Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất quốc phòng thứ hai chỉ sau Nga; tại Ukraine đặt nhiều nhà máy sản xuất động cơ tên lửa, tuabin khí cho tàu chiến, động cơ máy bay.Ngoài số cơ sở nghiên cứu, sản xuất quốc phòng, Ukraine cũng là quốc gia được thừa hưởng rất nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật như các loại máy bay chiến đấu, tàu chiến, xe tăng và thậm chí là cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và nhiều loại vũ khí chiến lược khác.Tận dụng khi Liên Xô mới sụp đổ, kinh tế rất khó khăn, Trung Quốc đã tranh thủ mua nhiều công nghệ của Liên Xô mà Ukraine thừa hưởng; trong 30 năm qua, Ukraine đã chuyển giao hơn 1.500 công nghệ cao cấp cho Trung Quốc như tàu sân bay, máy bay chiến đấu, động cơ máy bay, xe tăng v.v.Vì lý do này, nhiều vũ khí được trang bị ở Trung Quốc ngày nay, không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ của Ukraine. Tuy nhiên, vẫn còn một số công nghệ mà phía Trung Quốc dù đã rất cố gắng, nhưng vẫn không thể mua được của Ukraine; và phía Ukraine cũng rất muốn bán, nhưng gặp phải sự ngăn cản của bên thứ ba.Vũ khí mà Trung Quốc rất thèm muốn của Ukraine, đó chính là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160; đây là loại máy bay ném bom có tải trọng lớn nhất thế giới, với tốc độ bay tối đa hơn 2 Mach.Dưới thời Liên Xô, để xâm nhập không phận Mỹ, Liên Xô đã phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 và Tu-22M; nhưng khi hệ thống phòng không của Mỹ được tổ chức tốt, những máy bay trên khó có thể phá vỡ mạng lưới phòng không của Mỹ.Trước tình hình như vậy, vậy Liên Xô đã phát triển loại máy bay ném bom chiến lược mới, có tốc độ siêu âm, cũng như khả năng bay cực thấp, đó là máy bay Tu-160; sở dĩ Tu-160 có được khả năng này, ngoài hình dáng khí động học, máy bay này chủ yếu phụ thuộc vào sức mạnh do động cơ NK-32 cung cấp.Có thể nói, nếu không có động cơ NK-32 này, Liên Xô sẽ khó sản xuất thành công máy bay ném bom Tu-160. Nhờ có động cơ NK-32, chiếc máy bay có biệt danh “Thiên nga trắng” này có thể mang tải trọng đến 40 tấn vũ khí, tầm bay liên tục 13.000 km, và đã trở thành một phần quan trọng của bộ ba hạt nhân chiến lược Liên Xô/Nga.Sau khi Liên Xô tan rã, chỉ có Nga và Ukraine được sở hữu loại máy bay chiến lược này; lúc đó Ukraine đang phải bán bớt các “di sản” của Liên Xô do thực trạng nền kinh tế khó khăn; và Trung Quốc đã đặt vấn đề với phía Ukraine để mua số máy bay Tu-160 mà phía Ukraine đang sở hữu.Nhưng sau đó, Mỹ và Nga liên tiếp gây áp lực với Ukraine, yêu cầu Ukraine phá hủy vũ khí chiến lược và vũ khí hạt nhân, và hứa sẽ hỗ trợ kinh tế cho Ukraine. Vì lý do này, Ukraine cũng chọn làm theo "khuyến nghị" của Mỹ và Nga, phá hủy rất nhiều vũ khí chiến lược và đầu đạn hạt nhân, bao gồm hàng chục máy bay ném bom Tu-160.Mặc dù phá hủy số máy bay trên, nhưng Ukraine vẫn giữ lại động cơ NK-32, "trái tim" của Tu-160; động cơ này có lực đẩy lên tới 23 tấn và đây cũng là loại động cơ có lực đẩy lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Chỉ cần Trung Quốc mua được NK-32, cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trong tương lai của Trung Quốc.Nhưng cuối cùng, Mỹ và Nga vẫn yêu cầu Ukraine tháo dỡ và niêm phong các động cơ NK-32 này. Tất cả các máy bay ném bom Tu-160 thuộc sở hữu của Ukraine đã bị phá hủy hoặc chuyển nhượng cho Nga, số động cơ NK-32 cũng được tháo rời thành các bộ phận, nhưng không phải để bán; và Trung Quốc đã không mua được gì, dù chỉ là con ốc vít.Gần đây, chính phủ Ukraine đã tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép Trung Quốc mua công ty chế tạo động cơ máy bay Motor Sich, một công ty thuộc quyền sở hữu nhà nước của Ukraine, do sức ép của Mỹ và nguy cơ trừng phạt từ các nước phương Tây; nếu Ukraine khăng khăng bán Motor Sich cho Trung Quốc, có thể sẽ gây ra tổn thất lớn về viện trợ kinh tế của phương Tây cho Ukraine.Mặc dù công ty Motor Sich hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, do căng thẳng giữa Ukraine và Nga, dẫn đến chính phủ Ukraine cấm Motor Sich bán động cơ cho Nga; nếu Trung Quốc không đặt hàng, rất có thể Motor Sich sẽ phá sản.Với nền kinh tế èo uột của Ukraine hiện tại, rất có thể Ukraine vẫn tiếp tục đánh đổi những bí mật quân sự để lấy lợi ích kinh tế, cho tới khi không còn bí mật nào để bán, và Trung Quốc vẫn là những khách hàng lớn nhất; và có thể trong tương lai, họ sẽ có một vai trò mới đó là nạn nhân của chính những công nghệ mà họ đã bán.Video Máy bay ném bom siêu âm Tu-160 "lạng lách đánh võng" trên không.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất quốc phòng thứ hai chỉ sau Nga; tại Ukraine đặt nhiều nhà máy sản xuất động cơ tên lửa, tuabin khí cho tàu chiến, động cơ máy bay.
