Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, ông Dmitry Shugaev đánh giá, hệ thống phòng không S-400 và tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga đã chứng tỏ được uy lực, khả năng tác chiến tối ưu, nhất là trong công tác đánh chặn drone của địch.Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 2/11, ông Shugaev đã cho biết, hệ thống phòng không tên lửa S-400 cùng với tên lửa phòng không Pantsir-S1 đang là 2 chủng vũ khí của Nga được các đối tác nước ngoài của nước này quan tâm nhiều nhất trong năm 2021.“Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và tên lửa phòng không Pantsir-S đã chứng tỏ được tính hiệu quả, đặc biệt là trong việc đánh chặn, tiêu diệt drone. Các dòng máy bay chiến đấu chiếm khoảng 50% tổng doanh số xuất khẩu vũ khí của Nga. Khách hàng cũng rất quan tâm đến tên lửa chống tăng Kornet, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Smerch cùng nhiều vũ khí dẫn đường khác của Nga”, ông Shugayev nói.Cũng theo ông, nhu cầu cao đối với vũ khí phòng không cũng như hệ thống tác chiến điện tử của Nga cho thấy phương thức tác chiến trong chiến tranh, xung đột đã có sự thay đổi.“Giờ là lúc chúng ta được chứng kiến kỉ nguyên của drone và robot chiến trường. Việc sử dụng càng thường xuyên những thiết bị này càng làm tăng nhu cầu mua sắm, sở hữu các loại vũ khí có khả năng hủy diệt chúng, cùng với đó là nhu cầu về các hệ thống tác chiến điện tử”, ông Shugayev giải thích.Về các tên lửa phòng không S-400 Triumf (hiệu NATO: SA-21 Growler), đây là một hệ thống phòng không tên lửa đất đối không di động của Nga.Hệ thống đã được phát triển bởi Almaz-Antey và đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2007 - nay, vẫn hoạt động rất tích cực.S-400 hiện đang là một trong những hệ thống phòng thủ được đánh giá cao nhất trên thế giới, hệ thống này sở hữu khả năng diệt gọn các máy bay, tên lửa đạn đạo tầm trung, hay tên lửa hành trình của đối thủ.Siêu hệ thống phòng không này của Nga bao gồm 3 phần chính, bệ phóng tên lửa, radar và trung tâm điều khiển được thiết kế trên khung gầm bánh lốp vận tải cơ để linh hoạt, di động trên mặt trận.Với hệ thống radar hiện đại của nó, S-400 có thể bao quát phạm vị 600km, phát hiện và khóa mục tiêu nhanh gọn.S-400 có thể phóng nhiều loại đầu đạn tên lửa đối không khác nhau, cho phép hệ thống này khi sử dụng đầu đạn phù hợp có thể nhanh chóng thực hiện đánh chặn thành công với khoảng cách an toàn.Chính bởi uy lực mạnh mẽ, phạm vi bao quát rộng rãi và yếu tố linh hoạt của mình, S-400 đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với lực lượng không quân của bất kì quốc gia nào.Còn về hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 (hiệu NATO: SA-22 Greyhound), đây là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành, hay pháo tự hành của Nga.Hệ thống Pantsir-S1 này được xây dựng bởi Nhà máy Cơ khí Ulyanovsk của Nga, đã nhập biên chế từ năm 2008 - nay, hoạt động tích cực.Hệ thống này được thiết kế để hoạt động trên khung gầm bánh lốp vận tải cơ, hoặc thâm chí là trên xe tăng bánh xích.Pantsir-S1 có sự trang bị của 2 pháo nòng kép 2A38M cỡ nòng 30mm làm vũ khí cứng, đầy mạnh mẽ. Khẩu pháo này có thể bắn 2.500 vòng/ phút, tạo một làn mưa đạn dày đặc hướng về mục tiêu.Còn có sự xuất hiện của 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6 trên Pantsir-S1 đối với phiên bản xuất khẩu, đối với nội địa thì Nga sẽ trang bị các 95Ya6.Các tên lửa này đem lại khả năng đánh chặn hoàn hảo cho Pantsir-S1 trong phạm vi cho phép, ở độ cao 5-15km, trong phạm vi 200m đến 20km.Với các khả năng mạnh mẽ của mình, Pantsir-S1 đã được thiết kế hoàn hảo, tiêu diệt được mọi mục tiêu bay trong tầm ngắn tới tầm trung của địch. Dù là máy bay các loại hay tên lửa và bom.Có thể nói, 2 hệ thống phòng không tên lửa này của Nga là 2 loại vũ khí quá sức hoàn hảo, với tần suất xuất hiện lớn trên thế giới làm bằng chứng công nhận.Đối với hệ thống phòng không S-400, có 8 quốc gia đang sở hữu và khai thác hệ thống này, với sự xuất hiện dày đặc từ công tác phòng thủ nước nhà đến việc đưa ra mặt trận.Còn Pantsir-S1, dày đặc hơn cả S-400, có tới 14 quốc gia đang khai tác dòng vũ khí này và sử dụng trên đa dạng các mặt trận khác nhau, chứng tỏ uy lực không thể bàn cãi của nó. Nguồn ảnh: Foxt.
Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, ông Dmitry Shugaev đánh giá, hệ thống phòng không S-400 và tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga đã chứng tỏ được uy lực, khả năng tác chiến tối ưu, nhất là trong công tác đánh chặn drone của địch.
Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 2/11, ông Shugaev đã cho biết, hệ thống phòng không tên lửa S-400 cùng với tên lửa phòng không Pantsir-S1 đang là 2 chủng vũ khí của Nga được các đối tác nước ngoài của nước này quan tâm nhiều nhất trong năm 2021.
“Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và tên lửa phòng không Pantsir-S đã chứng tỏ được tính hiệu quả, đặc biệt là trong việc đánh chặn, tiêu diệt drone. Các dòng máy bay chiến đấu chiếm khoảng 50% tổng doanh số xuất khẩu vũ khí của Nga. Khách hàng cũng rất quan tâm đến tên lửa chống tăng Kornet, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Smerch cùng nhiều vũ khí dẫn đường khác của Nga”, ông Shugayev nói.
Cũng theo ông, nhu cầu cao đối với vũ khí phòng không cũng như hệ thống tác chiến điện tử của Nga cho thấy phương thức tác chiến trong chiến tranh, xung đột đã có sự thay đổi.
“Giờ là lúc chúng ta được chứng kiến kỉ nguyên của drone và robot chiến trường. Việc sử dụng càng thường xuyên những thiết bị này càng làm tăng nhu cầu mua sắm, sở hữu các loại vũ khí có khả năng hủy diệt chúng, cùng với đó là nhu cầu về các hệ thống tác chiến điện tử”, ông Shugayev giải thích.
Về các tên lửa phòng không S-400 Triumf (hiệu NATO: SA-21 Growler), đây là một hệ thống phòng không tên lửa đất đối không di động của Nga.
Hệ thống đã được phát triển bởi Almaz-Antey và đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2007 - nay, vẫn hoạt động rất tích cực.
S-400 hiện đang là một trong những hệ thống phòng thủ được đánh giá cao nhất trên thế giới, hệ thống này sở hữu khả năng diệt gọn các máy bay, tên lửa đạn đạo tầm trung, hay tên lửa hành trình của đối thủ.
Siêu hệ thống phòng không này của Nga bao gồm 3 phần chính, bệ phóng tên lửa, radar và trung tâm điều khiển được thiết kế trên khung gầm bánh lốp vận tải cơ để linh hoạt, di động trên mặt trận.
Với hệ thống radar hiện đại của nó, S-400 có thể bao quát phạm vị 600km, phát hiện và khóa mục tiêu nhanh gọn.
S-400 có thể phóng nhiều loại đầu đạn tên lửa đối không khác nhau, cho phép hệ thống này khi sử dụng đầu đạn phù hợp có thể nhanh chóng thực hiện đánh chặn thành công với khoảng cách an toàn.
Chính bởi uy lực mạnh mẽ, phạm vi bao quát rộng rãi và yếu tố linh hoạt của mình, S-400 đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với lực lượng không quân của bất kì quốc gia nào.
Còn về hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 (hiệu NATO: SA-22 Greyhound), đây là một hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành, hay pháo tự hành của Nga.
Hệ thống Pantsir-S1 này được xây dựng bởi Nhà máy Cơ khí Ulyanovsk của Nga, đã nhập biên chế từ năm 2008 - nay, hoạt động tích cực.
Hệ thống này được thiết kế để hoạt động trên khung gầm bánh lốp vận tải cơ, hoặc thâm chí là trên xe tăng bánh xích.
Pantsir-S1 có sự trang bị của 2 pháo nòng kép 2A38M cỡ nòng 30mm làm vũ khí cứng, đầy mạnh mẽ. Khẩu pháo này có thể bắn 2.500 vòng/ phút, tạo một làn mưa đạn dày đặc hướng về mục tiêu.
Còn có sự xuất hiện của 12 tên lửa phòng không tầm thấp 57E6 trên Pantsir-S1 đối với phiên bản xuất khẩu, đối với nội địa thì Nga sẽ trang bị các 95Ya6.
Các tên lửa này đem lại khả năng đánh chặn hoàn hảo cho Pantsir-S1 trong phạm vi cho phép, ở độ cao 5-15km, trong phạm vi 200m đến 20km.
Với các khả năng mạnh mẽ của mình, Pantsir-S1 đã được thiết kế hoàn hảo, tiêu diệt được mọi mục tiêu bay trong tầm ngắn tới tầm trung của địch. Dù là máy bay các loại hay tên lửa và bom.
Có thể nói, 2 hệ thống phòng không tên lửa này của Nga là 2 loại vũ khí quá sức hoàn hảo, với tần suất xuất hiện lớn trên thế giới làm bằng chứng công nhận.
Đối với hệ thống phòng không S-400, có 8 quốc gia đang sở hữu và khai thác hệ thống này, với sự xuất hiện dày đặc từ công tác phòng thủ nước nhà đến việc đưa ra mặt trận.
Còn Pantsir-S1, dày đặc hơn cả S-400, có tới 14 quốc gia đang khai tác dòng vũ khí này và sử dụng trên đa dạng các mặt trận khác nhau, chứng tỏ uy lực không thể bàn cãi của nó. Nguồn ảnh: Foxt.