E-8 là định danh của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn tiền tuyến thử nghiệm do Liên Xô phát triển trên cơ sở khung gầm một chiếc MiG-21. OKB MiG dự định dùng E-8 (nếu được chấp thuận sản xuất loạt) để tiêu diệt mục tiêu ở bán cầu trước và sau cả ban ngày và ban đêm trong các điều kiện thời tiết đơn giản và phức tạp. Nguồn ảnh: Alternate History DescussionNhìn sơ bộ thì thiết kế máy bay tiêm kích MiG E-8 “đi trước thời đại” với cánh mũi lớn và đặc biệt là hai cửa hút không khí dưới bụng máy bay. Không nhiều máy bay trên thế giới thời điểm những năm 1960 lại dùng thiết kế này. Nguồn ảnh: Pakistan DefenceĐáng ngạc nhiên hơn là nếu như nhìn kĩ thì tiêm kích thế hệ 4 Typhoon (của Anh, Đức) giống hệt E-8. Hay là mẫu J-10 của Trung Quốc cũng có nét hao hao E-8. Chẳng có lẽ người Anh-Đức trước khi thực hiện thiết kế Typhoon đã bị thu hút bởi “vẻ đẹp” của MiG E-8. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo các tài liệu được giải mã sau này, cánh, khung bệ và đuôi của E-8 không khác phiên bản MiG-21PF. Càng trước của khung bệ máy bay có một chút thay đổi. Dưới phần đuôi của thân máy bay có một gân lớn (gân bụng tăng ổn định). Khi càng máy bay được hạ xuống, gân này gấp ngang 90 độ, còn sau khi cất cánh thì gân này mở ra, tăng độ ổn định khi bay. Mấy năm sau chính kết cấu này đã được dùng cho máy bay MiG-23. Nguồn ảnh: Pakistan DefenceĐiểm mới là tất cả các thể tích chứa nhiên liệu trong thân máy bay không được làm bằng cao su đặt vào mà là các thùng tich hợp (thùng chứa chia thành khoang), được dùng trong tất cả các máy bay MiG đời sau (mà không có ngoại lệ nào khác). Nguồn ảnh: PrototypesVào lúc chế tạo chiếc máy bay đầu tiên thì chưa có radar, vì vậy các vật thay để tạo cân bằng đã được lắp vào chỗ của radar. Nguồn ảnh: КаропкаTiêm kích E- 8 được lắp động cơ thử nghiệm mới R21F-300 có sức đẩy được nâng lên. Về kích thước bao hình và trọng lượng nó lớn hơn động cơ sản xuất hàng loạt R11F2S- 300 của MiG- 21PF một chút. Lực đẩy khi tăng tốc của động cơ từ 5.740 lên tới 7.200 KG. Mức độ tăng tốc của động cơ mới khá cao, đạt 55%. Nguồn ảnh: WikipediaNguyên mẫu đầu tiên của E-8 được chế tạo xong vào tháng 1/1962. Bộ trưởng công nghiệp hàng không ra lệnh chỉ định đội bay cho chiếc đầu tiên này gồm phi công chính G. Mosolov và dự bị A. Fedotov. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 5/3/1962. Nguồn ảnh: testpilotQuá trình bay thử, người ta đã phát hiện ra rằng động cơ R-21F-300 chưa sẵn sàng. Trong mấy chục lần bay đã xảy ra 11 lần động cơ bị ngừng, mà gần như trong mọi trường hợp trước đó đã xảy ra sự cố máy nén khí – hiện tượng khó chịu và nguy hiểm đối với phi công và máy bay, bởi vì khi đó máy bay bắt đầu bị rung lắc ngang mạnh. Trong quá trình thử bay các nhà thiết kế của OKB đã cố gắng cải thiện dự trữ ổn định khí động học quá bé của máy nén khí, song họ đã không thể đạt được hoạt động ổn định. Máy nén khí vẫn rất “mẫn cảm” đối với sự thay đổi chế độ làm việc ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Military WeaponKhi gần kết thúc các thử nghiệm cấp nhà máy, tiêm kích E-8 đã bay được 16 giờ 22 phút. Nhưng ngày 11/9/1962 khi bay tăng tốc ở độ cao 15km và tốc độ 