Trong cuộc tập trận này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã điều động khoảng 20 tàu nổi, một số tàu ngầm hạt nhân và nhiều máy bay chiến đấu, cách căn cứ chính 4.000 km, giữa Thái Bình Dương. Cuộc tập trận quy mô lớn này trước "cửa nhà" Mỹ, khiến Mỹ "bị sốc". Đầu tháng 5, Cục Giám sát của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đã công bố báo cáo, về việc nhiều tàu chiến của Hải quân Nga đi qua eo biển Nhật Bản. Tuy nhiên, do quân đội Nga không tiết lộ lịch trình cụ thể, nên nhiều người cho rằng, đây là hoạt động thường lệ của Hạm đội Thái Bình Dương. Truyền thông Mỹ dẫn lời Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương ngày 22/6 thông báo rằng, trong cuộc tập trận của Hải quân Nga, các tàu đã đi qua vùng biển, cách quần đảo Hawaii từ 23 đến 34 hải lý (37 đến 54 km). Nhưng bây giờ các tàu Nga đã rời khỏi khu vực.Cũng theo thông tin, các tàu chiến và máy bay của Nga đã ở trong khu vực tập trận 10 ngày, mặc dù các tàu này, hoạt động trong vùng biển quốc tế, nhưng chúng rất gần lãnh hải của Mỹ. Việc này khiến Mỹ phải điều gấp hai chiến đấu cơ tàng hình F-22, để ngăn chặn.Hải quân Nga cũng bắt đầu công bố các thông tin liên quan. Ngày 24/6, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov tuyên bố, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang thực hành các chiến thuật mới, trong cuộc tập trận quy mô lớn, cách căn cứ chính 4.000 km, ở giữa Thái Bình Dương. Trong cuộc tập trận này, các tàu nổi của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga, bao gồm soái hạm của Hạm đội, là tàu tuần dương Varyag; hai tàu khu trục Lớp 1155, ba khinh hạm Lớp 20380 và nhiều tàu tên lửa. Những tàu chiến tham gia tập trận đều thuộc hàng "tinh nhuệ".Soái hạm Varyag là loại tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường đa năng, được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa siêu thanh, tên lửa phòng không tầm xa, máy bay trực thăng và các loại vũ khí khác. Varyag có khả năng "công thủ toàn diện"; đảm nhiệm nhiệm vụ chống hạm và phòng không tầm xa trong đội hình. So với tàu tuần dương Varyag, tàu tuần dương Marshal Shaposhnikov (khu trục hạm lớp 1155) thu hút nhiều sự chú ý hơn, do được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng đa năng và tên lửa chống hạm Uran mới. Khinh hạm Lớp 20380 là lực lượng chủ lực thế hệ mới của Hạm đội Thái Bình Dương, tuy lượng choán nước chỉ hơn 2.000 tấn, là khinh hạm cỡ trung, nhưng được trang bị pháo hải quân cỡ lớn, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng, có khả năng tác chiến toàn diện mạnh mẽ.Khách quan đánh giá, mặc dù số lượng tàu mặt nước của Hải quân Nga tham gia cuộc tập trận tới 20 chiếc, nhưng chỉ có 6 chiếc có lượng choán nước trên 2.000 tấn, còn lại đa số là tàu phụ trợ và một số ít tàu tên lửa; đặc biệt thiếu những tàu chiến có khả năng tiến công tầm xa và phòng không hạm. Khi chiến đấu hải quân xa bờ, các tàu chiến của Nga không được bảo vệ của các máy bay chiến đấu trên bờ, nên vẫn chịu áp lực phòng không rất lớn. Đây là một đội hình có sức tấn công mạnh và phòng thủ yếu, không thể so sánh với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Nhưng vì lý do gì, Hải quân Nga lại tổ chức cuộc tập trận, cách "sân nhà" đến 4.000 km, đến tận bờ biển Hawaii của Mỹ? Nên biết rằng, Hawaii là một căn cứ quan trọng nhất của Hải quân Mỹ, được ví là "Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm" của nước Mỹ.Từ quan điểm quân sự, mặc dù sức mạnh của Hải quân Nga đã giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô; nhưng trong những năm gần đây, sức mạnh Hải quân Nga đã được cải thiện. Vì vậy, Hải quân Nga phải thông qua các cuộc tập trận hoặc huấn luyện trên biển, khả năng chiến đấu mới có thể được nâng cao. Nhiệm vụ quan trọng của cuộc tập trận này bao gồm phòng không, chống ngầm và tiến công tàu địch. Theo các phương tiện truyền thông Nga, phần gây chú ý nhất của