Các doanh nghiệp làm việc cho lực lượng hải quân Hàn Quốc có kế hoạch phát triển, đóng mới và đưa vào sử dụng một tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 2033, điều này được đưa tin bởi The Korea Herald.Trong tương lai gần, một số công ty Hàn Quốc sẽ bắt đầu phát triển các công nghệ và vật liệu khác nhau có thể được sử dụng để thiết kế một con tàu đầy hứa hẹn có lượng giãn nước khoảng 40 nghìn tấn.Đại diện của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng một con tàu như vậy đơn giản là cần thiết để "chủ động đối phó với các mối đe dọa từ mọi phía". Trước hết, họ có kế hoạch sử dụng tàu sân bay mới để ngăn chặn các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Triều Tiên hoặc Trung Quốc.The Korea Herald nói rõ: "Quân đội Hàn Quốc lần đầu tiên công bố ý định phát triển một loại tàu sân bay hạng nhẹ có khả năng tiếp nhận và điều động các máy bay cất - hạ cánh thẳng đứng vào tháng 7/2019"."Sau đó xuất hiện thông tin cho rằng hàng không mẫu hạm mới dự định sử dụng một số phát triển thu được trong quá trình nghiên cứu và triển khai đóng tàu sân bay trực thăng tấn công đổ bộ kiểu Dokdo".Tàu sân bay hạng nhẹ của Hàn Quốc được chỉ định là LPH-II, sẽ có khả năng mang theo 16 máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng kiểu F-35B Lightning II do Mỹ sản xuất.Con tàu cũng sẽ có khả năng chở tới 3.000 lính thủy đánh bộ và 20 xe bọc thép. Để tạo điều kiện thuận lợi cho máy bay cất cánh, người ta dự kiến trang bị đường cất cánh kiểu nhảy cầu. Một số chuyên gia quân sự Hàn Quốc xếp LPH-II là một tàu đổ bộ đa năng.Cũng có thông tin cho rằng Đại học Quốc gia Busan, LIG Nex1 và Cơ quan Phát triển Quốc phòng sẽ tham gia vào dự án chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ. Hàn Quốc dự định sẽ hoàn thành việc nghiên cứu công nghệ và vật liệu mới cho con tàu vào năm 2024.Đặc biệt, một lớp phủ chịu nhiệt cho sàn đáp sẽ được chế tạo để có thể chịu được luồng xả phản lực nóng từ động cơ máy bay chiến đấu F-35B vốn lên tới hàng nghìn độ C, đủ để nung chảy thép sàn tàu.Như vậy có thể thấy rằng các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bước vào một cuộc chạy đua vũ trang cục bộ, phần lớn được bắt nguồn bởi sự tích cực xây dựng tiềm lực quân sự của Trung Quốc.Cần lưu ý rằng hải quân Trung Quốc đã đưa các tàu sân bay Liêu Ninh - Type 001 (chiếc Varyag mua lại từ Liên Xô) và tàu Sơn Đông - Type 002 vào thành phần tác chiến. Ngoài ra Bắc Kinh còn đang đóng một tàu sân bay thứ ba có sàn phẳng.Trước nguy cơ lớn, vào năm 2018, chính quyền Nhật Bản đã công bố ý định chuyển đổi hai tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thành tàu sân bay, dựa trên nền tảng sức mạnh máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II.So sánh với hàng không mẫu hạm của Trung Quốc thì dễ dàng thấy rằng tàu sân bay của Hàn Quốc và Nhật Bản có kích thước nhỏ hơn và mang được ít tiêm kích hơn, họ dự định dùng ưu thế công nghệ của tiêm kích tàng hình để lấp đầy khoảng cách.Ngoài ra việc vẫn trang bị khả năng của một con tàu đổ bộ mặc dù mang lại tính đa năng cao cho tàu sân bay mới nhưng cũng có thể làm suy yếu nó, bởi tính năng bị phân tán cho vai trò phụ.
