Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ban đầu ra đời vốn dĩ chỉ là lực lượng có chức năng tương đương với quân cảnh nhưng chuyên hoạt động ở ven biển, có nhiệm vụ chấn chỉnh hoạt động của thuỷ thủ trên các tàu hải quân khi họ được phép lên bờ nghỉ ngơi. Nguồn ảnh: USNI.Ngoài ra, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ khi đó cũng có nhiệm vụ tuần tra, bảo đảm an ninh khu vực ven biển giống với tuần duyên Mỹ bây giờ và được trang bị tàu, xuồng để sẵn sàng đối phó với mối nguy hại xâm nhập từ ven biển. Nguồn ảnh: USNI.Cách thức hoạt động của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ trong quá khứ là tương tự như Thuỷ quân Lục chiến Hoàng Gia Anh, đơn giản là vì Mỹ "copy" y nguyên cách thức hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh. Tuy nhiên qua thời gian, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã phát triển quá nhanh cả về quy mô tổ chức lẫn cách thức thi hành nhiệm vụ. Nguồn ảnh: USNI.Tới khi Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có hẳn lực lượng Không quân Thuỷ quân Lục chiến riêng, cách thức hoạt động của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã thay đổi hoàn toàn, không còn giống bất cứ lực lượng thuỷ quân lục chiến nào khác trên thế giới. Nguồn ảnh: USNI.Việc có thêm lực lượng không quân Thuỷ quân Lục chiến biến lực lượng này thành độc nhất vô nhị, tương đương với quy mô của một quân đội chính quy, có khả năng hoạt động độc lập hoàn toàn mà không cần sự hỗ trợ của Hải quân. Nguồn ảnh: USNI.Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cũng là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu máy bay tiếp liệu trên không - một loại máy bay mà những lực lượng quân đội khác trên thế giới sẽ biên chế vào cho không quân. Điều này tạo nên khác biệt căn bản cho Thuỷ quân Lục chiến Mỹ khi họ có thể thực hiện được những nhiệm vụ không kích yểm trợ cực lớn mà không cần phải cậy vào Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: USNI.Các lực lượng Thuỷ quân Lục chiến khác trên thế giới dù có tên là Thuỷ quân Lục chiến (Marines) hay Hải quân Đánh bộ (Navy Infantry) về cơ bản cũng chỉ là một lực lượng thuộc Hải quân, hoạt động dưới sự chỉ huy của Hải quân và không có đủ khả năng để tự hoạt động một cách độc lập như Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: USNI.Để tiện so sánh, Hải quân Đánh bộ của Nga có quân số khoảng 12.000 quân trong đó quân số của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ là... 182.000. Sự khác biệt quá lớn này cho thấy cách thức tổ chức của Mỹ cồng kềnh và độc lập hơn nhiều so với các lực lượng Hải quân Đánh bộ của Nga. Nguồn ảnh: USNI.Tuy nhiên các lực lượng này vẫn có những điểm tương đồng khá lớn, dễ nhận thấy nhất là cách thức tấn công từ bờ biển vào đất liền. Dù các học thuyết quân sự có khác nhau, cách thức và quy mô tiến hành khác nhau nhưng bản chất của Thuỷ quân Lục chiến hay Hải quân Đánh bộ vẫn là di chuyển bằng đường biển để tấn công từ biển vào đất liền. Nguồn ảnh: USNI.Với sự phát triển của các học thuyết quân sự hiện đại ngày nay, Thuỷ quân Lục chiến hay Hải quân Đánh bộ thậm chí còn được huấn luyện khả năng tác chiến độ bộ đường không để có thêm nhiều lựa chọn cho các chiến dịch quy mô lớn đánh vào mục tiêu khó nhằn. Nguồn ảnh: USNI.Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có quy mô lớn hơn hầu hết các lực lượng Không quân chính quy của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ tính riêng tới năm 2017, Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có tới 1.304 máy bay các loại (không tính các loại máy bay không người lái). Nguồn ảnh: USNI. Mời độc giả xem Video: Hoảng hồn với lực lượng máy bay của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.
Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ban đầu ra đời vốn dĩ chỉ là lực lượng có chức năng tương đương với quân cảnh nhưng chuyên hoạt động ở ven biển, có nhiệm vụ chấn chỉnh hoạt động của thuỷ thủ trên các tàu hải quân khi họ được phép lên bờ nghỉ ngơi. Nguồn ảnh: USNI.
Ngoài ra, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ khi đó cũng có nhiệm vụ tuần tra, bảo đảm an ninh khu vực ven biển giống với tuần duyên Mỹ bây giờ và được trang bị tàu, xuồng để sẵn sàng đối phó với mối nguy hại xâm nhập từ ven biển. Nguồn ảnh: USNI.
Cách thức hoạt động của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ trong quá khứ là tương tự như Thuỷ quân Lục chiến Hoàng Gia Anh, đơn giản là vì Mỹ "copy" y nguyên cách thức hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh. Tuy nhiên qua thời gian, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã phát triển quá nhanh cả về quy mô tổ chức lẫn cách thức thi hành nhiệm vụ. Nguồn ảnh: USNI.
Tới khi Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có hẳn lực lượng Không quân Thuỷ quân Lục chiến riêng, cách thức hoạt động của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã thay đổi hoàn toàn, không còn giống bất cứ lực lượng thuỷ quân lục chiến nào khác trên thế giới. Nguồn ảnh: USNI.
Việc có thêm lực lượng không quân Thuỷ quân Lục chiến biến lực lượng này thành độc nhất vô nhị, tương đương với quy mô của một quân đội chính quy, có khả năng hoạt động độc lập hoàn toàn mà không cần sự hỗ trợ của Hải quân. Nguồn ảnh: USNI.
Thuỷ quân Lục chiến Mỹ cũng là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu máy bay tiếp liệu trên không - một loại máy bay mà những lực lượng quân đội khác trên thế giới sẽ biên chế vào cho không quân. Điều này tạo nên khác biệt căn bản cho Thuỷ quân Lục chiến Mỹ khi họ có thể thực hiện được những nhiệm vụ không kích yểm trợ cực lớn mà không cần phải cậy vào Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: USNI.
Các lực lượng Thuỷ quân Lục chiến khác trên thế giới dù có tên là Thuỷ quân Lục chiến (Marines) hay Hải quân Đánh bộ (Navy Infantry) về cơ bản cũng chỉ là một lực lượng thuộc Hải quân, hoạt động dưới sự chỉ huy của Hải quân và không có đủ khả năng để tự hoạt động một cách độc lập như Thuỷ quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: USNI.
Để tiện so sánh, Hải quân Đánh bộ của Nga có quân số khoảng 12.000 quân trong đó quân số của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ là... 182.000. Sự khác biệt quá lớn này cho thấy cách thức tổ chức của Mỹ cồng kềnh và độc lập hơn nhiều so với các lực lượng Hải quân Đánh bộ của Nga. Nguồn ảnh: USNI.
Tuy nhiên các lực lượng này vẫn có những điểm tương đồng khá lớn, dễ nhận thấy nhất là cách thức tấn công từ bờ biển vào đất liền. Dù các học thuyết quân sự có khác nhau, cách thức và quy mô tiến hành khác nhau nhưng bản chất của Thuỷ quân Lục chiến hay Hải quân Đánh bộ vẫn là di chuyển bằng đường biển để tấn công từ biển vào đất liền. Nguồn ảnh: USNI.
Với sự phát triển của các học thuyết quân sự hiện đại ngày nay, Thuỷ quân Lục chiến hay Hải quân Đánh bộ thậm chí còn được huấn luyện khả năng tác chiến độ bộ đường không để có thêm nhiều lựa chọn cho các chiến dịch quy mô lớn đánh vào mục tiêu khó nhằn. Nguồn ảnh: USNI.
Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có quy mô lớn hơn hầu hết các lực lượng Không quân chính quy của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ tính riêng tới năm 2017, Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có tới 1.304 máy bay các loại (không tính các loại máy bay không người lái). Nguồn ảnh: USNI.
Mời độc giả xem Video: Hoảng hồn với lực lượng máy bay của Không quân Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.