Chỉ tính riêng ở Ukraine, Quân đội Mỹ đã có Trung đoàn thiết kỵ 278 Tennessee. Đây là đơn vị đóng quân ở Ukraine với nhiệm vụ điều hành trung tâm huấn luyện Yavoriv cho lực lượng quân đội nước này. Nguồn ảnh: BI.Một lực lượng khác cũng có mặt tại căn cứ quân sự Hohenfel, Đức. Đây là lực lượng dự bị, sẽ được sử dụng để sẵn sàng di chuyển sang Đông Âu khi cần nhằm hỗ trợ cho các lực lượng bạn. Nguồn ảnh: BI.Ngoài ra còn có Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn Kỵ binh số 1 cùng Lữ đoàn thiết giáp số 1 thuộc Sư đoàn bộ binh số 1 và Lữ đoàn Không quân Lục quân số 4 thuộc Sư đoàn Bộ binh số 4 đóng quân tại Romania - cũng sẵn sàng tham chiến ở Đông Âu khi có yêu cầu. Nguồn ảnh: BI.Tiếp đến là các lực lượng Thuỷ quân Lục chiến. Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ở khu vực Đông Âu đóng quân chủ yếu ở Romania nhưng di chuyển liên tục giữa các quốc gia trong khu vực theo kiểu "xoay vòng". Nguồn ảnh: BI.Năm 2017, ở vùng biển Breeze của Ukraine có sự góp mặt của Đại đội Echo, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 25 Thuỷ quân Lục chiến. Số lượng lính Thuỷ quân Lục chiến ở Ukraine trong năm 2018 này được cho là ít nhất bằng hoặc cao hơn so với năm ngoái. Nguồn ảnh: BI.So với Lục quân, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ thiện chiến và cơ động hơn nhiều với khả năng tấn công đa dạng, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại và quan trọng nhất là được nhận nhiều ưu tiên hơn trong các chiến dịch tổng lực. Nguồn ảnh: BI.Không quân cũng là một phần không thể thiếu được của sức mạnh quân sự của Mỹ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ năm 2018, Không quân Mỹ bắt đầu tập trận tại Ukraine với cuộc tập trận Clear Sky 2018 đa quốc gia được Kiev tổ chức. Nguồn ảnh: BI.Về cơ bản, Không quân Mỹ với khả năng phản ứng nhanh không nhất thiết phải đặt sân bay quân sự ở Ukraine. Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, Mỹ đã có rất nhiều căn cứ không quân ở Đức và Italia, đủ ngắn để các lực lượng này phản ứng lại với mọi mối nguy ở biển Đen trong thời gian ngắn nhất. Nguồn ảnh: BI.Hiện tại, nước này còn mở thêm các căn cứ quân sự mới ở Ba Lan. Ví dụ như hồi tháng năm vừa rồi, Mỹ mở thêm căn cứ sân bay quân sự Miroslawiec ở Ba Lan với trang bị các máy bay không người lái MQ-9 hiện đại bậc nhất của Không quân nước này. Nguồn ảnh: BI.Hải quân Mỹ đóng ở khu vực Địa Trung Hải bao gồm hạm đội 6. Tuy nhiên lực lượng này không có nhiều các hoạt động ở biển Đen vì vùng biển này cấm hải quân nước ngoài lưu trú quá ba tuần. Tuy nhiên mọi tàu biển ra - vào Biển Đen từ Địa Trung Hải đều được đặt trong tầm ngắm của hạm đội 6 này. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù không có hoạt động quân sự ở quy mô lớn trong biển Đen vì lo ngại sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên các tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên qua lại và lưu trú ngắn ngày trong khu vực này. Trong vòng 12 tháng qua, các khu trục hạm James E. Williams, Carney, Ross và Porter của Mỹ đã ra vào biển Đen liên tục nhưng lưu trú không quá một tuần. Nguồn ảnh: BI.Như vậy, rõ ràng là sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Âu dù không dày đặc như ở Tây Âu nhưng cũng đủ để ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga vào bất cứ khu vực nào, đặc biệt là vào biển Đen. Quân đội Nga, với quân số thường trực khoảng hơn 700.000 quân phải canh gác vùng lãnh thổ quá lớn của mình rõ ràng là sẽ bị lép vế hơn nếu tiến hành chiến tranh ở Đông Âu dù có lợi thế sân nhà hoàn hảo. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đổ bộ chiếm bờ biển.
