Vụ thử tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh do Hàn Quốc thực hiện mới đây được cho là câu trả lời đanh thép trước việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra phía biển Nhật Bản.Tuy vậy điều cần lưu ý đó là thiết kế tên lửa Hàn Quốc gần như giống hệt P-800 Yakhont của Nga. Điều này làm dấy lên thắc mắc về việc Seoul có thể tiếp cận công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga theo một cách nào đó.Cho tới lúc này Seoul vẫn chưa cung cấp các đặc điểm cơ bản của tên lửa chống hạm nói trên. Nhưng theo các nhà phân tích thì khả năng giới khoa học Hàn Quốc đủ sức tạo ra tên lửa chống hạm với thiết kế tương tự Yakhont là gần như bằng không.Hiện tại xuất hiện rất nhiều câu hỏi như làm sao Seoul có thể sở hữu dữ liệu được bảo mật. Khả năng cao là công nghệ đã được chuyển giao từ Nga, nhưng cũng không loại trừ việc Seoul đã phát hiện và bắt giữ tên lửa Yakhont trong một lần phóng thử nào đó.Tuy nhiên khả năng thứ nhất được đánh giá cao hơn, bởi quan hệ quốc phòng giữa Nga và Hàn Quốc đã có từ lâu, Moskva chính là đối tác giúp Seoul phát triển hệ thống tên lửa phòng không KM-SAM được cho là tương tự tên lửa S-350 Vityaz.Bên cạnh đó công nghệ tên lửa Yakhont cũng đã được Nga xuất khẩu cho Ấn Độ để ra đời phiên bản PJ-10 BrahMos, do vậy sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Moskva tiếp tục bán tài liệu cho Seoul để thu về thêm ngoại tệ.Việc nghiên cứu thiết kế tên lửa P-800 được bắt đầu vào năm 1985 bởi NPO Mashinostroenya. Khi ra mắt năm 1996, Yakhont lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của Hải quân Nga về một loại tên lửa chống hạm thế hệ mới.Những yêu cầu đó bao gồm độ chính xác cao, có tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn hành trình, có thể phóng từ hầu hết các phương tiện mang gồm máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền...Đặc biệt, đây là loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh thông minh, có chức năng “bắn và quên”, nghĩa là sau khi được khởi động, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.Sau khi rời bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar của mình để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện mục tiêu và tiến sát đến gần ở cự ly từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.Một điều đặc biệt nữa đó là để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Yakhont thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”: Một mục tiêu sẽ phải đối mặt với 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau.Trong nhóm phóng, tên lửa dẫn đầu bay cao cung cấp tham số mục tiêu cho 2 tên lửa còn lại bay ở quỹ đạo thấp. Sau khi đã tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại sẽ hướng đến các tàu chiến khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.Trang bị động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu lỏng cùng với tầng khởi tốc nhiên liệu rắn, Yakhont có thể tăng tốc lên đến Mach 2,5 (3.000 km/h). Với tốc độ cao, khả năng bay thấp (cách mặt biển 5 - 15 m), không một hệ thống phòng thủ nào của tàu chiến chặn được Yakhont.Không những thế, tên lửa Yakhont còn được sơn phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt nhằm giảm tối đa khả năng bị phát hiện.Thậm chí tên lửa còn được trang bị hệ thống cảnh báo bị radar khóa cùng với máy tính kỹ thuật số cực mạnh giúp thực hiện các đường bay thao diễn phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương.Cuối cùng, với đầu đạn nặng 200 kg xuyên thép, Yakhont có thể vô hiệu hóa hầu hết tàu chiến cỡ lớn chỉ với một phát bắn duy nhất. Tầm bay xa của Yakhont mặc dù chỉ được 300 km so với bản nội địa Oniks của Hải quân Nga nhưng vẫn là con số rất ấn tượng.
Vụ thử tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh do Hàn Quốc thực hiện mới đây được cho là câu trả lời đanh thép trước việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ra phía biển Nhật Bản.
Tuy vậy điều cần lưu ý đó là thiết kế tên lửa Hàn Quốc gần như giống hệt P-800 Yakhont của Nga. Điều này làm dấy lên thắc mắc về việc Seoul có thể tiếp cận công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga theo một cách nào đó.
Cho tới lúc này Seoul vẫn chưa cung cấp các đặc điểm cơ bản của tên lửa chống hạm nói trên. Nhưng theo các nhà phân tích thì khả năng giới khoa học Hàn Quốc đủ sức tạo ra tên lửa chống hạm với thiết kế tương tự Yakhont là gần như bằng không.
Hiện tại xuất hiện rất nhiều câu hỏi như làm sao Seoul có thể sở hữu dữ liệu được bảo mật. Khả năng cao là công nghệ đã được chuyển giao từ Nga, nhưng cũng không loại trừ việc Seoul đã phát hiện và bắt giữ tên lửa Yakhont trong một lần phóng thử nào đó.
Tuy nhiên khả năng thứ nhất được đánh giá cao hơn, bởi quan hệ quốc phòng giữa Nga và Hàn Quốc đã có từ lâu, Moskva chính là đối tác giúp Seoul phát triển hệ thống tên lửa phòng không KM-SAM được cho là tương tự tên lửa S-350 Vityaz.
Bên cạnh đó công nghệ tên lửa Yakhont cũng đã được Nga xuất khẩu cho Ấn Độ để ra đời phiên bản PJ-10 BrahMos, do vậy sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Moskva tiếp tục bán tài liệu cho Seoul để thu về thêm ngoại tệ.
Việc nghiên cứu thiết kế tên lửa P-800 được bắt đầu vào năm 1985 bởi NPO Mashinostroenya. Khi ra mắt năm 1996, Yakhont lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của Hải quân Nga về một loại tên lửa chống hạm thế hệ mới.
Những yêu cầu đó bao gồm độ chính xác cao, có tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn hành trình, có thể phóng từ hầu hết các phương tiện mang gồm máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền...
Đặc biệt, đây là loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh thông minh, có chức năng “bắn và quên”, nghĩa là sau khi được khởi động, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
Sau khi rời bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar của mình để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện mục tiêu và tiến sát đến gần ở cự ly từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.
Một điều đặc biệt nữa đó là để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Yakhont thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”: Một mục tiêu sẽ phải đối mặt với 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau.
Trong nhóm phóng, tên lửa dẫn đầu bay cao cung cấp tham số mục tiêu cho 2 tên lửa còn lại bay ở quỹ đạo thấp. Sau khi đã tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại sẽ hướng đến các tàu chiến khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.
Trang bị động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu lỏng cùng với tầng khởi tốc nhiên liệu rắn, Yakhont có thể tăng tốc lên đến Mach 2,5 (3.000 km/h). Với tốc độ cao, khả năng bay thấp (cách mặt biển 5 - 15 m), không một hệ thống phòng thủ nào của tàu chiến chặn được Yakhont.
Không những thế, tên lửa Yakhont còn được sơn phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt nhằm giảm tối đa khả năng bị phát hiện.
Thậm chí tên lửa còn được trang bị hệ thống cảnh báo bị radar khóa cùng với máy tính kỹ thuật số cực mạnh giúp thực hiện các đường bay thao diễn phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương.
Cuối cùng, với đầu đạn nặng 200 kg xuyên thép, Yakhont có thể vô hiệu hóa hầu hết tàu chiến cỡ lớn chỉ với một phát bắn duy nhất. Tầm bay xa của Yakhont mặc dù chỉ được 300 km so với bản nội địa Oniks của Hải quân Nga nhưng vẫn là con số rất ấn tượng.