Ngày 7/12 77 năm về trước, Phát xít Nhật đã tiến hành một cuộc tấn công không báo trước vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công diễn ra khi phần lớn hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang neo đậu tại đây. Nguồn ảnh: TA.Tổng cộng có hơn 350 chiến đấu cơ Nhật đã tấn công hai đợt trên tổng số ba đợt dự kiến đã nhấn chìm Trân Châu Cảng trong biển lửa. Nguồn ảnh: TA.Các chiến đấu cơ Nhật tham gia trận Trân Châu Cảng chủ yếu là loại Zero - một chiến đấu cơ vượt trội hơn hẳn các chiến đấu cơ cùng thời của Mỹ. Nguồn ảnh: TA.Các mục tiêu quan trọng được Không quân Hải quân Nhật nhắm tới trong cuộc tấn công này bao gồm các thiết giáp hạm và tuần dương hạm của Mỹ. Nguồn ảnh: TA.Các chiến hạm Mỹ như cá nằm trong chậu với thuỷ thủ đoàn phần lớn còn đang say khướt vì hôm đó là ngày chủ nhật, phía Nhật thừa biết thuỷ thủ Mỹ sẽ có những cuộc vui thâu đêm vào tối thứ bảy hàng tuần. Nguồn ảnh: TA.Tổng cộng cả cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng của Nhật chỉ kéo dài 90 phút nhưng phần lớn thời gian đó Hải quân Mỹ không thể phản công. Nguồn ảnh: TA.Không một chiến đấu cơ nào của Mỹ có thể cất cánh để đánh chặn các chiến đấu cơ của Nhật trong cuộc tấn công này. Nguồn ảnh: TA.Hệ thống radar của Mỹ cũng vô hiệu vì các chiến đấu cơ Nhật bay ở độ cao thấp. Nhiều tài liệu cho thấy phía Mỹ dù phát hiện các chấm trên radar nhưng nhận định sai, cho rằng đó là máy bay tập của quân mình. Nguồn ảnh: TA.2500 người Mỹ bao gồm thuỷ thủ và cả dân thường trên đảo đã bị thiệt mạng, ngoài ra còn có 1250 người khác bị thương. Nguồn ảnh: TA.Đây là một cú sốc lớn cho toàn nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ bị một thế lực ngoại bang tấn công vào lãnh thổ của quốc gia này. Nguồn ảnh: TA.Hải quân Mỹ nằm im chịu trận, chỉ tổ chức được những cụm phòng không nhỏ lẻ, không đủ sức kháng cự lại sức mạnh của hơn 350 chiến đấu cơ Nhật Bản. Nguồn ảnh: TA.Các sân bay trên đảo Hawaii cũng là một trong các mục tiêu bị phủ đầu đầu tiên. Tổng cộng khoảng 188 máy bay Mỹ đã bị tiêu diệt khi còn đang nằm dưới đất. Nguồn ảnh: TA.USS Shaw của Hải quân Mỹ dính ba quả bom từ các máy bay Nhật khiến nó hỏng hoàn toàn. Ngay sau khi lệnh bỏ tàu được ban ra, kho đạn trên tàu USS Shaw phát nổ khiến nó bị gẫy đôi. Nguồn ảnh: TA.USS California cũng cùng chung số phận. Trong ảnh, có thể nhận thấy từng hàng dài thuỷ thủ trên tàu USS California đang xuống tàu nhỏ để di tản. Nguồn ảnh: TA.USS West Virginia bị nhấn chìm trong biển lửa bên cạnh USS Tennessee cũng chung số phận. Nguồn ảnh: TA.Hầm đạn phía trước của tàu USS Azirona nổ sau khi nó bị dính một quả bom của Nhật khiến con tàu này hư hỏng hoàn toàn và bắt đầu chìm. Nguồn ảnh: TA.Thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy tại trạm Không quân Hải quân Kaneohe đang cố cứu một thuỷ phi cơ của Mỹ đã bị đánh gẫy một bên cánh và đang trôi dạt dần ra biển. Nguồn ảnh: TA.Các thiết giáp hạm West Virginia cùng thiết giáp hạm Tennessee cháy rực và chìm ngay tại chỗ neo đậu khi chưa kịp phản công. Nguồn ảnh: TA.Xác chết một thuỷ thủ Mỹ trôi dạt vào bờ. Nguồn ảnh: TA.Các phóng viên ào ra bốt điện thoại để báo tin về toà soạn khi nhận được tin Nhật tấn công vào Cảng Trân Châu từ Nhà Trắng. Nguồn ảnh: TA.Tổng thống Mỹ ông Franklin D. Roosevelt yêu cầu Quốc hội nước này tuyên bố chiến tranh với Nhật ngay ngày hôm sau - ngày 8/12/1941. Nguồn ảnh: TA.Những người Mỹ gốc Nhật bao gồm cả những sĩ quan quân đội Mỹ gốc Nhật bị buộc phải trình diện với chính quyền địa phương để khai báo lại lý lịch. Nguồn ảnh: TA.Đống sắt vụn còn lại của tàu USs Downes và USS Casin tại Trân Châu Cảng, thiệt hại là quá nặng khiến cả hai tàu này đều không thể sửa chữa lại được. Nguồn ảnh: TA.Một tàu ngầm bỏ túi của Nhật tham gia vào trận chiến Trân Châu Cảng nhưng bị phía Mỹ tóm được do nó... mắc cạn. Nguồn ảnh: TA. Mời độc giả xem Video: Trân Châu Cảng chìm trong biển lửa sau hai đợt tấn công được Mỹ gọi là "hèn hạ và bẩn thỉu" của Nhật.
