Hệ thống phòng không Barak 8 là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Israel. Đây được đánh giá là tổ hợp phòng không nguy hiểm và độc đáo bậc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.Với kinh nghiệm đánh chặn tên lửa và đạn phản lực suốt hàng chục năm qua, rõ ràng Israel đã không khiến thế giới thất vọng, với khả năng của tên lửa Barak 8.Theo thông tin được đăng tải trên tờ Defense Industry Daily, tổ hợp Barak 8 có thể coi là tên lửa phòng không tầm trung, vừa là tổ hợp tầm xa, chuyên trị các mục tiêu bay.Khả năng tương thích của tổ hợp này rộng tới nỗi, gần như mọi vật thể bay mà nhân loại có thể tung lên trời, Barak 8 đều có thể phát hiện và đánh chặn một cách đơn giản.Để tối đa khoá khả năng đánh chặn cũng như "tầm phủ sóng" của Barak 8, Israel và Ấn Độ thậm chí còn phát biển cùng lúc cả hai phiên bản phóng từ cơ cấu mặt đất cũng như phóng từ trên biển cho loại vũ khí này.Về cơ bản, tên lửa có chiều dài 4,5 mét, đường kính 0,225 mét ở đầu đạn, 0,54 mét ở khu vực mang nhiên liệu phóng. Mỗi tên lửa Barak 8 còn có sải cánh rộng 0.94 mét và mang theo 60 kg đầu đạn.Theo công bố của Bộ Quốc phòng Israel, loại tên lửa đánh chặn này có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bắn tối đa ban đầu là 70 km, nhưng sau đó đã được cải biên để nâng lên tới 90 km.Thậm chí, nhiều nguồn tin cho biết, tầm bắn của tên lửa Barak 8 ở thời điểm hiện tại, đã lên tới tren 100 km.Điểm độc đáo của loại vũ khí này, đó là động cơ của tên lửa Barak 8 là sự kết hợp giữa động cơ tên lửa và hệ thống vector lực đẩy, cho phép chúng có quỹ đạo bay cực kỳ cơ động ở dải tốc độ cao.Loại tên lửa này được thiết kế để có thể đối phó với rất nhiều kiểu mục tiêu bay khác nhau, từ tên lửa chống hạm, máy bay, UAV, tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình.Điểm quan trọng nhất của tên lửa phòng không Barak 8 đó là nó có hệ thống radar phủ 360 độ. Điều này có nghĩa, một dàn tên lửa Barak 8 có khả năng bao phủ một khu vực rộng lớn gấp 3 lần so với các loại tên lửa phòng không hiện đại nhất mà Mỹ đang sở hữu ngày nay.Hiện tại, một loạt các quốc gia đã đặt hàng loại vũ khí này bao gồm Azerbaijan và Morocco. Tất nhiên, bản thân Ấn Độ và Israel đã đưa loại tên lửa này vào sử dụng.Gần đây, tờ Haazetz - tờ báo lâu đời bậc nhất của Israel, khẳng định rằng một loạt các quốc gia khác như Phần Lan, Đức, Ba Lan hay thậm chí là Việt Nam, đều đang để mắt tới Barak 8.
Hệ thống phòng không Barak 8 là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Israel. Đây được đánh giá là tổ hợp phòng không nguy hiểm và độc đáo bậc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Với kinh nghiệm đánh chặn tên lửa và đạn phản lực suốt hàng chục năm qua, rõ ràng Israel đã không khiến thế giới thất vọng, với khả năng của tên lửa Barak 8.
Theo thông tin được đăng tải trên tờ Defense Industry Daily, tổ hợp Barak 8 có thể coi là tên lửa phòng không tầm trung, vừa là tổ hợp tầm xa, chuyên trị các mục tiêu bay.
Khả năng tương thích của tổ hợp này rộng tới nỗi, gần như mọi vật thể bay mà nhân loại có thể tung lên trời, Barak 8 đều có thể phát hiện và đánh chặn một cách đơn giản.
Để tối đa khoá khả năng đánh chặn cũng như "tầm phủ sóng" của Barak 8, Israel và Ấn Độ thậm chí còn phát biển cùng lúc cả hai phiên bản phóng từ cơ cấu mặt đất cũng như phóng từ trên biển cho loại vũ khí này.
Về cơ bản, tên lửa có chiều dài 4,5 mét, đường kính 0,225 mét ở đầu đạn, 0,54 mét ở khu vực mang nhiên liệu phóng. Mỗi tên lửa Barak 8 còn có sải cánh rộng 0.94 mét và mang theo 60 kg đầu đạn.
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Israel, loại tên lửa đánh chặn này có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bắn tối đa ban đầu là 70 km, nhưng sau đó đã được cải biên để nâng lên tới 90 km.
Thậm chí, nhiều nguồn tin cho biết, tầm bắn của tên lửa Barak 8 ở thời điểm hiện tại, đã lên tới tren 100 km.
Điểm độc đáo của loại vũ khí này, đó là động cơ của tên lửa Barak 8 là sự kết hợp giữa động cơ tên lửa và hệ thống vector lực đẩy, cho phép chúng có quỹ đạo bay cực kỳ cơ động ở dải tốc độ cao.
Loại tên lửa này được thiết kế để có thể đối phó với rất nhiều kiểu mục tiêu bay khác nhau, từ tên lửa chống hạm, máy bay, UAV, tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình.
Điểm quan trọng nhất của tên lửa phòng không Barak 8 đó là nó có hệ thống radar phủ 360 độ. Điều này có nghĩa, một dàn tên lửa Barak 8 có khả năng bao phủ một khu vực rộng lớn gấp 3 lần so với các loại tên lửa phòng không hiện đại nhất mà Mỹ đang sở hữu ngày nay.
Hiện tại, một loạt các quốc gia đã đặt hàng loại vũ khí này bao gồm Azerbaijan và Morocco. Tất nhiên, bản thân Ấn Độ và Israel đã đưa loại tên lửa này vào sử dụng.
Gần đây, tờ Haazetz - tờ báo lâu đời bậc nhất của Israel, khẳng định rằng một loạt các quốc gia khác như Phần Lan, Đức, Ba Lan hay thậm chí là Việt Nam, đều đang để mắt tới Barak 8.