Hai chiếc Yak-130 được đánh số hiệu "Đỏ 01" và "Đỏ 02" nằm trong loạt hợp đồng mà Irkut ký rải rác Bộ Quốc phòng Nga từ 2009-2018 cung cấp hơn trăm chiếc Yak-130. Ảnh: NSKplanesViệc chuyển giao rất thành công, các phi công đã lái chúng thẳng từ sân bay nhà máy Irkutsk tới sân bay Tolmachevo ở Novosibirsk. Các máy bay này dự kiến sẽ được bàn giao cho trường không quân cao cấp Krasnodar – nơi đào tạo các sĩ quan không quân tốt nhất của Liên bang Nga và cũng là mái trường tuyệt vời cho các học viên quốc tế, gồm cả Việt Nam. Ảnh: NSKplanesTheo các nguồn tin, các máy bay này sẽ được giao cho căn cứ huấn luyện của trường ở Kotelnikovo (vùng Volgograd). Nếu đúng, đây là căn cứ huấn luyện thứ 4 được giao máy bay Yak-130. Ảnh: NSKplanesƯớc tính Bộ Quốc phòng Nga sẽ cần khoảng 200 máy bay Yak-130 phục vụ nhu cầu huấn luyện phi công điều khiển các chiến đấu cơ thế hệ mới. Trước khi có Yak-130, Không quân Nga chủ yếu sử dụng dòng máy bay huấn luyện L-39C Albatros huyền thoại thời Xô Viết. Ảnh: NSKplanesDo đó, khi Yak-130 bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt, từ 2009-2018, BQP Nga liên tiếp ký hàng loạt hợp đồng mua khoảng 109 chiếc Yak-130. Đến nay, cơ bản hợp đồng đã sắp hoàn thành và có lẽ không lâu nữa Irkutsk sẽ có thêm các hợp đồng khổng lồ với BQP Nga. Ảnh: NSKplanesNgoài đáp ứng nhu cầu trong nước, Yak-130 cũng ra sức quảng bá trên thế giới và bước đầu giành được nhiều thắng lợi lớn. Hiện Irkutsk đã bàn giao gần trăm chiếc Yak-130 cho 6 quốc gia gồm: Algeria, Bangladesh, Belarus, Lào, Myanmar. Ảnh: NSKplanesTương lai gần, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 7 nhận Yak-130. Tờ Vedomosti.ru hôm 28/1 đăng tin Việt Nam đã ký hợp đồng mua ít nhất 12 Yak-130 với tổng giá trị khoảng 350 triệu USD. Hiện chưa rõ thời hạn bàn giao lô hàng này. Ảnh: NSKplanesYak-130 được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công máy bay chiến đấu thế hệ 4-5. Đặc biệt, nó không chỉ tương thích với việc huấn luyện phi công hệ máy bay Nga mà còn cả hệ máy bay của Mỹ hay châu Âu nhờ hệ thống giả lập mô phỏng cực kỳ độc đáo. Ảnh: WikipediaNgoài vai trò huấn luyện, Yak-130 có thể đáp ứng cả vai trò là máy bay cường kích hạng nhẹ. Thậm chí, đã có thông tin về phương án Yak-131 với nhiều cải tiến cho phép nó thay thế được cả vai trò của cường kích Su-25 trong Không quân Nga. Ảnh: WikipediaKể cả chưa cải tiến, nguyên bản Yak-130 có thể làm nhiệm vụ chiến đấu khi tải trọng vũ khí máy bay tới 3 tấn với 9 điểm treo. Máy bay trang bị 2 động cơ cho tốc độ tối đa 1.060km/h, tầm bay 2.100km. Ảnh: WikipediaVideo máy bay Yak-130.
Hai chiếc Yak-130 được đánh số hiệu "Đỏ 01" và "Đỏ 02" nằm trong loạt hợp đồng mà Irkut ký rải rác Bộ Quốc phòng Nga từ 2009-2018 cung cấp hơn trăm chiếc Yak-130. Ảnh: NSKplanes
Việc chuyển giao rất thành công, các phi công đã lái chúng thẳng từ sân bay nhà máy Irkutsk tới sân bay Tolmachevo ở Novosibirsk. Các máy bay này dự kiến sẽ được bàn giao cho trường không quân cao cấp Krasnodar – nơi đào tạo các sĩ quan không quân tốt nhất của Liên bang Nga và cũng là mái trường tuyệt vời cho các học viên quốc tế, gồm cả Việt Nam. Ảnh: NSKplanes
Theo các nguồn tin, các máy bay này sẽ được giao cho căn cứ huấn luyện của trường ở Kotelnikovo (vùng Volgograd). Nếu đúng, đây là căn cứ huấn luyện thứ 4 được giao máy bay Yak-130. Ảnh: NSKplanes
Ước tính Bộ Quốc phòng Nga sẽ cần khoảng 200 máy bay Yak-130 phục vụ nhu cầu huấn luyện phi công điều khiển các chiến đấu cơ thế hệ mới. Trước khi có Yak-130, Không quân Nga chủ yếu sử dụng dòng máy bay huấn luyện L-39C Albatros huyền thoại thời Xô Viết. Ảnh: NSKplanes
Do đó, khi Yak-130 bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt, từ 2009-2018, BQP Nga liên tiếp ký hàng loạt hợp đồng mua khoảng 109 chiếc Yak-130. Đến nay, cơ bản hợp đồng đã sắp hoàn thành và có lẽ không lâu nữa Irkutsk sẽ có thêm các hợp đồng khổng lồ với BQP Nga. Ảnh: NSKplanes
Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, Yak-130 cũng ra sức quảng bá trên thế giới và bước đầu giành được nhiều thắng lợi lớn. Hiện Irkutsk đã bàn giao gần trăm chiếc Yak-130 cho 6 quốc gia gồm: Algeria, Bangladesh, Belarus, Lào, Myanmar. Ảnh: NSKplanes
Tương lai gần, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 7 nhận Yak-130. Tờ Vedomosti.ru hôm 28/1 đăng tin Việt Nam đã ký hợp đồng mua ít nhất 12 Yak-130 với tổng giá trị khoảng 350 triệu USD. Hiện chưa rõ thời hạn bàn giao lô hàng này. Ảnh: NSKplanes
Yak-130 được thiết kế cho nhiệm vụ huấn luyện phi công máy bay chiến đấu thế hệ 4-5. Đặc biệt, nó không chỉ tương thích với việc huấn luyện phi công hệ máy bay Nga mà còn cả hệ máy bay của Mỹ hay châu Âu nhờ hệ thống giả lập mô phỏng cực kỳ độc đáo. Ảnh: Wikipedia
Ngoài vai trò huấn luyện, Yak-130 có thể đáp ứng cả vai trò là máy bay cường kích hạng nhẹ. Thậm chí, đã có thông tin về phương án Yak-131 với nhiều cải tiến cho phép nó thay thế được cả vai trò của cường kích Su-25 trong Không quân Nga. Ảnh: Wikipedia
Kể cả chưa cải tiến, nguyên bản Yak-130 có thể làm nhiệm vụ chiến đấu khi tải trọng vũ khí máy bay tới 3 tấn với 9 điểm treo. Máy bay trang bị 2 động cơ cho tốc độ tối đa 1.060km/h, tầm bay 2.100km. Ảnh: Wikipedia