Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã cảnh báo sự hiện diện hải quân của Mỹ ở Vùng Vịnh bằng hành động hạ thủy đồng loạt 110 tàu chiến đấu mới bao gồm: Tàu cao tốc lớp Ashura, tàu tuần tra ven biển Zolfaghar và tàu ngầm hạng nhẹ Taregh.Lực lượng hải quân Iran tương đối mỏng, lại bị hao hụt trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài 8 năm. Trong cuộc xung đột với Mỹ năm 1988, nhiều tàu chiến của Iran đã bị đánh chìm chỉ trong một ngày; vì vậy, đối đầu với Hải quân Mỹ, Hải quân Iran đã có nhiều bài học xương máu. Ảnh: Tàu hộ vệ Sahand của Iran bốc cháy dữ dội sau đòn tấn công của Mỹ năm 1988.Sau khi Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Iran không thể mua được các tàu chiến và công nghệ hiện đại từ phương Tây, do vậy Hải quân Iran thực sự không có sự bổ sung nào “chất lượng”; phải đến tận năm 2010, Iran mới hạ thủy tàu khu trục lớp Jamalan. Mặc dù “tự xưng” là tàu khu trục, nhưng lượng giãn nước của Jamalan chỉ 1.500 tấn, và đây là soái hạm của Hải quân Iran.Sức mạnh lớn nhất của Hải quân Iran hiện này là 3 tàu khu trục lớp Alwand, nhưng đã phục vụ trong Hải quân Iran từ những năm 1970, và ba tàu lớp Jamalan dựa trên thiết kế tàu Alwand; 3 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất được nhập khẩu vào những năm 1990. Với lực lượng như vậy, Hải quân Iran khó có cơ hội đối đầu với Hải quân Mỹ.Nhưng để đối đầu với một Hải quân Mỹ hùng mạnh, Iran có một lợi thế đó là dựa vào vị trí địa lý của Iran, có thể khống chế Vịnh Ba Tư (hay còn gọi là Vùng Vịnh, vịnh Pec-xich, Vịnh Ả Rập). Vịnh Ba Tư nằm giữa cao nguyên Iran và Bán đảo Ả Rập, từ cửa sông Ả Rập ở phía tây bắc đến eo biển Hormuz ở phía đông nam. Nó dài hơn 970 km, rộng 56 đến 339 km2, và có diện tích là 241.000 km2.Phía đông của vịnh này là bờ biển Iran và eo biển Hormuz, có vị trí lõm về phía Iran. Nếu Iran cố gắng chặn eo biển này, các tàu đi qua eo biển này sẽ nằm gọn trong tầm khống chế của tên lửa chống hạm và pháo bờ biển của Iran.Với địa hình thuận lợi này, Iran thực sự muốn áp dụng chiến lược chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD), bằng cách triển khai một số lượng lớn tên lửa chống hạm trên bờ để đạt được mục đích chặn tàu ra vào Vùng Vịnh. Ảnh: Tên lửa chống hạm Hormuz-2.Các tên lửa chống hạm của Iran triển khai trên bờ phần lớn là các loại tên lửa chống hạm hạng nặng; ví dụ loại tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars công bố năm 2011, được phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo Fatah 110, với tầm bắn khoảng 300 km, về cơ bản có thể bao phủ Vịnh Ba Tư. Iran tin rằng tên lửa chống hạm này có thể tấn công hiệu quả các tàu sân bay Mỹ.Nhưng nếu chỉ dựa vào tên lửa bờ, đó là cách phòng ngự bị động; dọc theo Vịnh Ba Tư, có nhiều vịnh, đảo nhỏ có thể che dấu lực lượng, do vậy Iran đã tập trung phát triển các loại tàu chiến đấu nhỏ, có tốc độ cao, có thể trang bị các loại tên lửa chống hạm cận âm. Công nghệ và giá thành của các loại “tàu muỗi” này không lớn, phù hợp với khả năng của Iran.Nếu có xung đột với Hải quân Mỹ, hải quân IRGC sẽ thực hiện chiến thuật “tàu muỗi”, sử dụng với số lượng đông, tiếp cận gần các tàu chiến lớn của Mỹ; thực hiện chiến thuật “tiếp cận nhanh, đánh gần”, và thậm chí tấn công cả các tàu sân bay thông qua chiến thuật “biển tàu”.Chiến thuật sử dụng tàu tên lửa để tiến hành cuộc tấn công kiểu “bão hòa”, nhưng khách quan đánh giá, cơ hội để tiếp cận các tàu chiến Mỹ là tương đối khó; điều lệnh chiến đấu của hải quân Mỹ chỉ rõ, các tàu chiến không được hành động