Nước Mỹ luôn luôn tự hào rằng họ sở hữu hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tuyệt đối, không nước nào sánh bằng, kể cả Hải quân Nga thừa hưởng đội tàu Liên Xô mạnh mẽ.Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, người Nga có thể không mạnh về tàu sân bay nhưng họ lại “vô đối” về tên lửa chống hạm. Hải quân Nga hiện sở hữu rất nhiều loại tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, cận âm hoàn toàn có thể nhấn chìm hạm đội tàu sân bay khổng lồ trong vài giờ.Một trong những vũ khí chống tàu nguy hiểm nhất của Liên Xô (cũ) và kể cả nước Nga hiện tại là tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Suburn) có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 120kiloton. Tên lửa nặng 4,5 tấn, trang bị 4 động cơ ramjet cho tốc độ siêu âm Mach 3, tầm bắn 120km.Các chuyên gia phương Tây phải thừa nhận sức mạnh của P-270 Moskit. Tốc độ bay pha cuối có thể đạt 2800km/h, gấp 3 – 4 lần tên lửa hiện hành của phương Tây, đặc biệt là độ cao bay trong giai đoạn tấn công đoạn cuối thấp nhất có thể giảm xuống 1,2m, gần như bay chạm sóng, khiến cho radar của tàu bị tấn công rất khó phát hiện, ngay cả khi phát hiện cũng không có thời gian phóng tên lửa đánh chặn. Và uy lực thực tế của tên lửa Moskit gấp 2 lần tên lửa Harpoon và gấp 3 lần tên lửa Exocet. Đáng lưu ý, Moskit có thể tích hợp trên nhiều loại tàu chiến, từ cỡ 500 tấn tới 6.000-7.000 tấn.P-270 Moskit nổi danh thời Liên Xô thì nước Nga hiện tại phát triển thành công tên lửa diệt hạm P-800 Oniks (NATO định danh là SS-N-26 Strobile) với uy lực mạnh hơn thế. Tên lửa này nặng 3 tấn, mang đầu đạn 250kg, đạt tầm phóng 600km (biến thể xuất khẩu rút còn 120-300km), tốc độ hành trình Mach 2,5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động - bị động.Loại tên lửa này hiện chủ yếu được triển khai trên bộ, trong thành phần các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P, đã được Nga xuất khẩu cho Syria và Việt Nam.Các chuyên gia đánh giá, với đầu đạn 250kg, P-800 có thể nhấn chím tàu khu trục, tuần dương chỉ với một phát bắn duy nhất, trong khi sẽ cần vài quả để khiến một tàu sân bay mất hoàn toàn khả năng chiến đấu.Ngoài P-800, nền công nghiệp quốc phòng Nga đã phát triển thành công tổ hợp tên lửa hành trình đa năng Kalibr (biến thể xuất khẩu là Klub) có thể tích hợp trên hàng loại nền tàng như tàu chiến, tàu ngầm, bệ phóng mặt đất, tàu hỏa… tấn công tiêu diệt các loại tàu chiến, căn cứ kho tàng bến bãi, tàu ngầm…Trong số các loại đạn được trang bị cho tổ hợp Kalibr thì 3M-54 là vũ khí chống tàu mạnh mẽ nhất với chiều dài 8,22m, mang đầu đạn 200kg, tầm bắn 440-660km, tốc độ hành trình siêu âm Mach 2,9.Điều đặc biệt nhất, tổ hợp Kalibr nói chung và đạn 3M-54 nói riêng có thể tích hợp trên nhiều loại tàu chiến từ cỡ 500 tấn trở lên. Điều đó cho phép người Nga thi triển chiến thuật tác chiến phi đối xứng, nghĩa là dùng đội tàu nhỏ mang 3M-54 diệt cả hạm đội tàu sân bay. Một chiến thuật giá rẻ, nhưng hiệu quả cao, ngang ngửa thậm chí là hơn nếu dùng đội tàu lớn đối đầu.Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc tới tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm P-500 Bazalt được trang bị trên các tàu tuần dương lớp Slava. Đây là loại vũ khí diệt hạm hùng mạnh nhất được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tiêu diệt cả hạm đội tàu sân bay. Tên lửa nặng tới 4,5 tấn, mang đầu đạn nặng gần 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn 550km.Loại tên lửa này được thiết kế để sử dụng hiệu quả khi dùng chiến thuật bầy sói - nghĩa là phóng nhiều tên lửa một lúc (8-10 quả), chúng được liên kết với nhau để có thể cùng hoạt động như một thực thể thống nhất. Khi nhóm tên lửa được phóng, nếu không có máy bay chỉ điểm một trong số các tên lửa sẽ bay lên độ cao 7000 m để tìm mục tiêu bằng ra đa còn các tên lửa khác sẽ bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nếu nó phát hiện ra các mục tiêu các tên lửa sẽ chia nhau lao vào, đặc biệt nếu tên lửa phát hiện ra tàu sân bay thì theo lập trình hơn nửa số tên lửa được phóng sẽ lao vào mục tiêu quan trọng này số còn lại sẽ tấn công các mục tiêu khác để mở đường.Hải quân Mỹ sẽ không chỉ bị bủa vây bởi đội tàu trên mặt nước mà sẽ còn phải lo đối phó với vũ khí hàng không chống hạm mạnh mẽ. Điển hình là tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK nặng gần 1 tấn, mang đầu nổ 320kg, tầm bắn 285km, tốc độ cận âm, trang bị radar chủ động sóng mm.Tên lửa Kh-59MK có thể tích hợp trên các tiêm kích siêu âm Su-27, Su-30, Su-35, Su-34…Ở cấp độ cao hơn vũ khí chống hạm phóng từ trên không là tên lửa Kh-22 được thiết kế mang phóng trên máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95. Kh-22 nặng 5,8 tấn, mang đầu đạn nặng hơn 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 1.000 kiloton đạt tầm phóng đến 600km, tốc độ bay vượt âm thanh Mach 4,6, pha cuối có thể bay cách mặt nước chỉ còn 500m. Video Khám phá sức mạnh của tên lửa đạn đạo - Nguồn: QPVN
Nước Mỹ luôn luôn tự hào rằng họ sở hữu hạm đội tàu sân bay có sức mạnh tuyệt đối, không nước nào sánh bằng, kể cả Hải quân Nga thừa hưởng đội tàu Liên Xô mạnh mẽ.
Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, người Nga có thể không mạnh về tàu sân bay nhưng họ lại “vô đối” về tên lửa chống hạm. Hải quân Nga hiện sở hữu rất nhiều loại tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm, cận âm hoàn toàn có thể nhấn chìm hạm đội tàu sân bay khổng lồ trong vài giờ.
Một trong những vũ khí chống tàu nguy hiểm nhất của Liên Xô (cũ) và kể cả nước Nga hiện tại là tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Suburn) có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 120kiloton. Tên lửa nặng 4,5 tấn, trang bị 4 động cơ ramjet cho tốc độ siêu âm Mach 3, tầm bắn 120km.
Các chuyên gia phương Tây phải thừa nhận sức mạnh của P-270 Moskit. Tốc độ bay pha cuối có thể đạt 2800km/h, gấp 3 – 4 lần tên lửa hiện hành của phương Tây, đặc biệt là độ cao bay trong giai đoạn tấn công đoạn cuối thấp nhất có thể giảm xuống 1,2m, gần như bay chạm sóng, khiến cho radar của tàu bị tấn công rất khó phát hiện, ngay cả khi phát hiện cũng không có thời gian phóng tên lửa đánh chặn. Và uy lực thực tế của tên lửa Moskit gấp 2 lần tên lửa Harpoon và gấp 3 lần tên lửa Exocet. Đáng lưu ý, Moskit có thể tích hợp trên nhiều loại tàu chiến, từ cỡ 500 tấn tới 6.000-7.000 tấn.
P-270 Moskit nổi danh thời Liên Xô thì nước Nga hiện tại phát triển thành công tên lửa diệt hạm P-800 Oniks (NATO định danh là SS-N-26 Strobile) với uy lực mạnh hơn thế. Tên lửa này nặng 3 tấn, mang đầu đạn 250kg, đạt tầm phóng 600km (biến thể xuất khẩu rút còn 120-300km), tốc độ hành trình Mach 2,5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động - bị động.
