Mới đây, thông tin và hình ảnh về một chiếc tàu đổ bộ tấn công đời mới của Nga đã bị rò rỉ lên internet. Theo các thông tin được đăng tải, phía Nga đang nghiên cứu phát triển cho mình một loại tàu đổ bộ tấn công hoàn toàn mới, chiếc đầu tiên sẽ được hạ thủy vào năm 2024 tới đây, chiếc thứ hai sẽ được hạ thủy vào năm 2026. Nguồn ảnh: Sina.Các thông tin bị rò rỉ (một cách cố tình, hoặc cố ý) cũng cho biết, chiếc tàu đổ bộ tấn công đời mới này dự kiến sẽ mang theo các trực thăng tấn công Ka-52, trực thăng săn ngầm Ka-27, Ka-29 và Ka-31. Đây đều là những loại trực thăng đồng trục rất hiệu quả trong việc hoạt động trên biển. Nguồn ảnh: Sina.Kể từ sau cuộc xung đột tại Syria, Nga nhận thấy rằng nước này cần tăng cường cho lực lượng tàu vận tải, tàu đổ bộ có khả năng tấn công trên biển để triển khai lực lượng trong những cuộc xung đột nằm xa bên ngoài lãnh thổ của nước này. Nguồn ảnh: Sina.Việc nghiên cứu để đóng mới tàu sân bay có vẻ là sẽ mất rất nhiều thời gian và cực kỳ tốn kém, thay vào đó những chiếc tàu đổ bộ tấn công kiểu như thế này sẽ tốn ít thời gian nghiên cứu, chế tạo và đóng mới hơn, kinh phí bảo dưỡng cũng giảm và có giá thành thấp hơn rất nhiều lần so với những tàu trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.Các thông tin về mẫu tàu đổ bộ tấn công của Nga cho biết chiếc tàu này sẽ có độ giãn nước từ 14.000 tần tới 24.000 tấn, có thể mang theo từ 8 tới 16 máy bay trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Sina.So với các tàu sân bay trực thăng, số lượng trực thăng trên những chiếc tàu đổ bộ tấn công là quá ít ỏi. Tuy nhiên ngần đó cũng đủ để thực hiện nhiệm vụ yểm trợ đổ bộ, đổ quân của lực lượng Hải quân đánh bộ. Trong một cuộc tấn công, có thể sẽ có nhiều tàu đổ bộ cùng tham gia, lực lượng trực thăng trên không sẽ được tăng cường theo cấp số nhân với số lượng và hỏa lực mạnh hơn rất nhiều so với khi các tàu đổ bộ tấn công hoạt động một mình với số lượng trực thăng ít ỏi. Nguồn ảnh: Sina.Dường như việc trang bị các tàu đổ bộ tấn công hiện đại đời mới cho lực lượng hải quân của mình đang dần trở thành "mốt" ở nhiều quốc gia đặc biệt với sự tham gia của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã tiết lộ một vài hình ảnh về chiếc tàu đổ bộ tấn công đời mới có tên Type 075 của mình. Nguồn ảnh: Sina.Có nhiều ưu thế về thời gian nghiên cứu đóng mới và giá thành sản xuất hơn so với các tàu sân bay hiện đại, đặc biệt, các tàu đổ bộ tấn công hiện tại còn có thể thực hiện nhiệm vụ của một tàu sân bay với việc các loại chiến đấu cơ phản lực có khả năng cất cánh lên thẳng hoặc cất cánh trên đường băng ngắn càng ngày càng trở nên phổ biến. Nguồn ảnh: Sina.
Mới đây, thông tin và hình ảnh về một chiếc tàu đổ bộ tấn công đời mới của Nga đã bị rò rỉ lên internet. Theo các thông tin được đăng tải, phía Nga đang nghiên cứu phát triển cho mình một loại tàu đổ bộ tấn công hoàn toàn mới, chiếc đầu tiên sẽ được hạ thủy vào năm 2024 tới đây, chiếc thứ hai sẽ được hạ thủy vào năm 2026. Nguồn ảnh: Sina.
Các thông tin bị rò rỉ (một cách cố tình, hoặc cố ý) cũng cho biết, chiếc tàu đổ bộ tấn công đời mới này dự kiến sẽ mang theo các trực thăng tấn công Ka-52, trực thăng săn ngầm Ka-27, Ka-29 và Ka-31. Đây đều là những loại trực thăng đồng trục rất hiệu quả trong việc hoạt động trên biển. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ sau cuộc xung đột tại Syria, Nga nhận thấy rằng nước này cần tăng cường cho lực lượng tàu vận tải, tàu đổ bộ có khả năng tấn công trên biển để triển khai lực lượng trong những cuộc xung đột nằm xa bên ngoài lãnh thổ của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Việc nghiên cứu để đóng mới tàu sân bay có vẻ là sẽ mất rất nhiều thời gian và cực kỳ tốn kém, thay vào đó những chiếc tàu đổ bộ tấn công kiểu như thế này sẽ tốn ít thời gian nghiên cứu, chế tạo và đóng mới hơn, kinh phí bảo dưỡng cũng giảm và có giá thành thấp hơn rất nhiều lần so với những tàu trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.
Các thông tin về mẫu tàu đổ bộ tấn công của Nga cho biết chiếc tàu này sẽ có độ giãn nước từ 14.000 tần tới 24.000 tấn, có thể mang theo từ 8 tới 16 máy bay trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Sina.
So với các tàu sân bay trực thăng, số lượng trực thăng trên những chiếc tàu đổ bộ tấn công là quá ít ỏi. Tuy nhiên ngần đó cũng đủ để thực hiện nhiệm vụ yểm trợ đổ bộ, đổ quân của lực lượng Hải quân đánh bộ. Trong một cuộc tấn công, có thể sẽ có nhiều tàu đổ bộ cùng tham gia, lực lượng trực thăng trên không sẽ được tăng cường theo cấp số nhân với số lượng và hỏa lực mạnh hơn rất nhiều so với khi các tàu đổ bộ tấn công hoạt động một mình với số lượng trực thăng ít ỏi. Nguồn ảnh: Sina.
Dường như việc trang bị các tàu đổ bộ tấn công hiện đại đời mới cho lực lượng hải quân của mình đang dần trở thành "mốt" ở nhiều quốc gia đặc biệt với sự tham gia của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã tiết lộ một vài hình ảnh về chiếc tàu đổ bộ tấn công đời mới có tên Type 075 của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Có nhiều ưu thế về thời gian nghiên cứu đóng mới và giá thành sản xuất hơn so với các tàu sân bay hiện đại, đặc biệt, các tàu đổ bộ tấn công hiện tại còn có thể thực hiện nhiệm vụ của một tàu sân bay với việc các loại chiến đấu cơ phản lực có khả năng cất cánh lên thẳng hoặc cất cánh trên đường băng ngắn càng ngày càng trở nên phổ biến. Nguồn ảnh: Sina.