Theo đó, trong tương lai gần Hải quân Nga sẽ cho về hưu hai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thuộc Project 941. Đây là các tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của từng được Nga (Liên Xô trước đây) cũng như thế giới chế tạo. Nguồn ảnh: Wiki.Nguồn tin của Sputnik cho biết, các tàu ngầm này của Nga sẽ được cho về hưu vào năm 2020 tới đây, bất chấp việc hải quân nước này vẫn chưa có tàu ngầm thay thế cho hai vị bỏ trống trên. Nguồn ảnh: Juandia.Tàu ngầm hạt nhân Project 941 hay còn được gọi là Akula là quân bài chiến lược của Hải quân Liên Xô trước đây và Nga sau này, chúng được xây dựng từ năm 1981 với tổng cộng 7 chiếc được đóng mới. Nguồn ảnh: Naval.Tàu ngầm lớn nhất lịch sử thế giới này có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24,5 nghìn tấn, khi lặn khoảng 48 nghìn tấn. Độ dài thân tàu đạt 175 mét, lườn tàu rộng 23 mét, mớm nước khi nổi 12 mét. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 160 người và có khả năng lặn liên tục trong vòng 120 ngày không nổi. Nguồn ảnh: FA.Độ sâu tối đa mà con tàu này từng thử nghiệm trước đây vào khoảng 400 mét, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với thiết kế của chiếc Đề án 941, nó có khả năng lặn xuống độ sâu khoảng 600 mét thậm chí hơn. Nguồn ảnh: Dailymail.Điều khiến Mỹ và NATO phải ghê sợ chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này trong thời gian chiến tranh lạnh, đó là nó có khả năng mang theo 20 tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa đủ sức hủy diệt châu Âu chỉ với một tàu duy nhất. Nguồn ảnh: Discover.Tàu ngầm Project 941 sử dụng năng lượng từ một động cơ hạt nhân cung cấp nhiệt cho hai lò hơi tạo ra công suất máy tối đa khoảng 112.000 mã lực tổng cộng giúp con tàu này di chuyển được với vận tốc tối đa khoảng 22 hải lý trên giờ khi nổi và khoảng 27 hải lý trên giờ khi lặn. Nguồn ảnh: Russian.Với số lượng vũ khí mang theo thuộc vào hàng khổng lồ, kèm theo đó là khả năng lặn sâu, biến mất hoàn toàn khỏi các thiết bị trinh sát, theo dõi của đối phương, rõ ràng việc Nga loại biên hai trên tổng số ba chiếc tàu ngầm loại này khỏi biên chế sẽ khiến NATO "mừng khôn siết" vì bớt đi một nỗi lo. Nguồn ảnh: Naval.Nguyên nhân khiến Nga buộc phải cho hai chiếc Typhoon về hưu là do thiếu kinh phí để duy trì hoạt động. Chiếc duy nhất hiện còn đang hoạt động mang tên Dmitry Donskoy đã phải trải qua quá trình hiện đại hóa kéo dài tới 10 năm và tốn một chi phí khổng lồ. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga phá băng vượt Bắc Cực.
Theo đó, trong tương lai gần Hải quân Nga sẽ cho về hưu hai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thuộc Project 941. Đây là các tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của từng được Nga (Liên Xô trước đây) cũng như thế giới chế tạo. Nguồn ảnh: Wiki.
Nguồn tin của Sputnik cho biết, các tàu ngầm này của Nga sẽ được cho về hưu vào năm 2020 tới đây, bất chấp việc hải quân nước này vẫn chưa có tàu ngầm thay thế cho hai vị bỏ trống trên. Nguồn ảnh: Juandia.
Tàu ngầm hạt nhân Project 941 hay còn được gọi là Akula là quân bài chiến lược của Hải quân Liên Xô trước đây và Nga sau này, chúng được xây dựng từ năm 1981 với tổng cộng 7 chiếc được đóng mới. Nguồn ảnh: Naval.
Tàu ngầm lớn nhất lịch sử thế giới này có lượng giãn nước khi nổi khoảng 24,5 nghìn tấn, khi lặn khoảng 48 nghìn tấn. Độ dài thân tàu đạt 175 mét, lườn tàu rộng 23 mét, mớm nước khi nổi 12 mét. Tàu có biên chế thủy thủ đoàn 160 người và có khả năng lặn liên tục trong vòng 120 ngày không nổi. Nguồn ảnh: FA.
Độ sâu tối đa mà con tàu này từng thử nghiệm trước đây vào khoảng 400 mét, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với thiết kế của chiếc Đề án 941, nó có khả năng lặn xuống độ sâu khoảng 600 mét thậm chí hơn. Nguồn ảnh: Dailymail.
Điều khiến Mỹ và NATO phải ghê sợ chiếc tàu ngầm hạt nhân khổng lồ này trong thời gian chiến tranh lạnh, đó là nó có khả năng mang theo 20 tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa đủ sức hủy diệt châu Âu chỉ với một tàu duy nhất. Nguồn ảnh: Discover.
Tàu ngầm Project 941 sử dụng năng lượng từ một động cơ hạt nhân cung cấp nhiệt cho hai lò hơi tạo ra công suất máy tối đa khoảng 112.000 mã lực tổng cộng giúp con tàu này di chuyển được với vận tốc tối đa khoảng 22 hải lý trên giờ khi nổi và khoảng 27 hải lý trên giờ khi lặn. Nguồn ảnh: Russian.
Với số lượng vũ khí mang theo thuộc vào hàng khổng lồ, kèm theo đó là khả năng lặn sâu, biến mất hoàn toàn khỏi các thiết bị trinh sát, theo dõi của đối phương, rõ ràng việc Nga loại biên hai trên tổng số ba chiếc tàu ngầm loại này khỏi biên chế sẽ khiến NATO "mừng khôn siết" vì bớt đi một nỗi lo. Nguồn ảnh: Naval.
Nguyên nhân khiến Nga buộc phải cho hai chiếc Typhoon về hưu là do thiếu kinh phí để duy trì hoạt động. Chiếc duy nhất hiện còn đang hoạt động mang tên Dmitry Donskoy đã phải trải qua quá trình hiện đại hóa kéo dài tới 10 năm và tốn một chi phí khổng lồ. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới của Nga phá băng vượt Bắc Cực.