từ 48-96 quả tên lửa theo mình tuỳ vào các nhiệm vụ cụ thể nó được giao phó, kèm theo đó là hoả lực pháo tự động cỡ nòng 30mm. Thậm chí, tại bản nâng cấp này, theo giới chức Nga thì Pantsir-SM còn được trang bị loại tên lửa thế hệ mới được phát triển của Nga với vận tốc cao. Dự đoán về vận tốc của loại tên lửa vượt âm mới này có thể đạt từ không dưới Mach 5, thậm chí có thể vươn lên tới Mach 10. Nguồn ảnh: Pinterest. Hình ảnh hệ thống tổ hợp Pantsir-SM với uy lực kinh hoàng. Nguồn: SNAPPED SPINE.MP4 File 11.71 MB
Thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tên lửa phòng không S-500 "Prometheus" sẽ tấn công các mục tiêu tầm xa, bao gồm cả mục tiêu ngoài không gia, từ mọi kẻ phá hoại nào, bất chấp các công nghệ hiện đại vượt trội của đối phương.
Hiện Bộ Quốc phòng đang phát triển hệ thống, cơ cấu tổ chức của các đơn vị phòng không tương lai sẽ được trang bị tổ hợp phòng không S-500 Prometheus kết hợp với hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-SM (ZRPK).
Theo các nguồn tin, câu hỏi về kỹ thuật thực hiện quyết định này như thế nào hiện đang được giải quyết. Một cơ cấu tổ chức và nhân viên được tổ chức để giải quyết việc tích hợp hai tổ hợp tên lửa hiện đại này thành một.
Trước đó, đã có thông tin cho rằng, khi hệ thống này hoàn thiện, nó có thể có hoả lực tương đương với cấp trung đoàn hay lữ đoàn. Hơn nữa, khả năng thành lập các đơn vị mới đang được xem xét, thay vì tái trang bị cho những đơn vị hiện có.
Vào tháng 5/2021, tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã tuyên bố, các cuộc thử nghiệm của Prometheus sắp hoàn thành trong một cuộc họp về chủ đề quốc phòng diễn ra ở Sochi. S-500 sẽ sớm xuất hiện trong quân đội trong thời gian tới.
Trước đó, người đứng đầu tập đoàn Rostec, ông Sergei Chemezov, cho biết những mẫu đầu tiên sẽ được ra quân trong năm nay. Dự kiến bắt đầu giao hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không (SAM) vào năm 2025.
Tính đến nay, S-500 chưa có bức ảnh thật nào rò rỉ ra ngoài, theo các chuyên gia, đây sẽ là một hệ thống phòng không vượt trội mọi tổ hợp phòng không hiện có, thậm chí có thể sử dụng vào việc phòng thủ ở độ cao vũ trụ. Ảnh: mô phỏng hệ thống S-500.
Còn về Pantsir-SM, đây là một biến thể của hệ thống tên lửa tự hành Pantsir bao gồm tên lửa đất đối không và pháo phòng không. Được thiết kế và phát triển bởi Cục thiết kế khí cụ KDP của Nga.
Tại biến thể này, tổ hợp Pantsir-SM được tích hợp thêm cơ cấu nhắm bắn mục tiêu đa chức năng. Giúp hệ thống này có thể tăng phạm vi phát hiện mục tiêu từ 40 lên 75km và tăng phạm vi tác chiến lên đến 40km.
Hệ thống này hoạt động trên khung xe Kamaz (8x8) với một ca-bin bọc thép và được hoàn thành công tác phát triển vào năm 2019.
Khả năng “mang vác” của Pantsir-SM cũng là vượt trội so với các “đàn anh” đi trước khi mang được từ 48-96 quả tên lửa theo mình tuỳ vào các nhiệm vụ cụ thể nó được giao phó, kèm theo đó là hoả lực pháo tự động cỡ nòng 30mm.
Thậm chí, tại bản nâng cấp này, theo giới chức Nga thì Pantsir-SM còn được trang bị loại tên lửa thế hệ mới được phát triển của Nga với vận tốc cao. Dự đoán về vận tốc của loại tên lửa vượt âm mới này có thể đạt từ không dưới Mach 5, thậm chí có thể vươn lên tới Mach 10. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh hệ thống tổ hợp Pantsir-SM với uy lực kinh hoàng. Nguồn: SNAPPED SPINE.
MP4 File 11.71 MB