Ngoài số cơ sở nghiên cứu, sản xuất quốc phòng, Ukraine cũng là quốc gia được thừa hưởng rất nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật như các loại máy bay chiến đấu, tàu chiến, xe tăng và thậm chí là cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và nhiều loại vũ khí chiến lược khác.
Tận dụng khi Liên Xô mới sụp đổ, kinh tế rất khó khăn, Trung Quốc đã tranh thủ mua nhiều công nghệ của Liên Xô mà Ukraine thừa hưởng; trong 30 năm qua, Ukraine đã chuyển giao hơn 1.500 công nghệ cao cấp cho Trung Quốc như tàu sân bay, máy bay chiến đấu, động cơ máy bay, xe tăng v.v.
Vì lý do này, nhiều vũ khí được trang bị ở Trung Quốc ngày nay, không thể tách rời khỏi sự giúp đỡ của Ukraine. Tuy nhiên, vẫn còn một số công nghệ mà phía Trung Quốc dù đã rất cố gắng, nhưng vẫn không thể mua được của Ukraine; và phía Ukraine cũng rất muốn bán, nhưng gặp phải sự ngăn cản của bên thứ ba.
Vũ khí mà Trung Quốc rất thèm muốn của Ukraine, đó chính là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160; đây là loại máy bay ném bom có tải trọng lớn nhất thế giới, với tốc độ bay tối đa hơn 2 Mach.
Dưới thời Liên Xô, để xâm nhập không phận Mỹ, Liên Xô đã phát triển máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 và Tu-22M; nhưng khi hệ thống phòng không của Mỹ được tổ chức tốt, những máy bay trên khó có thể phá vỡ mạng lưới phòng không của Mỹ.
Trước tình hình như vậy, vậy Liên Xô đã phát triển loại máy bay ném bom chiến lược mới, có tốc độ siêu âm, cũng như khả năng bay cực thấp, đó là máy bay Tu-160; sở dĩ Tu-160 có được khả năng này, ngoài hình dáng khí động học, máy bay này chủ yếu phụ thuộc vào sức mạnh do động cơ NK-32 cung cấp.
Có thể nói, nếu không có động cơ NK-32 này, Liên Xô sẽ khó sản xuất thành công máy bay ném bom Tu-160. Nhờ có động cơ NK-32, chiếc máy bay có biệt danh “Thiên nga trắng” này có thể mang tải trọng đến 40 tấn vũ khí, tầm bay liên tục 13.000 km, và đã trở thành một phần quan trọng của bộ ba hạt nhân chiến lược Liên Xô/Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, chỉ có Nga và Ukraine được sở hữu loại máy bay chiến lược này; lúc đó Ukraine đang phải bán bớt các “di sản” của Liên Xô do thực trạng nền kinh tế khó khăn; và Trung Quốc đã đặt vấn đề với phía Ukraine để mua số máy bay Tu-160 mà phía Ukraine đang sở hữu.
Nhưng sau đó, Mỹ và Nga liên tiếp gây áp lực với Ukraine, yêu cầu Ukraine phá hủy vũ khí chiến lược và vũ khí hạt nhân, và hứa sẽ hỗ trợ kinh tế cho Ukraine. Vì lý do này, Ukraine cũng chọn làm theo "khuyến nghị" của Mỹ và Nga, phá hủy rất nhiều vũ khí chiến lược và đầu đạn hạt nhân, bao gồm hàng chục máy bay ném bom Tu-160.
Mặc dù phá hủy số máy bay trên, nhưng Ukraine vẫn giữ lại động cơ NK-32, "trái tim" của Tu-160; động cơ này có lực đẩy lên tới 23 tấn và đây cũng là loại động cơ có lực đẩy lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Chỉ cần Trung Quốc mua được NK-32, cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trong tương lai của Trung Quốc.
Nhưng cuối cùng, Mỹ và Nga vẫn yêu cầu Ukraine tháo dỡ và niêm phong các động cơ NK-32 này. Tất cả các máy bay ném bom Tu-160 thuộc sở hữu của Ukraine đã bị phá hủy hoặc chuyển nhượng cho Nga, số động cơ NK-32 cũng được tháo rời thành các bộ phận, nhưng không phải để bán; và Trung Quốc đã không mua được gì, dù chỉ là con ốc vít.
Gần đây, chính phủ Ukraine đã tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép Trung Quốc mua công ty chế tạo động cơ máy bay Motor Sich, một công ty thuộc quyền sở hữu nhà nước của Ukraine, do sức ép của Mỹ và nguy cơ trừng phạt từ các nước phương Tây; nếu Ukraine khăng khăng bán Motor Sich cho Trung Quốc, có thể sẽ gây ra tổn thất lớn về viện trợ kinh tế của phương Tây cho Ukraine.
Mặc dù công ty Motor Sich hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, do căng thẳng giữa Ukraine và Nga, dẫn đến chính phủ Ukraine cấm Motor Sich bán động cơ cho Nga; nếu Trung Quốc không đặt hàng, rất có thể Motor Sich sẽ phá sản.
Với nền kinh tế èo uột của Ukraine hiện tại, rất có thể Ukraine vẫn tiếp tục đánh đổi những bí mật quân sự để lấy lợi ích kinh tế, cho tới khi không còn bí mật nào để bán, và Trung Quốc vẫn là những khách hàng lớn nhất; và có thể trong tương lai, họ sẽ có một vai trò mới đó là nạn nhân của chính những công nghệ mà họ đã bán.
Video Máy bay ném bom siêu âm Tu-160 "lạng lách đánh võng" trên không.