SB-1 Defiant - một phiên bản với mức độ hoàn thiện cao hơn so với S-97 là loại trực thăng siêu tốc đời mới nhất hiện đang được Lục quân Mỹ phát triển và sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong lực lượng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Airrecognition.Theo quảng cáo của liên doanh Sikorsky - Boeing, loại trực thăng này không những có khả năng vận tải binh lính mà còn có khả năng chở người kèm theo đó là tốc độ nhanh gấp đôi tốc độ của trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Airrecognition.Kèm theo đó là khả năng bay với độ cơ động cực kỳ cao do thiết kế cánh quạt đồng trục giống với các loại trực thăng Ka-50 hay Ka-52 hiện đang được Nga sử dụng. Nguồn ảnh: Airrecognition.Mỹ dự kiến, quá trình bay thử nghiệm của loại trực thăng SB-1 sẽ sớm được thực hiện trong năm 2019 tới đây và loại trực thăng này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2030 cùng với sự góp mặt của Bell V-280 Valor đời mới. Nguồn ảnh: Airrecognition.Được phát triển dựa trên quy trình thiết kế và công nghệ của S-97 - một loại trực thăng có cấu tạo tương tự đã được cất cánh và bay thử nghiệm thành công từ năm 2015, trực thăng SB-1 được cho là đã giảm thiểu được tối đa những nhược điểm của chương trình thử nghiệm S-97 trước đó. Nguồn ảnh: Airrecognition.Tốc độ của SB-1 vào khoảng 400 km/h. Lục quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cho rằng đây là loại trực thăng cực kỳ thích hợp khi hoạt động cùng Bell V-280 hiện cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện vì loại máy bay lai trực thăng V-280 vốn cũng đã có tốc độ hành tình vào khoảng 380 km/h. Nguồn ảnh: Airrecognition.Về khả năng mang vũ khí, giống với loại trực thăng S-97 Raider, SB-1 có thể được trang bị một khẩu súng 12,7mm kèm theo một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt bao gồm 7 rocket. Nguồn ảnh: Airrecognition.Trong quá khứ, thời gian hoạt động của S-97 Raider chỉ vào khoảng 2 tiếng 40 phút liên tục và có tầm bay chỉ 570 km. Đây là một điểm yếu chí tử của loại trực thăng đồng trục tốc độ cao này và chắc chắn chiếc SB-1 sẽ phải tìm cách khắc phục được. Nguồn ảnh: Airrecognition.Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của SB-1 và S-97 đó là SB-1 có tới 8 cánh quạt chia hai tầng với thiết kế theo kiểu chữ X còn với S-97, nó chỉ có hệ thống sáu cánh quạt chia hai tầng. Nguồn ảnh: Airrecognition. Mời độc giả xem Video: Mỹ ra mắt trực thăng S-97 Raider - tiền thân của loại trực thăng SB-1 siêu tốc sau này.
SB-1 Defiant - một phiên bản với mức độ hoàn thiện cao hơn so với S-97 là loại trực thăng siêu tốc đời mới nhất hiện đang được Lục quân Mỹ phát triển và sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong lực lượng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Theo quảng cáo của liên doanh Sikorsky - Boeing, loại trực thăng này không những có khả năng vận tải binh lính mà còn có khả năng chở người kèm theo đó là tốc độ nhanh gấp đôi tốc độ của trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Kèm theo đó là khả năng bay với độ cơ động cực kỳ cao do thiết kế cánh quạt đồng trục giống với các loại trực thăng Ka-50 hay Ka-52 hiện đang được Nga sử dụng. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Mỹ dự kiến, quá trình bay thử nghiệm của loại trực thăng SB-1 sẽ sớm được thực hiện trong năm 2019 tới đây và loại trực thăng này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2030 cùng với sự góp mặt của Bell V-280 Valor đời mới. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Được phát triển dựa trên quy trình thiết kế và công nghệ của S-97 - một loại trực thăng có cấu tạo tương tự đã được cất cánh và bay thử nghiệm thành công từ năm 2015, trực thăng SB-1 được cho là đã giảm thiểu được tối đa những nhược điểm của chương trình thử nghiệm S-97 trước đó. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Tốc độ của SB-1 vào khoảng 400 km/h. Lục quân và Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cho rằng đây là loại trực thăng cực kỳ thích hợp khi hoạt động cùng Bell V-280 hiện cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện vì loại máy bay lai trực thăng V-280 vốn cũng đã có tốc độ hành tình vào khoảng 380 km/h. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Về khả năng mang vũ khí, giống với loại trực thăng S-97 Raider, SB-1 có thể được trang bị một khẩu súng 12,7mm kèm theo một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt bao gồm 7 rocket. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Trong quá khứ, thời gian hoạt động của S-97 Raider chỉ vào khoảng 2 tiếng 40 phút liên tục và có tầm bay chỉ 570 km. Đây là một điểm yếu chí tử của loại trực thăng đồng trục tốc độ cao này và chắc chắn chiếc SB-1 sẽ phải tìm cách khắc phục được. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của SB-1 và S-97 đó là SB-1 có tới 8 cánh quạt chia hai tầng với thiết kế theo kiểu chữ X còn với S-97, nó chỉ có hệ thống sáu cánh quạt chia hai tầng. Nguồn ảnh: Airrecognition.
Mời độc giả xem Video: Mỹ ra mắt trực thăng S-97 Raider - tiền thân của loại trực thăng SB-1 siêu tốc sau này.