Các doanh nghiệp làm việc cho lực lượng hải quân Hàn Quốc có kế hoạch phát triển, đóng mới và đưa vào sử dụng một tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 2033, điều này được đưa tin bởi The Korea Herald.
Trong tương lai gần, một số công ty Hàn Quốc sẽ bắt đầu phát triển các công nghệ và vật liệu khác nhau có thể được sử dụng để thiết kế một con tàu đầy hứa hẹn có lượng giãn nước khoảng 40 nghìn tấn.
Đại diện của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói rằng một con tàu như vậy đơn giản là cần thiết để "chủ động đối phó với các mối đe dọa từ mọi phía". Trước hết, họ có kế hoạch sử dụng tàu sân bay mới để ngăn chặn các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Triều Tiên hoặc Trung Quốc.
The Korea Herald nói rõ: "Quân đội Hàn Quốc lần đầu tiên công bố ý định phát triển một loại tàu sân bay hạng nhẹ có khả năng tiếp nhận và điều động các máy bay cất - hạ cánh thẳng đứng vào tháng 7/2019".
"Sau đó xuất hiện thông tin cho rằng hàng không mẫu hạm mới dự định sử dụng một số phát triển thu được trong quá trình nghiên cứu và triển khai đóng tàu sân bay trực thăng tấn công đổ bộ kiểu Dokdo".
Tàu sân bay hạng nhẹ của Hàn Quốc được chỉ định là LPH-II, sẽ có khả năng mang theo 16 máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng kiểu F-35B Lightning II do Mỹ sản xuất.
Con tàu cũng sẽ có khả năng chở tới 3.000 lính thủy đánh bộ và 20 xe bọc thép. Để tạo điều kiện thuận lợi cho máy bay cất cánh, người ta dự kiến trang bị đường cất cánh kiểu nhảy cầu. Một số chuyên gia quân sự Hàn Quốc xếp LPH-II là một tàu đổ bộ đa năng.
Cũng có thông tin cho rằng Đại học Quốc gia Busan, LIG Nex1 và Cơ quan Phát triển Quốc phòng sẽ tham gia vào dự án chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ. Hàn Quốc dự định sẽ hoàn thành việc nghiên cứu công nghệ và vật liệu mới cho con tàu vào năm 2024.
Đặc biệt, một lớp phủ chịu nhiệt cho sàn đáp sẽ được chế tạo để có thể chịu được luồng xả phản lực nóng từ động cơ máy bay chiến đấu F-35B vốn lên tới hàng nghìn độ C, đủ để nung chảy thép sàn tàu.
Như vậy có thể thấy rằng các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bước vào một cuộc chạy đua vũ trang cục bộ, phần lớn được bắt nguồn bởi sự tích cực xây dựng tiềm lực quân sự của Trung Quốc.
Cần lưu ý rằng hải quân Trung Quốc đã đưa các tàu sân bay Liêu Ninh - Type 001 (chiếc Varyag mua lại từ Liên Xô) và tàu Sơn Đông - Type 002 vào thành phần tác chiến. Ngoài ra Bắc Kinh còn đang đóng một tàu sân bay thứ ba có sàn phẳng.
Trước nguy cơ lớn, vào năm 2018, chính quyền Nhật Bản đã công bố ý định chuyển đổi hai tàu sân bay trực thăng lớp Izumo thành tàu sân bay, dựa trên nền tảng sức mạnh máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II.
So sánh với hàng không mẫu hạm của Trung Quốc thì dễ dàng thấy rằng tàu sân bay của Hàn Quốc và Nhật Bản có kích thước nhỏ hơn và mang được ít tiêm kích hơn, họ dự định dùng ưu thế công nghệ của tiêm kích tàng hình để lấp đầy khoảng cách.
Ngoài ra việc vẫn trang bị khả năng của một con tàu đổ bộ mặc dù mang lại tính đa năng cao cho tàu sân bay mới nhưng cũng có thể làm suy yếu nó, bởi tính năng bị phân tán cho vai trò phụ.