Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông Iran đăng tải, lực lượng hải quân nước này tuyên bố sẽ trang bị hệ thống giếng phóng thẳng đứng cho mọi tàu chiến đang phục vụ trong biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc được trang bị giếng phóng thẳng đứng trên các loại tàu chiến sẽ giúp tăng cường sức tác chiến của Hải quân Iran lên nhiều bậc so với hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.Với hệ thống giếng phóng thẳng đứng, các tàu chiến của Iran có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối không, đối đất hay đối hạm hỗ hợp, giúp chúng phù hợp với nhiều hoàn cảnh tác chiến, đối phó được với nhiều mối đe doạ bất ngờ từ trên biển, trên mặt đất hay trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.Hệ thống giếng phóng thẳng đứng hiện tại được chia làm hai loại với hai kiểu phóng hoàn toàn khác nhau bao gồm phóng "nóng" và phóng "lạnh". Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, phóng "nóng' là thuật ngữ để chỉ kiểu phóng tên lửa mà ở đó, động cơ của tên lửa sẽ hoạt động ngay từ khi nó nằm trong giếng phóng, kiểu phóng này khá tương đồng với các kiểu phóng tên lửa từ giếng phóng thẳng đứng của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong khi đó, Iran nhiều khả năng sẽ đi theo phương pháp phóng "lạnh" - nghĩa là phóng tên lửa ra khỏi giếng phóng bằng khí nén, sau khi tên lửa đạt độ cao an toàn so với bệ phóng, động cơ mới được kích hoạt. Đây là kiểu phóng phổ biến được Nga ưa dùng. Nguồn ảnh: Pinterest.So với kiểu phóng "nóng", phóng "lạnh" có ưu điểm hơn vì nó không đòi hỏi độ chịu lực và chịu nhiệt quá cao của bản thân cơ cấu phóng. Tuy nhiên phóng "lạnh" lại có yêu cầu kỹ thuật cao hơn và trong trường hợp động cơ đẩy của quả tên lửa bị "xịt", tên lửa sẽ rơi thẳng xuống bệ. Nguồn ảnh: IRNA.Trong biên chế của Quân đội Iran hiện tại, hệ thống tên lửa Bavar-373 được xem là tổ hợp tên lửa đất đối không hiện đại nhất sử dụng phương pháp phóng lạnh tương tự như S-300 của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổ hợp này mới được Iran công bố và đưa vào phục vụ trong biên chế hồi tháng 8/2019 vừa rồi và có tính năng khá tương đồng với S-300 của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn rằng liệu tổ hợp tên lửa Bavar 373 có được Iran trang bị cho lực lượng tàu chiến của hải quân nước này trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Phòng không Iran tự tin bắn hạ MQ-4 của Mỹ.
Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông Iran đăng tải, lực lượng hải quân nước này tuyên bố sẽ trang bị hệ thống giếng phóng thẳng đứng cho mọi tàu chiến đang phục vụ trong biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc được trang bị giếng phóng thẳng đứng trên các loại tàu chiến sẽ giúp tăng cường sức tác chiến của Hải quân Iran lên nhiều bậc so với hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với hệ thống giếng phóng thẳng đứng, các tàu chiến của Iran có thể mang theo nhiều loại tên lửa đối không, đối đất hay đối hạm hỗ hợp, giúp chúng phù hợp với nhiều hoàn cảnh tác chiến, đối phó được với nhiều mối đe doạ bất ngờ từ trên biển, trên mặt đất hay trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống giếng phóng thẳng đứng hiện tại được chia làm hai loại với hai kiểu phóng hoàn toàn khác nhau bao gồm phóng "nóng" và phóng "lạnh". Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, phóng "nóng' là thuật ngữ để chỉ kiểu phóng tên lửa mà ở đó, động cơ của tên lửa sẽ hoạt động ngay từ khi nó nằm trong giếng phóng, kiểu phóng này khá tương đồng với các kiểu phóng tên lửa từ giếng phóng thẳng đứng của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó, Iran nhiều khả năng sẽ đi theo phương pháp phóng "lạnh" - nghĩa là phóng tên lửa ra khỏi giếng phóng bằng khí nén, sau khi tên lửa đạt độ cao an toàn so với bệ phóng, động cơ mới được kích hoạt. Đây là kiểu phóng phổ biến được Nga ưa dùng. Nguồn ảnh: Pinterest.
So với kiểu phóng "nóng", phóng "lạnh" có ưu điểm hơn vì nó không đòi hỏi độ chịu lực và chịu nhiệt quá cao của bản thân cơ cấu phóng. Tuy nhiên phóng "lạnh" lại có yêu cầu kỹ thuật cao hơn và trong trường hợp động cơ đẩy của quả tên lửa bị "xịt", tên lửa sẽ rơi thẳng xuống bệ. Nguồn ảnh: IRNA.
Trong biên chế của Quân đội Iran hiện tại, hệ thống tên lửa Bavar-373 được xem là tổ hợp tên lửa đất đối không hiện đại nhất sử dụng phương pháp phóng lạnh tương tự như S-300 của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổ hợp này mới được Iran công bố và đưa vào phục vụ trong biên chế hồi tháng 8/2019 vừa rồi và có tính năng khá tương đồng với S-300 của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn rằng liệu tổ hợp tên lửa Bavar 373 có được Iran trang bị cho lực lượng tàu chiến của hải quân nước này trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Phòng không Iran tự tin bắn hạ MQ-4 của Mỹ.