Theo Business Insider, từ hơn 10 năm trước, sự nghiệp "quốc tế" của thuyền trưởng Lại Nghĩa Quân bắt đầu khi ông chỉ huy tàu khinh hạm hộ vệ tên lửa Liên Vân Cảng tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật với hải quân Pakistan. Chức vụ chỉ huy trưởng này đến với ông khá bất ngờ vì khi đó thuyền trưởng tàu Liên Vân Cảng bất ngờ lâm bạo bệnh. Nguồn ảnh: QQ.Cuộc tập trận năm 2007 tại Pakistan cũng là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận với nước ngoài. Cuộc tập trận hải quân này có tới 9 quốc gia tham gia, bao gồm cả những lực lượng "sừng sỏ" nhất thế giới như Mỹ, Anh, Pháp và Italia. Nguồn ảnh: QQ.Dưới sự chỉ huy của người thuyền trưởng bất đắc dĩ, Khinh hạm hộ vệ tên lửa Liên Vân Cảng đã là một trong những tàu có màn trình diễn rất tốt của cuộc tập trận. Sau khi cuộc tập trận kết thúc, Lại Nghĩa Quân được phong vượt quân hàm, trở thành chỉ huy trưởng Sư đoàn Khinh hạm thuộc Hạm đội Đông Hải. Nguồn ảnh: QQ.Từng tốt nghiệp Học viện Hải quân Đại Liên với chuyên ngành tên lửa, Lại Nghĩa Quân vừa trở thành thuyền trưởng đầu tiên chỉ huy tàu sân bay Sơn Đông - tàu sân bay Trung Quốc vừa nhập biên khác đây ít ngày. Nguồn ảnh: QQ.Năm 2010, Lại Nghĩa Quân được cử đi học tại Giải phóng quân Ngoại quốc ngữ Học viện - nơi đào tạo ngoại ngữ tốt bậc nhất Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông có khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát dù chưa hề theo học hoặc làm việc ở nước ngoài một ngày nào. Nguồn ảnh: QQ.Thậm chí, Lại Nghĩa Quân còn từng được cân nhắc để được đưa ra nước ngoài làm tham tán quân sự cho Đại sứ quán Trung Quốc. Tuy nhiên phía Hải quân Trung Quốc quyết không để Bộ ngoại giao nước này đưa Lại Nghĩa Quân ra nước ngoài vì hiểu rằng, sớm muộn Hải quân Trung Quốc cũng sẽ cần những người như Lại Nghĩa Quân để mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Nguồn ảnh: QQ.Như vậy, có thể thấy tham vọng của Trung Quốc. Có vẻ như trong tương lai, Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật "ngoại giao tàu sân bay" như cách Mỹ đã từng làm và rất thành công trong quá khứ. Nguồn ảnh: QQ.Dù là tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc nhưng hàng không mẫu hạm Sơn Đông hiện tại là tàu sân bay duy nhất của nước này đảm nhận nhiệm vụ trực chiến. Tàu sân bay còn lại - chiếc Liêu Ninh chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: QQ.Trong tương lai, không rõ Trung Quốc có tiếp tục đóng thêm tàu sân bay để bổ sung sức mạnh cho lực lượng hải quân hay không do kinh tế của nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại với Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả xem Video: So sánh tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng mới với tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ hiện tại.
Theo Business Insider, từ hơn 10 năm trước, sự nghiệp "quốc tế" của thuyền trưởng Lại Nghĩa Quân bắt đầu khi ông chỉ huy tàu khinh hạm hộ vệ tên lửa Liên Vân Cảng tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật với hải quân Pakistan. Chức vụ chỉ huy trưởng này đến với ông khá bất ngờ vì khi đó thuyền trưởng tàu Liên Vân Cảng bất ngờ lâm bạo bệnh. Nguồn ảnh: QQ.
Cuộc tập trận năm 2007 tại Pakistan cũng là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận với nước ngoài. Cuộc tập trận hải quân này có tới 9 quốc gia tham gia, bao gồm cả những lực lượng "sừng sỏ" nhất thế giới như Mỹ, Anh, Pháp và Italia. Nguồn ảnh: QQ.
Dưới sự chỉ huy của người thuyền trưởng bất đắc dĩ, Khinh hạm hộ vệ tên lửa Liên Vân Cảng đã là một trong những tàu có màn trình diễn rất tốt của cuộc tập trận. Sau khi cuộc tập trận kết thúc, Lại Nghĩa Quân được phong vượt quân hàm, trở thành chỉ huy trưởng Sư đoàn Khinh hạm thuộc Hạm đội Đông Hải. Nguồn ảnh: QQ.
Từng tốt nghiệp Học viện Hải quân Đại Liên với chuyên ngành tên lửa, Lại Nghĩa Quân vừa trở thành thuyền trưởng đầu tiên chỉ huy tàu sân bay Sơn Đông - tàu sân bay Trung Quốc vừa nhập biên khác đây ít ngày. Nguồn ảnh: QQ.
Năm 2010, Lại Nghĩa Quân được cử đi học tại Giải phóng quân Ngoại quốc ngữ Học viện - nơi đào tạo ngoại ngữ tốt bậc nhất Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông có khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát dù chưa hề theo học hoặc làm việc ở nước ngoài một ngày nào. Nguồn ảnh: QQ.
Thậm chí, Lại Nghĩa Quân còn từng được cân nhắc để được đưa ra nước ngoài làm tham tán quân sự cho Đại sứ quán Trung Quốc. Tuy nhiên phía Hải quân Trung Quốc quyết không để Bộ ngoại giao nước này đưa Lại Nghĩa Quân ra nước ngoài vì hiểu rằng, sớm muộn Hải quân Trung Quốc cũng sẽ cần những người như Lại Nghĩa Quân để mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Nguồn ảnh: QQ.
Như vậy, có thể thấy tham vọng của Trung Quốc. Có vẻ như trong tương lai, Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật "ngoại giao tàu sân bay" như cách Mỹ đã từng làm và rất thành công trong quá khứ. Nguồn ảnh: QQ.
Dù là tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc nhưng hàng không mẫu hạm Sơn Đông hiện tại là tàu sân bay duy nhất của nước này đảm nhận nhiệm vụ trực chiến. Tàu sân bay còn lại - chiếc Liêu Ninh chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: QQ.
Trong tương lai, không rõ Trung Quốc có tiếp tục đóng thêm tàu sân bay để bổ sung sức mạnh cho lực lượng hải quân hay không do kinh tế của nước này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại với Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: So sánh tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng mới với tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ hiện tại.