Vào ngày 25/9/2019, tại nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa, tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng (LHD) cỡ lớn Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đã được hạ thủy.Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình đưa con tàu này vào hoạt động, nó sẽ còn phải trải qua rất nhiều công đoạn nữa mới có thể chính thức trực chiến.Mới đây, báo chí Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh mới nhất của con tàu, sự ngổn ngang giàn giáo trên tháp chỉ huy cho thấy công việc chưa thể hoàn thành sớm.Bên cạnh chiếc Type 075 trên, tại nhà máy Hỗ Đông Trung Hoa còn có cả một loạt tàu đổ bộ vận tải Type 071 và tàu hộ vệ tên lửa Type 056 đang chờ hoàn thiện, cho thấy năng lực sản xuất của cơ sở trên là rất đáng nể.Hải quân Trung Quốc dự tính chế tạo ít nhất 3 tàu đổ bộ tấn công Type 075 để phối hợp tác chiến cùng 3 cụm tàu sân bay.Vai trò ban đầu của tàu đổ bộ tấn công Type 075 ngoài việc triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ thì nó còn được sử dụng làm nền tảng xuất phát cho trực thăng săn ngầm.Sử dụng trực thăng săn ngầm với số lượng lớn cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công để bảo vệ hạm đội là phương án được nhiều cường quốc hải quân trên thế giới tinBên cạnh đó, trong chiến lược dài hạn, hải quân Trung Quốc còn có thể chế tạo thêm 3 tàu đổ bộ tấn công phiên bản nâng cấp Type 075B với khả năng mang tiêm kích hạm cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứngHiện nay đã xuất hiện những bản đồ họa đầu tiên của chiếc J-26, đây được xem như phiên bản rút gọn của chiếc J-20 và có nhiều nét tương đồng so với F-35B Lightning II của Mỹ.Có một điều đáng chú ý đó là quan sát phần thượng tầng của tàu đổ bộ tấn công Type 075 thì có thể nhận thấy nó mang hầu như toàn bộ dàn radar của tàu hộ vệ tên lửa Type 054A sang.Trong đó nổi bật là phiên bản radar trinh sát đường không 3 tham số (3D) Fregat-MAE-5 do Trung Quốc tự chế tạo trong nước, chưa rõ cấu hình vũ khí phòng thủ của nó có tên lửa phòng không tầm xa hay không?Các nhà thiết kế Trung Quốc đã cho thấy sự phân chia tính năng rất rõ ràng cho vai trò tàu chính - phụ trong biên đội, mặc dù với lượng giãn nước 40.000 tấn thì Type 075 hoàn toàn đủ khả năng mang theo hệ thống radar mạnh hơn.Lấy ví dụ như tàu sân bay Type 001 Liêu Ninh, tháp chỉ huy của nó là toàn bộ dàn radar của khu trục hạm phòng không Type 052C, trong khi ở chiếc Type 002 Sơn Đông thì lại là dàn radar của Type 052D.Có lẽ Trung Quốc sẽ tích hợp cho những chiếc Type 075B dàn radar mạnh mẽ hơn, tương xứng với nhiệm vụ tiếp theo của nó là một hàng không mẫu hạm thứ cấp của biên đội.
Vào ngày 25/9/2019, tại nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa, tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng (LHD) cỡ lớn Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đã được hạ thủy.
Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình đưa con tàu này vào hoạt động, nó sẽ còn phải trải qua rất nhiều công đoạn nữa mới có thể chính thức trực chiến.
Mới đây, báo chí Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh mới nhất của con tàu, sự ngổn ngang giàn giáo trên tháp chỉ huy cho thấy công việc chưa thể hoàn thành sớm.
Bên cạnh chiếc Type 075 trên, tại nhà máy Hỗ Đông Trung Hoa còn có cả một loạt tàu đổ bộ vận tải Type 071 và tàu hộ vệ tên lửa Type 056 đang chờ hoàn thiện, cho thấy năng lực sản xuất của cơ sở trên là rất đáng nể.
Hải quân Trung Quốc dự tính chế tạo ít nhất 3 tàu đổ bộ tấn công Type 075 để phối hợp tác chiến cùng 3 cụm tàu sân bay.
Vai trò ban đầu của tàu đổ bộ tấn công Type 075 ngoài việc triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ thì nó còn được sử dụng làm nền tảng xuất phát cho trực thăng săn ngầm.
Sử dụng trực thăng săn ngầm với số lượng lớn cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công để bảo vệ hạm đội là phương án được nhiều cường quốc hải quân trên thế giới tin
Bên cạnh đó, trong chiến lược dài hạn, hải quân Trung Quốc còn có thể chế tạo thêm 3 tàu đổ bộ tấn công phiên bản nâng cấp Type 075B với khả năng mang tiêm kích hạm cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng
Hiện nay đã xuất hiện những bản đồ họa đầu tiên của chiếc J-26, đây được xem như phiên bản rút gọn của chiếc J-20 và có nhiều nét tương đồng so với F-35B Lightning II của Mỹ.
Có một điều đáng chú ý đó là quan sát phần thượng tầng của tàu đổ bộ tấn công Type 075 thì có thể nhận thấy nó mang hầu như toàn bộ dàn radar của tàu hộ vệ tên lửa Type 054A sang.
Trong đó nổi bật là phiên bản radar trinh sát đường không 3 tham số (3D) Fregat-MAE-5 do Trung Quốc tự chế tạo trong nước, chưa rõ cấu hình vũ khí phòng thủ của nó có tên lửa phòng không tầm xa hay không?
Các nhà thiết kế Trung Quốc đã cho thấy sự phân chia tính năng rất rõ ràng cho vai trò tàu chính - phụ trong biên đội, mặc dù với lượng giãn nước 40.000 tấn thì Type 075 hoàn toàn đủ khả năng mang theo hệ thống radar mạnh hơn.
Lấy ví dụ như tàu sân bay Type 001 Liêu Ninh, tháp chỉ huy của nó là toàn bộ dàn radar của khu trục hạm phòng không Type 052C, trong khi ở chiếc Type 002 Sơn Đông thì lại là dàn radar của Type 052D.
Có lẽ Trung Quốc sẽ tích hợp cho những chiếc Type 075B dàn radar mạnh mẽ hơn, tương xứng với nhiệm vụ tiếp theo của nó là một hàng không mẫu hạm thứ cấp của biên đội.