Chỉ tính riêng ở Ukraine, Quân đội Mỹ đã có Trung đoàn thiết kỵ 278 Tennessee. Đây là đơn vị đóng quân ở Ukraine với nhiệm vụ điều hành trung tâm huấn luyện Yavoriv cho lực lượng quân đội nước này. Nguồn ảnh: BI.
Một lực lượng khác cũng có mặt tại căn cứ quân sự Hohenfel, Đức. Đây là lực lượng dự bị, sẽ được sử dụng để sẵn sàng di chuyển sang Đông Âu khi cần nhằm hỗ trợ cho các lực lượng bạn. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra còn có Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn Kỵ binh số 1 cùng Lữ đoàn thiết giáp số 1 thuộc Sư đoàn bộ binh số 1 và Lữ đoàn Không quân Lục quân số 4 thuộc Sư đoàn Bộ binh số 4 đóng quân tại Romania - cũng sẵn sàng tham chiến ở Đông Âu khi có yêu cầu. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp đến là các lực lượng Thuỷ quân Lục chiến. Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ở khu vực Đông Âu đóng quân chủ yếu ở Romania nhưng di chuyển liên tục giữa các quốc gia trong khu vực theo kiểu "xoay vòng". Nguồn ảnh: BI.
Năm 2017, ở vùng biển Breeze của Ukraine có sự góp mặt của Đại đội Echo, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 25 Thuỷ quân Lục chiến. Số lượng lính Thuỷ quân Lục chiến ở Ukraine trong năm 2018 này được cho là ít nhất bằng hoặc cao hơn so với năm ngoái. Nguồn ảnh: BI.
So với Lục quân, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ thiện chiến và cơ động hơn nhiều với khả năng tấn công đa dạng, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại và quan trọng nhất là được nhận nhiều ưu tiên hơn trong các chiến dịch tổng lực. Nguồn ảnh: BI.
Không quân cũng là một phần không thể thiếu được của sức mạnh quân sự của Mỹ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ năm 2018, Không quân Mỹ bắt đầu tập trận tại Ukraine với cuộc tập trận Clear Sky 2018 đa quốc gia được Kiev tổ chức. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, Không quân Mỹ với khả năng phản ứng nhanh không nhất thiết phải đặt sân bay quân sự ở Ukraine. Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay, Mỹ đã có rất nhiều căn cứ không quân ở Đức và Italia, đủ ngắn để các lực lượng này phản ứng lại với mọi mối nguy ở biển Đen trong thời gian ngắn nhất. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, nước này còn mở thêm các căn cứ quân sự mới ở Ba Lan. Ví dụ như hồi tháng năm vừa rồi, Mỹ mở thêm căn cứ sân bay quân sự Miroslawiec ở Ba Lan với trang bị các máy bay không người lái MQ-9 hiện đại bậc nhất của Không quân nước này. Nguồn ảnh: BI.
Hải quân Mỹ đóng ở khu vực Địa Trung Hải bao gồm hạm đội 6. Tuy nhiên lực lượng này không có nhiều các hoạt động ở biển Đen vì vùng biển này cấm hải quân nước ngoài lưu trú quá ba tuần. Tuy nhiên mọi tàu biển ra - vào Biển Đen từ Địa Trung Hải đều được đặt trong tầm ngắm của hạm đội 6 này. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù không có hoạt động quân sự ở quy mô lớn trong biển Đen vì lo ngại sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên các tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên qua lại và lưu trú ngắn ngày trong khu vực này. Trong vòng 12 tháng qua, các khu trục hạm James E. Williams, Carney, Ross và Porter của Mỹ đã ra vào biển Đen liên tục nhưng lưu trú không quá một tuần. Nguồn ảnh: BI.
Như vậy, rõ ràng là sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Âu dù không dày đặc như ở Tây Âu nhưng cũng đủ để ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga vào bất cứ khu vực nào, đặc biệt là vào biển Đen. Quân đội Nga, với quân số thường trực khoảng hơn 700.000 quân phải canh gác vùng lãnh thổ quá lớn của mình rõ ràng là sẽ bị lép vế hơn nếu tiến hành chiến tranh ở Đông Âu dù có lợi thế sân nhà hoàn hảo. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đổ bộ chiếm bờ biển.