trong vùng biển “đóng kín”, tức là tàu Mỹ chỉ tiến vào khu vực Vùng Vịnh khi các mối nguy hiểm đã được “dọn sạch”.Có thể trong trạng thái thời bình như hiện nay, các tàu chiến của Iran mới có cơ hội tiếp cận các tàu chiến Mỹ ở khoảng cách gần như vậy. Trong điều kiện thời chiến, Iran đang phải đối mặt với một hệ thống trinh sát và giám sát hoàn chỉnh của quân đội Mỹ. Như vậy những chiếc tàu nhỏ này, khó có cơ hội để tiếp cận tàu Mỹ và phóng tên lửa.Giả sử một số tàu trên của Iran có tiếp cận được gần tàu chiến Mỹ để phóng tên lửa, thì chúng phải vượt qua hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Hải quân Mỹ vốn hoạt động rất hiệu quả. Chưa kể đến yếu tố, các loại tên lửa chống hạm “sao chép” của Iran có khả năng chống nhiễu rất kém; đây là một vấn đề khó có thể khắc phục.Chưa kể đến công tác huấn luyện của hải quân Iran còn bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn, vào ngày 10/5 vừa qua, một sự cố nghiêm trọng khi tàu hộ vệ Jamaran phóng nhầm tên lửa vào tàu hậu cần Konarak trong cuộc diễn tập trên vịnh Oman, khiến ít nhất 34 người thương vong.Về chiến đấu thực tế, mặc dù thường xuyên “lên gân” trước hải quân Mỹ, nhưng chỉ qua một trận hải chiến năm 1988, Hải quân Mỹ đã đánh quỵ hẳn Hải quân Iran chỉ trong vài giờ; đã hơn 30 năm trôi qua, sự tiến bộ của hải quân Mỹ vượt bậc, nhưng hải quân Iran cũng không có chuyển biến lớn. Ảnh: Một nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của Hải quân Mỹ.16. Vì vậy, mặc dù chiến thuật "tàu sói" này có vẻ đẹp, nhưng thực sự không dễ để đạt được hiệu quả như Iran dự kiến. Chưa kể hiện nay Mỹ đã củng cố “pháo hạm bay” AC-130, có thể săn tìm và đánh chìm các “tàu muỗi” của Iran một cách hết sức hiệu quả. Video Hải quân Iran tự bắn nhau, 19 người thiệt mạng - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã cảnh báo sự hiện diện hải quân của Mỹ ở Vùng Vịnh bằng hành động hạ thủy đồng loạt 110 tàu chiến đấu mới bao gồm: Tàu cao tốc lớp Ashura, tàu tuần tra ven biển Zolfaghar và tàu ngầm hạng nhẹ Taregh.
Lực lượng hải quân Iran tương đối mỏng, lại bị hao hụt trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài 8 năm. Trong cuộc xung đột với Mỹ năm 1988, nhiều tàu chiến của Iran đã bị đánh chìm chỉ trong một ngày; vì vậy, đối đầu với Hải quân Mỹ, Hải quân Iran đã có nhiều bài học xương máu. Ảnh: Tàu hộ vệ Sahand của Iran bốc cháy dữ dội sau đòn tấn công của Mỹ năm 1988.
Sau khi Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Iran không thể mua được các tàu chiến và công nghệ hiện đại từ phương Tây, do vậy Hải quân Iran thực sự không có sự bổ sung nào “chất lượng”; phải đến tận năm 2010, Iran mới hạ thủy tàu khu trục lớp Jamalan. Mặc dù “tự xưng” là tàu khu trục, nhưng lượng giãn nước của Jamalan chỉ 1.500 tấn, và đây là soái hạm của Hải quân Iran.
Sức mạnh lớn nhất của Hải quân Iran hiện này là 3 tàu khu trục lớp Alwand, nhưng đã phục vụ trong Hải quân Iran từ những năm 1970, và ba tàu lớp Jamalan dựa trên thiết kế tàu Alwand; 3 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất được nhập khẩu vào những năm 1990. Với lực lượng như vậy, Hải quân Iran khó có cơ hội đối đầu với Hải quân Mỹ.
Nhưng để đối đầu với một Hải quân Mỹ hùng mạnh, Iran có một lợi thế đó là dựa vào vị trí địa lý của Iran, có thể khống chế Vịnh Ba Tư (hay còn gọi là Vùng Vịnh, vịnh Pec-xich, Vịnh Ả Rập). Vịnh Ba Tư nằm giữa cao nguyên Iran và Bán đảo Ả Rập, từ cửa sông Ả Rập ở phía tây bắc đến eo biển Hormuz ở phía đông nam. Nó dài hơn 970 km, rộng 56 đến 339 km2, và có diện tích là 241.000 km2.