Loại tên lửa này hiện chủ yếu được triển khai trên bộ, trong thành phần các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P, đã được Nga xuất khẩu cho Syria và Việt Nam.
Các chuyên gia đánh giá, với đầu đạn 250kg, P-800 có thể nhấn chím tàu khu trục, tuần dương chỉ với một phát bắn duy nhất, trong khi sẽ cần vài quả để khiến một tàu sân bay mất hoàn toàn khả năng chiến đấu.
Ngoài P-800, nền công nghiệp quốc phòng Nga đã phát triển thành công tổ hợp tên lửa hành trình đa năng Kalibr (biến thể xuất khẩu là Klub) có thể tích hợp trên hàng loại nền tàng như tàu chiến, tàu ngầm, bệ phóng mặt đất, tàu hỏa… tấn công tiêu diệt các loại tàu chiến, căn cứ kho tàng bến bãi, tàu ngầm…
Trong số các loại đạn được trang bị cho tổ hợp Kalibr thì 3M-54 là vũ khí chống tàu mạnh mẽ nhất với chiều dài 8,22m, mang đầu đạn 200kg, tầm bắn 440-660km, tốc độ hành trình siêu âm Mach 2,9.
Điều đặc biệt nhất, tổ hợp Kalibr nói chung và đạn 3M-54 nói riêng có thể tích hợp trên nhiều loại tàu chiến từ cỡ 500 tấn trở lên. Điều đó cho phép người Nga thi triển chiến thuật tác chiến phi đối xứng, nghĩa là dùng đội tàu nhỏ mang 3M-54 diệt cả hạm đội tàu sân bay. Một chiến thuật giá rẻ, nhưng hiệu quả cao, ngang ngửa thậm chí là hơn nếu dùng đội tàu lớn đối đầu.
Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc tới tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm P-500 Bazalt được trang bị trên các tàu tuần dương lớp Slava. Đây là loại vũ khí diệt hạm hùng mạnh nhất được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tiêu diệt cả hạm đội tàu sân bay. Tên lửa nặng tới 4,5 tấn, mang đầu đạn nặng gần 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton, tầm bắn 550km.
Loại tên lửa này được thiết kế để sử dụng hiệu quả khi dùng chiến thuật bầy sói - nghĩa là phóng nhiều tên lửa một lúc (8-10 quả), chúng được liên kết với nhau để có thể cùng hoạt động như một thực thể thống nhất. Khi nhóm tên lửa được phóng, nếu không có máy bay chỉ điểm một trong số các tên lửa sẽ bay lên độ cao 7000 m để tìm mục tiêu bằng ra đa còn các tên lửa khác sẽ bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nếu nó phát hiện ra các mục tiêu các tên lửa sẽ chia nhau lao vào, đặc biệt nếu tên lửa phát hiện ra tàu sân bay thì theo lập trình hơn nửa số tên lửa được phóng sẽ lao vào mục tiêu quan trọng này số còn lại sẽ tấn công các mục tiêu khác để mở đường.
Hải quân Mỹ sẽ không chỉ bị bủa vây bởi đội tàu trên mặt nước mà sẽ còn phải lo đối phó với vũ khí hàng không chống hạm mạnh mẽ. Điển hình là tên lửa hành trình chống hạm Kh-59MK nặng gần 1 tấn, mang đầu nổ 320kg, tầm bắn 285km, tốc độ cận âm, trang bị radar chủ động sóng mm.
Tên lửa Kh-59MK có thể tích hợp trên các tiêm kích siêu âm Su-27, Su-30, Su-35, Su-34…
Ở cấp độ cao hơn vũ khí chống hạm phóng từ trên không là tên lửa Kh-22 được thiết kế mang phóng trên máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95. Kh-22 nặng 5,8 tấn, mang đầu đạn nặng hơn 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 1.000 kiloton đạt tầm phóng đến 600km, tốc độ bay vượt âm thanh Mach 4,6, pha cuối có thể bay cách mặt nước chỉ còn 500m.
Video Khám phá sức mạnh của tên lửa đạn đạo - Nguồn: QPVN