Ngày 7/12 77 năm về trước, Phát xít Nhật đã tiến hành một cuộc tấn công không báo trước vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công diễn ra khi phần lớn hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang neo đậu tại đây. Nguồn ảnh: TA.
Tổng cộng có hơn 350 chiến đấu cơ Nhật đã tấn công hai đợt trên tổng số ba đợt dự kiến đã nhấn chìm Trân Châu Cảng trong biển lửa. Nguồn ảnh: TA.
Các chiến đấu cơ Nhật tham gia trận Trân Châu Cảng chủ yếu là loại Zero - một chiến đấu cơ vượt trội hơn hẳn các chiến đấu cơ cùng thời của Mỹ. Nguồn ảnh: TA.
Các mục tiêu quan trọng được Không quân Hải quân Nhật nhắm tới trong cuộc tấn công này bao gồm các thiết giáp hạm và tuần dương hạm của Mỹ. Nguồn ảnh: TA.
Các chiến hạm Mỹ như cá nằm trong chậu với thuỷ thủ đoàn phần lớn còn đang say khướt vì hôm đó là ngày chủ nhật, phía Nhật thừa biết thuỷ thủ Mỹ sẽ có những cuộc vui thâu đêm vào tối thứ bảy hàng tuần. Nguồn ảnh: TA.
Tổng cộng cả cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng của Nhật chỉ kéo dài 90 phút nhưng phần lớn thời gian đó Hải quân Mỹ không thể phản công. Nguồn ảnh: TA.
Không một chiến đấu cơ nào của Mỹ có thể cất cánh để đánh chặn các chiến đấu cơ của Nhật trong cuộc tấn công này. Nguồn ảnh: TA.
Hệ thống radar của Mỹ cũng vô hiệu vì các chiến đấu cơ Nhật bay ở độ cao thấp. Nhiều tài liệu cho thấy phía Mỹ dù phát hiện các chấm trên radar nhưng nhận định sai, cho rằng đó là máy bay tập của quân mình. Nguồn ảnh: TA.
2500 người Mỹ bao gồm thuỷ thủ và cả dân thường trên đảo đã bị thiệt mạng, ngoài ra còn có 1250 người khác bị thương. Nguồn ảnh: TA.
Đây là một cú sốc lớn cho toàn nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ bị một thế lực ngoại bang tấn công vào lãnh thổ của quốc gia này. Nguồn ảnh: TA.
Hải quân Mỹ nằm im chịu trận, chỉ tổ chức được những cụm phòng không nhỏ lẻ, không đủ sức kháng cự lại sức mạnh của hơn 350 chiến đấu cơ Nhật Bản. Nguồn ảnh: TA.
Các sân bay trên đảo Hawaii cũng là một trong các mục tiêu bị phủ đầu đầu tiên. Tổng cộng khoảng 188 máy bay Mỹ đã bị tiêu diệt khi còn đang nằm dưới đất. Nguồn ảnh: TA.
USS Shaw của Hải quân Mỹ dính ba quả bom từ các máy bay Nhật khiến nó hỏng hoàn toàn. Ngay sau khi lệnh bỏ tàu được ban ra, kho đạn trên tàu USS Shaw phát nổ khiến nó bị gẫy đôi. Nguồn ảnh: TA.
USS California cũng cùng chung số phận. Trong ảnh, có thể nhận thấy từng hàng dài thuỷ thủ trên tàu USS California đang xuống tàu nhỏ để di tản. Nguồn ảnh: TA.
USS West Virginia bị nhấn chìm trong biển lửa bên cạnh USS Tennessee cũng chung số phận. Nguồn ảnh: TA.
Hầm đạn phía trước của tàu USS Azirona nổ sau khi nó bị dính một quả bom của Nhật khiến con tàu này hư hỏng hoàn toàn và bắt đầu chìm. Nguồn ảnh: TA.
Thuỷ thủ và sĩ quan chỉ huy tại trạm Không quân Hải quân Kaneohe đang cố cứu một thuỷ phi cơ của Mỹ đã bị đánh gẫy một bên cánh và đang trôi dạt dần ra biển. Nguồn ảnh: TA.
Các thiết giáp hạm West Virginia cùng thiết giáp hạm Tennessee cháy rực và chìm ngay tại chỗ neo đậu khi chưa kịp phản công. Nguồn ảnh: TA.
Xác chết một thuỷ thủ Mỹ trôi dạt vào bờ. Nguồn ảnh: TA.
Các phóng viên ào ra bốt điện thoại để báo tin về toà soạn khi nhận được tin Nhật tấn công vào Cảng Trân Châu từ Nhà Trắng. Nguồn ảnh: TA.
Tổng thống Mỹ ông Franklin D. Roosevelt yêu cầu Quốc hội nước này tuyên bố chiến tranh với Nhật ngay ngày hôm sau - ngày 8/12/1941. Nguồn ảnh: TA.
Những người Mỹ gốc Nhật bao gồm cả những sĩ quan quân đội Mỹ gốc Nhật bị buộc phải trình diện với chính quyền địa phương để khai báo lại lý lịch. Nguồn ảnh: TA.
Đống sắt vụn còn lại của tàu USs Downes và USS Casin tại Trân Châu Cảng, thiệt hại là quá nặng khiến cả hai tàu này đều không thể sửa chữa lại được. Nguồn ảnh: TA.
Một tàu ngầm bỏ túi của Nhật tham gia vào trận chiến Trân Châu Cảng nhưng bị phía Mỹ tóm được do nó... mắc cạn. Nguồn ảnh: TA.
Mời độc giả xem Video: Trân Châu Cảng chìm trong biển lửa sau hai đợt tấn công được Mỹ gọi là "hèn hạ và bẩn thỉu" của Nhật.