cuộc tập trận, là Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đã "theo dõi và xua đuổi một tàu ngầm của kẻ thù" trên biển khơi. Nội dung chính thứ hai của cuộc tập trận là tác chiến phòng không. Theo thông tin, để huấn luyện sát với thực chiến nhất có thể, trong giai đoạn tập trận phòng không, đội hình Hạm đội Thái Bình Dương ở khu vực biển xa, đã được chia thành hai phân đội, cách nhau khoảng 480 km. Một trong hai nhóm sẽ làm "quân xanh", chống lại lực lượng chính của hạm đội ở khu vực biển xa. Cuộc tấn công tên lửa được thực hiện bởi tàu tuần dương Varyag, tàu khu trục Marshal Shaboshnikov và ba khinh hạm Lớp 20380. Về mặt chính trị, cuộc tập trận này cũng là một phản ứng đối với hành động "Tự do Hàng hải" của Mỹ. Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ thường xuyên điều động tàu chiến và máy bay chiến đấu ra khơi hoặc do thám ở Biển Đen và Biển Nhật Bản. Chưa hết, Hải quân Mỹ còn thường xuyên tập hợp hải quân, không quân các nước NATO tại "sân nhà" của Nga, để tiến hành các cuộc tập trận chung lớn. Do đó, việc Nga tổ chức các cuộc tập trận tương tự, cũng là một phản ứng "có đi, có lại" đối với Mỹ.Vào giữa tháng 6, hai nhà lãnh đạo cấp cao Putin và Biden đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên tại Giơnevo (Thụy Sĩ). Trong quá trình tổ chức cuộc gặp, “tình cờ” Nga tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn trước "cửa nhà" của Mỹ, và các cuộc tập trận như vậy đã không vi phạm luật pháp quốc tế. Vì vậy, thông qua cuộc tập trận, Nga gửi đến Mỹ một tín hiệu: Nga không hy vọng nhiều vào sự cải thiện đáng kể của quan hệ Mỹ-Nga. Để đối phó với chiến lược ngăn chặn, Nga sẽ không khuất phục trước sức ép từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích F-22 của Mỹ chưa bao giờ là mối lo ngại cho lực lượng Hải quân Nga. Nguồn: FlightCmas.
Trong cuộc tập trận này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã điều động khoảng 20 tàu nổi, một số tàu ngầm hạt nhân và nhiều máy bay chiến đấu, cách căn cứ chính 4.000 km, giữa Thái Bình Dương. Cuộc tập trận quy mô lớn này trước "cửa nhà" Mỹ, khiến Mỹ "bị sốc".
Đầu tháng 5, Cục Giám sát của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đã công bố báo cáo, về việc nhiều tàu chiến của Hải quân Nga đi qua eo biển Nhật Bản. Tuy nhiên, do quân đội Nga không tiết lộ lịch trình cụ thể, nên nhiều người cho rằng, đây là hoạt động thường lệ của Hạm đội Thái Bình Dương.
Truyền thông Mỹ dẫn lời Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương ngày 22/6 thông báo rằng, trong cuộc tập trận của Hải quân Nga, các tàu đã đi qua vùng biển, cách quần đảo Hawaii từ 23 đến 34 hải lý (37 đến 54 km). Nhưng bây giờ các tàu Nga đã rời khỏi khu vực.
Cũng theo thông tin, các tàu chiến và máy bay của Nga đã ở trong khu vực tập trận 10 ngày, mặc dù các tàu này, hoạt động trong vùng biển quốc tế, nhưng chúng rất gần lãnh hải của Mỹ. Việc này khiến Mỹ phải điều gấp hai chiến đấu cơ tàng hình F-22, để ngăn chặn.
Hải quân Nga cũng bắt đầu công bố các thông tin liên quan. Ngày 24/6, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov tuyên bố, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang thực hành các chiến thuật mới, trong cuộc tập trận quy mô lớn, cách căn cứ chính 4.000 km, ở giữa Thái Bình Dương.
Trong cuộc tập trận này, các tàu nổi của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga, bao gồm soái hạm của Hạm đội, là tàu tuần dương Varyag; hai tàu khu trục Lớp 1155, ba khinh hạm Lớp 20380 và nhiều tàu tên lửa. Những tàu chiến tham gia tập trận đều thuộc hàng "tinh nhuệ".
Soái hạm Varyag là loại tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường đa năng, được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa siêu thanh, tên lửa phòng không tầm xa, máy bay trực thăng và các loại vũ khí khác. Varyag có khả năng "công thủ toàn diện"; đảm nhiệm nhiệm vụ chống hạm và phòng không tầm xa trong đội hình.