2.000Km/h thì đĩa cấp sáu của máy nén khí của động cơ bị vỡ. Một phần của đĩa, như một lưỡi dao phay, ngay lập tức đã cưa đứt thân động cơ và vỏ thân máy bay và tiếp theo phá hủy cả hai hệ thống thủy lực và thùng nhiên liệu, làm (máy bay) mất điều khiển và cháy. Sau khi va vào chỗ cánh bên phải gắn vào thân máy bay ở phần mặt cánh điều chỉnh độ cao, phần vỡ của đĩa đã phá hủy nó. Điều này là cho máy bay bị rơi xoắn. Trong trạng thái rơi này thực chất máy bay bị mất điều khiển. Nguồn ảnh: Key publishingPhi công thử nghiệm G. Mosolov đã bị thương nặng khi nhảy dù khỏi máy bay đang bị quay với vận tốc siêu âm. Đến thời điểm này, nhà chế tạo đã sản xuất được chiếc thứ hai và phi công thử nghiệm A. Fedotov đã thực hiện 13 chuyến bay. Nhưng sau tai nạn ngày 11/9, bất chấp các tính năng kỹ thuật bay tốt của cả hai chiếc máy bay, các chuyến bay đã bị đình chỉ. Nguồn ảnh: PrototypesTuy dự án bị hủy bỏ trong nuối tiếc, thế nhưng các chuyên gia đều nhất trí rằng nếu được phát triển thêm, E-8 ngay từ đầu những năm 1960 đã có thể trở thành máy bay tiêm kích cơ động trong không chiến, tương tự như MiG-29 và F-16 bây giờ. Phòng thiết kế chế tạo E-8 sau đó đã triển khai công tác thiết kế máy bay mới hoàn toàn có khả năng thay đổi hình dạng cánh – MiG-23. Nguồn ảnh: PinterestTiêm kích thử nghiệm MiG E-8 có thể đạt tốc độ lớn nhất đến 2.230km/h ở độ cao lớn, trần bay thực tế 20,3km, có thể lấy độ cao 18km trong 5,9 phút. Vũ khí ban đầu người ta chỉ dự định trang bị 2 điểm treo lắp được 2 quả đạn đối không K-13. Nguồn ảnh: Livejournal
E-8 là định danh của mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn tiền tuyến thử nghiệm do Liên Xô phát triển trên cơ sở khung gầm một chiếc MiG-21. OKB MiG dự định dùng E-8 (nếu được chấp thuận sản xuất loạt) để tiêu diệt mục tiêu ở bán cầu trước và sau cả ban ngày và ban đêm trong các điều kiện thời tiết đơn giản và phức tạp. Nguồn ảnh: Alternate History Descussion
Nhìn sơ bộ thì thiết kế máy bay tiêm kích MiG E-8 “đi trước thời đại” với cánh mũi lớn và đặc biệt là hai cửa hút không khí dưới bụng máy bay. Không nhiều máy bay trên thế giới thời điểm những năm 1960 lại dùng thiết kế này. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
Đáng ngạc nhiên hơn là nếu như nhìn kĩ thì tiêm kích thế hệ 4 Typhoon (của Anh, Đức) giống hệt E-8. Hay là mẫu J-10 của Trung Quốc cũng có nét hao hao E-8. Chẳng có lẽ người Anh-Đức trước khi thực hiện thiết kế Typhoon đã bị thu hút bởi “vẻ đẹp” của MiG E-8. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo các tài liệu được giải mã sau này, cánh, khung bệ và đuôi của E-8 không khác phiên bản MiG-21PF. Càng trước của khung bệ máy bay có một chút thay đổi. Dưới phần đuôi của thân máy bay có một gân lớn (gân bụng tăng ổn định). Khi càng máy bay được hạ xuống, gân này gấp ngang 90 độ, còn sau khi cất cánh thì gân này mở ra, tăng độ ổn định khi bay. Mấy năm sau chính kết cấu này đã được dùng cho máy bay MiG-23. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
Điểm mới là tất cả các thể tích chứa nhiên liệu trong thân máy bay không được làm bằng cao su đặt vào mà là các thùng tich hợp (thùng chứa chia thành khoang), được dùng trong tất cả các máy bay MiG đời sau (mà không có ngoại lệ nào khác). Nguồn ảnh: Prototypes
Vào lúc chế tạo chiếc máy bay đầu tiên thì chưa có radar, vì vậy các vật thay để tạo cân bằng đã được lắp vào chỗ của radar. Nguồn ảnh: Каропка
Tiêm kích E- 8 được lắp động cơ thử nghiệm mới R21F-300 có sức đẩy được nâng lên. Về kích thước bao hình và trọng lượng nó lớn hơn động cơ sản xuất hàng loạt R11F2S- 300 của MiG- 21PF một chút. Lực đẩy khi tăng tốc của động cơ từ 5.740 lên tới 7.200 KG. Mức độ tăng tốc của động cơ mới khá cao, đạt 55%. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nguyên mẫu đầu tiên của E-8 được chế tạo xong vào tháng 1/1962. Bộ trưởng công nghiệp hàng không ra lệnh chỉ định đội bay cho chiếc đầu tiên này gồm phi công chính G. Mosolov và dự bị A. Fedotov. Chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 5/3/1962. Nguồn ảnh: testpilot
Quá trình bay thử, người ta đã phát hiện ra rằng động cơ R-21F-300 chưa sẵn sàng. Trong mấy chục lần bay đã xảy ra 11 lần động cơ bị ngừng, mà gần như trong mọi trường hợp trước đó đã xảy ra sự cố máy nén khí – hiện tượng khó chịu và nguy hiểm đối với phi công và máy bay, bởi vì khi đó máy bay bắt đầu bị rung lắc ngang mạnh. Trong quá trình thử bay các nhà thiết kế của OKB đã cố gắng cải thiện dự trữ ổn định khí động học quá bé của máy nén khí, song họ đã không thể đạt được hoạt động ổn định. Máy nén khí vẫn rất “mẫn cảm” đối với sự thay đổi chế độ làm việc ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Military Weapon
Khi gần kết thúc các thử nghiệm cấp nhà máy, tiêm kích E-8 đã bay được 16 giờ 22 phút. Nhưng ngày 11/9/1962 khi bay tăng tốc ở độ cao 15km và tốc độ 2.000Km/h thì đĩa cấp sáu của máy nén khí của động cơ bị vỡ. Một phần của đĩa, như một lưỡi dao phay, ngay lập tức đã cưa đứt thân động cơ và vỏ thân máy bay và tiếp theo phá hủy cả hai hệ thống thủy lực và thùng nhiên liệu, làm (máy bay) mất điều khiển và cháy. Sau khi va vào chỗ cánh bên phải gắn vào thân máy bay ở phần mặt cánh điều chỉnh độ cao, phần vỡ của đĩa đã phá hủy nó. Điều này là cho máy bay bị rơi xoắn. Trong trạng thái rơi này thực chất máy bay bị mất điều khiển. Nguồn ảnh: Key publishing
Phi công thử nghiệm G. Mosolov đã bị thương nặng khi nhảy dù khỏi máy bay đang bị quay với vận tốc siêu âm. Đến thời điểm này, nhà chế tạo đã sản xuất được chiếc thứ hai và phi công thử nghiệm A. Fedotov đã thực hiện 13 chuyến bay. Nhưng sau tai nạn ngày 11/9, bất chấp các tính năng kỹ thuật bay tốt của cả hai chiếc máy bay, các chuyến bay đã bị đình chỉ. Nguồn ảnh: Prototypes
Tuy dự án bị hủy bỏ trong nuối tiếc, thế nhưng các chuyên gia đều nhất trí rằng nếu được phát triển thêm, E-8 ngay từ đầu những năm 1960 đã có thể trở thành máy bay tiêm kích cơ động trong không chiến, tương tự như MiG-29 và F-16 bây giờ. Phòng thiết kế chế tạo E-8 sau đó đã triển khai công tác thiết kế máy bay mới hoàn toàn có khả năng thay đổi hình dạng cánh – MiG-23. Nguồn ảnh: Pinterest
Tiêm kích thử nghiệm MiG E-8 có thể đạt tốc độ lớn nhất đến 2.230km/h ở độ cao lớn, trần bay thực tế 20,3km, có thể lấy độ cao 18km trong 5,9 phút. Vũ khí ban đầu người ta chỉ dự định trang bị 2 điểm treo lắp được 2 quả đạn đối không K-13. Nguồn ảnh: Livejournal