Phía đông của vịnh này là bờ biển Iran và eo biển Hormuz, có vị trí lõm về phía Iran. Nếu Iran cố gắng chặn eo biển này, các tàu đi qua eo biển này sẽ nằm gọn trong tầm khống chế của tên lửa chống hạm và pháo bờ biển của Iran.
Với địa hình thuận lợi này, Iran thực sự muốn áp dụng chiến lược chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD), bằng cách triển khai một số lượng lớn tên lửa chống hạm trên bờ để đạt được mục đích chặn tàu ra vào Vùng Vịnh. Ảnh: Tên lửa chống hạm Hormuz-2.
Các tên lửa chống hạm của Iran triển khai trên bờ phần lớn là các loại tên lửa chống hạm hạng nặng; ví dụ loại tên lửa đạn đạo chống hạm Khalij Fars công bố năm 2011, được phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo Fatah 110, với tầm bắn khoảng 300 km, về cơ bản có thể bao phủ Vịnh Ba Tư. Iran tin rằng tên lửa chống hạm này có thể tấn công hiệu quả các tàu sân bay Mỹ.
Nhưng nếu chỉ dựa vào tên lửa bờ, đó là cách phòng ngự bị động; dọc theo Vịnh Ba Tư, có nhiều vịnh, đảo nhỏ có thể che dấu lực lượng, do vậy Iran đã tập trung phát triển các loại tàu chiến đấu nhỏ, có tốc độ cao, có thể trang bị các loại tên lửa chống hạm cận âm. Công nghệ và giá thành của các loại “tàu muỗi” này không lớn, phù hợp với khả năng của Iran.
Nếu có xung đột với Hải quân Mỹ, hải quân IRGC sẽ thực hiện chiến thuật “tàu muỗi”, sử dụng với số lượng đông, tiếp cận gần các tàu chiến lớn của Mỹ; thực hiện chiến thuật “tiếp cận nhanh, đánh gần”, và thậm chí tấn công cả các tàu sân bay thông qua chiến thuật “biển tàu”.
Chiến thuật sử dụng tàu tên lửa để tiến hành cuộc tấn công kiểu “bão hòa”, nhưng khách quan đánh giá, cơ hội để tiếp cận các tàu chiến Mỹ là tương đối khó; điều lệnh chiến đấu của hải quân Mỹ chỉ rõ, các tàu chiến không được hành động trong vùng biển “đóng kín”, tức là tàu Mỹ chỉ tiến vào khu vực Vùng Vịnh khi các mối nguy hiểm đã được “dọn sạch”.
Có thể trong trạng thái thời bình như hiện nay, các tàu chiến của Iran mới có cơ hội tiếp cận các tàu chiến Mỹ ở khoảng cách gần như vậy. Trong điều kiện thời chiến, Iran đang phải đối mặt với một hệ thống trinh sát và giám sát hoàn chỉnh của quân đội Mỹ. Như vậy những chiếc tàu nhỏ này, khó có cơ hội để tiếp cận tàu Mỹ và phóng tên lửa.
Giả sử một số tàu trên của Iran có tiếp cận được gần tàu chiến Mỹ để phóng tên lửa, thì chúng phải vượt qua hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Hải quân Mỹ vốn hoạt động rất hiệu quả. Chưa kể đến yếu tố, các loại tên lửa chống hạm “sao chép” của Iran có khả năng chống nhiễu rất kém; đây là một vấn đề khó có thể khắc phục.
Chưa kể đến công tác huấn luyện của hải quân Iran còn bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn, vào ngày 10/5 vừa qua, một sự cố nghiêm trọng khi tàu hộ vệ Jamaran phóng nhầm tên lửa vào tàu hậu cần Konarak trong cuộc diễn tập trên vịnh Oman, khiến ít nhất 34 người thương vong.
Về chiến đấu thực tế, mặc dù thường xuyên “lên gân” trước hải quân Mỹ, nhưng chỉ qua một trận hải chiến năm 1988, Hải quân Mỹ đã đánh quỵ hẳn Hải quân Iran chỉ trong vài giờ; đã hơn 30 năm trôi qua, sự tiến bộ của hải quân Mỹ vượt bậc, nhưng hải quân Iran cũng không có chuyển biến lớn. Ảnh: Một nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của Hải quân Mỹ.
16. Vì vậy, mặc dù chiến thuật "tàu sói" này có vẻ đẹp, nhưng thực sự không dễ để đạt được hiệu quả như Iran dự kiến. Chưa kể hiện nay Mỹ đã củng cố “pháo hạm bay” AC-130, có thể săn tìm và đánh chìm các “tàu muỗi” của Iran một cách hết sức hiệu quả.
Video Hải quân Iran tự bắn nhau, 19 người thiệt mạng - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp