Với sự kiện tàu khu trục INS Chennai chính thức biên chế vào hôm 21/11 vừa qua đã nâng tổng số khu trục hạm lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ lên số lượng 3 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình đóng khu trục hạm lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ bắt đầu từ năm 2003 và mãi đến tận tháng 8 năm 2014, chiếc đầu tiên mới được giao cho Hải quân Ấn Độ sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.Đến nay đã có tổng cộng 3 chiến hạm lớp Kolkata được biên chế vào lực lượng Hải quân Ấn Độ. Đây là lớp khu trục hạm có thiết kế gọn nhẹ với chiều dài chỉ 163 mét và giãn nước khoảng 7.400 tấn. Tàu có vận tốc tối đa lý thuyết lên tới 30 Knots tương đương với khoảng 55 km/h. Nguồn ảnh: Sina.Khu trục hạm lớp Kolkata mới nhất vừa mới được hạ thủy mang tên Chennai. Trước đó chiếc đầu tiên hạ thủy năm 2014 có tên Kolkata, chiếc thứ hai hạ thủy năm 2015 tên Kochi. Ảnh: Thủy thủ tàu Chennai thượng cờ trong buổi lễ hạ thủy hôm 21/11 vừa qua. Nguồn ảnh: Sina.Kolkata là lớp tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Ấn Độ với những trang thiết bị tác chiến điện tử tinh vi nhất và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, nâng cấp. Nguồn ảnh: Sina.Điểm đặc biệt phải kể tới đó là các thiết bị điện tử trên các chiến hạm này được thiết kế với dạng mô-đun nên cực dễ bảo dưỡng và thay thế. Nguồn ảnh: Sina.Dù không có khả năng che mắt hoàn toàn với hệ thống radar của đối phương nhưng Kolkata vẫn được xếp vào hàng chiến hạm tàng hình do nó "khó" bị phát hiện hơn rất nhiều so với những mẫu thiết kế thông thường. Nguồn ảnh: Livefistdefence.Có được khả năng đó là do lớp vỏ bọc đặc biệt được phủ lên đến hơn 70% diện tích thành tàu có tác dụng hấp thụ sóng radar. Mặc dù vậy do cấu trúc này không kín hoàn toàn nên chiếc khu trục hạm này không có khả năng tàng hình tuyệt đối như khu trục hạm lớp Zulwalt của Mỹ. Nguồn ảnh: Livefistdefence.Hệ thống vũ khí được trang bị mặc định trên khu trục hạm Kolkata bao gồm: 4 x 8 tên lửa đối không tầm xa Barak 8 có tầm bắn tối đa 90km; 2 x 8 tên lửa hành trình BrahMos; 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000. Ngoài ra Kolkata còn có sân đậu trực thăng với khả năng mang theo 2 trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Sina.Kolkata còn có một pháo 76 mm và 4 pháo cao tốc tự động 30mm. Ảnh: Kolkata khai hỏa tên lửa trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.Ở tốc độ hành trình 18 knots tương đương với khoảng 33km/h, khu trục hạm này có tầm hoạt động trong vùng biển rộng 15.000 km vuông. Nguồn ảnh: Livefistdefence.Tàu hoạt động với thủy thủ đoàn 350 người và 40 sỹ quan chỉ huy bao gồm cả thuyền trưởng. Đây được coi là biểu tượng của Hải quân Ấn Độ với quá trình nghiên cứu và chế tạo hoàn toàn độc lập chứng tỏ sức mạnh cũng như trình độ của nền công nghiệp quốc phòng nước này. Nguồn ảnh: Livefistdefence.
Với sự kiện tàu khu trục INS Chennai chính thức biên chế vào hôm 21/11 vừa qua đã nâng tổng số khu trục hạm lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ lên số lượng 3 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình đóng khu trục hạm lớp Kolkata của Hải quân Ấn Độ bắt đầu từ năm 2003 và mãi đến tận tháng 8 năm 2014, chiếc đầu tiên mới được giao cho Hải quân Ấn Độ sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Đến nay đã có tổng cộng 3 chiến hạm lớp Kolkata được biên chế vào lực lượng Hải quân Ấn Độ. Đây là lớp khu trục hạm có thiết kế gọn nhẹ với chiều dài chỉ 163 mét và giãn nước khoảng 7.400 tấn. Tàu có vận tốc tối đa lý thuyết lên tới 30 Knots tương đương với khoảng 55 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Khu trục hạm lớp Kolkata mới nhất vừa mới được hạ thủy mang tên Chennai. Trước đó chiếc đầu tiên hạ thủy năm 2014 có tên Kolkata, chiếc thứ hai hạ thủy năm 2015 tên Kochi. Ảnh: Thủy thủ tàu Chennai thượng cờ trong buổi lễ hạ thủy hôm 21/11 vừa qua. Nguồn ảnh: Sina.
Kolkata là lớp tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Ấn Độ với những trang thiết bị tác chiến điện tử tinh vi nhất và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, nâng cấp. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm đặc biệt phải kể tới đó là các thiết bị điện tử trên các chiến hạm này được thiết kế với dạng mô-đun nên cực dễ bảo dưỡng và thay thế. Nguồn ảnh: Sina.
Dù không có khả năng che mắt hoàn toàn với hệ thống radar của đối phương nhưng Kolkata vẫn được xếp vào hàng chiến hạm tàng hình do nó "khó" bị phát hiện hơn rất nhiều so với những mẫu thiết kế thông thường. Nguồn ảnh: Livefistdefence.
Có được khả năng đó là do lớp vỏ bọc đặc biệt được phủ lên đến hơn 70% diện tích thành tàu có tác dụng hấp thụ sóng radar. Mặc dù vậy do cấu trúc này không kín hoàn toàn nên chiếc khu trục hạm này không có khả năng tàng hình tuyệt đối như khu trục hạm lớp Zulwalt của Mỹ. Nguồn ảnh: Livefistdefence.
Hệ thống vũ khí được trang bị mặc định trên khu trục hạm Kolkata bao gồm: 4 x 8 tên lửa đối không tầm xa Barak 8 có tầm bắn tối đa 90km; 2 x 8 tên lửa hành trình BrahMos; 4 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000. Ngoài ra Kolkata còn có sân đậu trực thăng với khả năng mang theo 2 trực thăng các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Kolkata còn có một pháo 76 mm và 4 pháo cao tốc tự động 30mm. Ảnh: Kolkata khai hỏa tên lửa trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sina.
Ở tốc độ hành trình 18 knots tương đương với khoảng 33km/h, khu trục hạm này có tầm hoạt động trong vùng biển rộng 15.000 km vuông. Nguồn ảnh: Livefistdefence.
Tàu hoạt động với thủy thủ đoàn 350 người và 40 sỹ quan chỉ huy bao gồm cả thuyền trưởng. Đây được coi là biểu tượng của Hải quân Ấn Độ với quá trình nghiên cứu và chế tạo hoàn toàn độc lập chứng tỏ sức mạnh cũng như trình độ của nền công nghiệp quốc phòng nước này. Nguồn ảnh: Livefistdefence.