So với tàu tuần dương Varyag, tàu tuần dương Marshal Shaposhnikov (khu trục hạm lớp 1155) thu hút nhiều sự chú ý hơn, do được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng đa năng và tên lửa chống hạm Uran mới.
Khinh hạm Lớp 20380 là lực lượng chủ lực thế hệ mới của Hạm đội Thái Bình Dương, tuy lượng choán nước chỉ hơn 2.000 tấn, là khinh hạm cỡ trung, nhưng được trang bị pháo hải quân cỡ lớn, tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng, có khả năng tác chiến toàn diện mạnh mẽ.
Khách quan đánh giá, mặc dù số lượng tàu mặt nước của Hải quân Nga tham gia cuộc tập trận tới 20 chiếc, nhưng chỉ có 6 chiếc có lượng choán nước trên 2.000 tấn, còn lại đa số là tàu phụ trợ và một số ít tàu tên lửa; đặc biệt thiếu những tàu chiến có khả năng tiến công tầm xa và phòng không hạm.
Khi chiến đấu hải quân xa bờ, các tàu chiến của Nga không được bảo vệ của các máy bay chiến đấu trên bờ, nên vẫn chịu áp lực phòng không rất lớn. Đây là một đội hình có sức tấn công mạnh và phòng thủ yếu, không thể so sánh với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Nhưng vì lý do gì, Hải quân Nga lại tổ chức cuộc tập trận, cách "sân nhà" đến 4.000 km, đến tận bờ biển Hawaii của Mỹ? Nên biết rằng, Hawaii là một căn cứ quan trọng nhất của Hải quân Mỹ, được ví là "Hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm" của nước Mỹ.
Từ quan điểm quân sự, mặc dù sức mạnh của Hải quân Nga đã giảm mạnh so với thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô; nhưng trong những năm gần đây, sức mạnh Hải quân Nga đã được cải thiện. Vì vậy, Hải quân Nga phải thông qua các cuộc tập trận hoặc huấn luyện trên biển, khả năng chiến đấu mới có thể được nâng cao.
Nhiệm vụ quan trọng của cuộc tập trận này bao gồm phòng không, chống ngầm và tiến công tàu địch. Theo các phương tiện truyền thông Nga, phần gây chú ý nhất của cuộc tập trận, là Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đã "theo dõi và xua đuổi một tàu ngầm của kẻ thù" trên biển khơi.
Nội dung chính thứ hai của cuộc tập trận là tác chiến phòng không. Theo thông tin, để huấn luyện sát với thực chiến nhất có thể, trong giai đoạn tập trận phòng không, đội hình Hạm đội Thái Bình Dương ở khu vực biển xa, đã được chia thành hai phân đội, cách nhau khoảng 480 km.
Một trong hai nhóm sẽ làm "quân xanh", chống lại lực lượng chính của hạm đội ở khu vực biển xa. Cuộc tấn công tên lửa được thực hiện bởi tàu tuần dương Varyag, tàu khu trục Marshal Shaboshnikov và ba khinh hạm Lớp 20380.
Về mặt chính trị, cuộc tập trận này cũng là một phản ứng đối với hành động "Tự do Hàng hải" của Mỹ. Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ thường xuyên điều động tàu chiến và máy bay chiến đấu ra khơi hoặc do thám ở Biển Đen và Biển Nhật Bản.
Chưa hết, Hải quân Mỹ còn thường xuyên tập hợp hải quân, không quân các nước NATO tại "sân nhà" của Nga, để tiến hành các cuộc tập trận chung lớn. Do đó, việc Nga tổ chức các cuộc tập trận tương tự, cũng là một phản ứng "có đi, có lại" đối với Mỹ.
Vào giữa tháng 6, hai nhà lãnh đạo cấp cao Putin và Biden đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên tại Giơnevo (Thụy Sĩ). Trong quá trình tổ chức cuộc gặp, “tình cờ” Nga tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn trước "cửa nhà" của Mỹ, và các cuộc tập trận như vậy đã không vi phạm luật pháp quốc tế.
Vì vậy, thông qua cuộc tập trận, Nga gửi đến Mỹ một tín hiệu: Nga không hy vọng nhiều vào sự cải thiện đáng kể của quan hệ Mỹ-Nga. Để đối phó với chiến lược ngăn chặn, Nga sẽ không khuất phục trước sức ép từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích F-22 của Mỹ chưa bao giờ là mối lo ngại cho lực lượng Hải quân Nga. Nguồn: FlightCmas.