Súng máy PKM chính thức được đưa vào biên chế Hồng Quân Liên Xô năm 1969, là phiên bản cải tiến của súng máy PK được sử dụng từ 1961, nhằm thay thế súng máy SG-43 và RPD. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh cơ giới Liên Xô với súng máy PKMSúng có trọng lượng nhẹ hơn khẩu PK nguyên bản nhưng lại tăng thiết kế chiến đấu đáng kể, là sự kết hợp giữa hỏa lực mạnh của súng đại liên với tính cơ động của súng trung liên. Ảnh: Binh sĩ Georgia với khẩu súng máy PK.Nhận thấy những ưu điểm của súng máy PKM, Việt Nam đã đưa vào nghiên cứu, chế tạo, thành lập dây chuyền sản xuất loại súng này. Ảnh: Thân súng sản xuất tại nhà máy Z111. Nguồn: Quân đội nhân dânPhiên bản đại liên PKM do Việt Nam tự sản xuất được định danh là ĐL-7 ( súng đại liên sử dụng cỡ đạn 7.62) Ảnh: Súng ĐL-7 do Việt Nam sản xuất năm 2019 trưng bày tại triển lãm. Nguồn: Army of ThỏKhối lượng súng không đạn, không giá 3 chân là 7.6kg, khối lượng giá 3 chân là 4-5kg. Ảnh: Đồng chí nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm nhà máy Z111 được các cán bộ nhà máy giới thiệu về súng máy ĐL-7. Nguồn: Quân đội nhân dân.Súng sử dụng 2 loại hộp tiếp đạn: loại 100 viên có khối lượng 3.9kg và loại 200 viên khối lượng 8kg. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam thao tác với súng máy PKM.Súng có chiều dài gần 1.17m, nòng súng dài 0.66m, đặc biệt thiết kế nòng súng rời có thể thay thế nhanh chóng trên chiến trường. Ảnh: Chiến sĩ thao tác PKM. Nguồn: DanvietSơ tốc đầu đạn 825 m/s; tốc độ bắn 600 - 800 phát/ phút, tầm bắn hiệu quả 800 - 1.000 mét, sử dụng cỡ đạn 7.62x54mmR chuẩn Liên Xô. Ngoài ra, phiên bản súng ĐL-7 do Việt Nam sản xuất còn có gá để gắn kính nhìn đêm hoặc kính ngắm quang học.Với việc đưa vào biên chế dòng súng máy hiện đại này, các đơn vị bộ binh và bộ binh cơ giới Việt Nam đã hoàn tất mảnh ghép cuối cùng, thay thế hoàn toàn vũ khí cá nhân cũ bằng các loại vũ khí mớiSử dụng cỡ đạn lớn, tầm bắn xa và uy lực khủng khiếp, khẩu súng máy PKM được coi là một trong những loại hoả lực mạnh nhất của bộ binh Việt Nam hiện tại. Ảnh: Cận cảnh khẩu súng máy PKM.Hiện nay, súng máy PKM vẫn còn được trang bị trong nhiều nước trên thế giới, đặc biệt Nga còn có một phiên bản cải tiến sâu của nó với tên gọi PKP Pecheneg dành cho các lực lượng đặc biệt. Ảnh: Một khẩu PKM của binh sĩ Ukraine với dây đạn dài chứa trong balo. Video Giải mã vũ khí: Đại liên PKMS và MAG-58 - Nguồn: QPVN
Súng máy PKM chính thức được đưa vào biên chế Hồng Quân Liên Xô năm 1969, là phiên bản cải tiến của súng máy PK được sử dụng từ 1961, nhằm thay thế súng máy SG-43 và RPD. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh cơ giới Liên Xô với súng máy PKM
Súng có trọng lượng nhẹ hơn khẩu PK nguyên bản nhưng lại tăng thiết kế chiến đấu đáng kể, là sự kết hợp giữa hỏa lực mạnh của súng đại liên với tính cơ động của súng trung liên. Ảnh: Binh sĩ Georgia với khẩu súng máy PK.
Nhận thấy những ưu điểm của súng máy PKM, Việt Nam đã đưa vào nghiên cứu, chế tạo, thành lập dây chuyền sản xuất loại súng này. Ảnh: Thân súng sản xuất tại nhà máy Z111. Nguồn: Quân đội nhân dân
Phiên bản đại liên PKM do Việt Nam tự sản xuất được định danh là ĐL-7 ( súng đại liên sử dụng cỡ đạn 7.62) Ảnh: Súng ĐL-7 do Việt Nam sản xuất năm 2019 trưng bày tại triển lãm. Nguồn: Army of Thỏ
Khối lượng súng không đạn, không giá 3 chân là 7.6kg, khối lượng giá 3 chân là 4-5kg. Ảnh: Đồng chí nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm nhà máy Z111 được các cán bộ nhà máy giới thiệu về súng máy ĐL-7. Nguồn: Quân đội nhân dân.
Súng sử dụng 2 loại hộp tiếp đạn: loại 100 viên có khối lượng 3.9kg và loại 200 viên khối lượng 8kg. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam thao tác với súng máy PKM.
Súng có chiều dài gần 1.17m, nòng súng dài 0.66m, đặc biệt thiết kế nòng súng rời có thể thay thế nhanh chóng trên chiến trường. Ảnh: Chiến sĩ thao tác PKM. Nguồn: Danviet
Sơ tốc đầu đạn 825 m/s; tốc độ bắn 600 - 800 phát/ phút, tầm bắn hiệu quả 800 - 1.000 mét, sử dụng cỡ đạn 7.62x54mmR chuẩn Liên Xô. Ngoài ra, phiên bản súng ĐL-7 do Việt Nam sản xuất còn có gá để gắn kính nhìn đêm hoặc kính ngắm quang học.
Với việc đưa vào biên chế dòng súng máy hiện đại này, các đơn vị bộ binh và bộ binh cơ giới Việt Nam đã hoàn tất mảnh ghép cuối cùng, thay thế hoàn toàn vũ khí cá nhân cũ bằng các loại vũ khí mới
Sử dụng cỡ đạn lớn, tầm bắn xa và uy lực khủng khiếp, khẩu súng máy PKM được coi là một trong những loại hoả lực mạnh nhất của bộ binh Việt Nam hiện tại. Ảnh: Cận cảnh khẩu súng máy PKM.
Hiện nay, súng máy PKM vẫn còn được trang bị trong nhiều nước trên thế giới, đặc biệt Nga còn có một phiên bản cải tiến sâu của nó với tên gọi PKP Pecheneg dành cho các lực lượng đặc biệt. Ảnh: Một khẩu PKM của binh sĩ Ukraine với dây đạn dài chứa trong balo.
Video Giải mã vũ khí: Đại liên PKMS và MAG-58 - Nguồn: QPVN