Âm thanh chính là một trong những thứ giúp đối phương phát hiện ra trận địa pháo của địch. Để giảm thiểu khả năng bị phát hiện bởi âm thanh, các kỹ sư Đức đã thiết kế ra hẳn hệ thống giảm thanh cho pháo tự hành. Nguồn ảnh: Flickr.Về cơ bản, hệ thống này hoạt động giống như ống giảm thanh dành cho các loại súng bộ binh, tuy nhiên nó có kích cỡ cao hơn nhiều và có thêm bộ phận thoát khí để giải phóng sóng xung kích được tạo ra sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Flickr.Khẩu pháo tự hành cũng sẽ không phải lắp dính vào ống giảm thanh như thông thường mà chỉ việc ghé nòng vào ống. Khi khai hoả, toàn bộ âm thanh phát ra từ nòng pháo sẽ được khuếch tán hướng sang hai bên thay vì dội thẳng theo đường bay của viên đạn. Nguồn ảnh: BI.Hai hộp hình cầu lớn lắp đặt ở hai bên ống giảm thanh chính là bộ phận hấp thụ, triệt tiêu sóng sung kích từ phát bắn đồng thời cũng là hệ thống đổi hướng tiếng ồn, cho phép tiếng nổ từ nòng pháo hướng sang hai bên thay vì bay thẳng theo đường đạn. Nguồn ảnh: BI.Hệ thống này có giá 100.000 USD và có thể sử dụng với mọi loại pháo bất kể cỡ nòng, bao gồm cả pháo lựu và pháo bắn thẳng. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là một hệ thống kém cơ động, cồng kềnh và có phần vô dụng. Nguồn ảnh: BI.Quân đội Đức đã sử dụng khẩu pháo tự hành M109G cỡ nòng 155mm để thử nghiệm với hệ thống giảm thanh này. Kết quả rất tốt khi âm thanh đã bị triệt tiêu và đổi hướng gần như hoàn toàn. Vấn đề là các kỹ sư Đức không thể nghĩ ra cách để cơ động được ống giảm thanh này trên chiến trường. Nguồn ảnh: BI.Việc sử dụng ống giảm thanh gắn chết một chỗ cũng đã lấy đi ưu điểm vượt trội nhất của pháo tự hành so với các loại pháo kéo khác - đó là tính cơ động. Nguồn ảnh: Military-today.Trong quá khứ, nhiều thí nghiệm tương tự cũng đã được ra đời Tuy nhiên vấn đề cơ động luôn là một trong những trở ngại lớn nhất khiến các ống giảm thanh cho pháo tự hành này chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm chứ không thể ứng dụng ra ngoài thực địa được. Nguồn ảnh: Supr.Quân đội Mỹ cũng từng nghiên cứu một phiên bản gọn nhẹ hơn dành cho pháo xe tăng. Tuy nhiên khả năng ứng dụng trên thực tế của loại ống giảm thanh này cũng gần như bằng không. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bên trong pháo tự hành M109 của Mỹ khi khai hoả.
Âm thanh chính là một trong những thứ giúp đối phương phát hiện ra trận địa pháo của địch. Để giảm thiểu khả năng bị phát hiện bởi âm thanh, các kỹ sư Đức đã thiết kế ra hẳn hệ thống giảm thanh cho pháo tự hành. Nguồn ảnh: Flickr.
Về cơ bản, hệ thống này hoạt động giống như ống giảm thanh dành cho các loại súng bộ binh, tuy nhiên nó có kích cỡ cao hơn nhiều và có thêm bộ phận thoát khí để giải phóng sóng xung kích được tạo ra sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Flickr.
Khẩu pháo tự hành cũng sẽ không phải lắp dính vào ống giảm thanh như thông thường mà chỉ việc ghé nòng vào ống. Khi khai hoả, toàn bộ âm thanh phát ra từ nòng pháo sẽ được khuếch tán hướng sang hai bên thay vì dội thẳng theo đường bay của viên đạn. Nguồn ảnh: BI.
Hai hộp hình cầu lớn lắp đặt ở hai bên ống giảm thanh chính là bộ phận hấp thụ, triệt tiêu sóng sung kích từ phát bắn đồng thời cũng là hệ thống đổi hướng tiếng ồn, cho phép tiếng nổ từ nòng pháo hướng sang hai bên thay vì bay thẳng theo đường đạn. Nguồn ảnh: BI.
Hệ thống này có giá 100.000 USD và có thể sử dụng với mọi loại pháo bất kể cỡ nòng, bao gồm cả pháo lựu và pháo bắn thẳng. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là một hệ thống kém cơ động, cồng kềnh và có phần vô dụng. Nguồn ảnh: BI.
Quân đội Đức đã sử dụng khẩu pháo tự hành M109G cỡ nòng 155mm để thử nghiệm với hệ thống giảm thanh này. Kết quả rất tốt khi âm thanh đã bị triệt tiêu và đổi hướng gần như hoàn toàn. Vấn đề là các kỹ sư Đức không thể nghĩ ra cách để cơ động được ống giảm thanh này trên chiến trường. Nguồn ảnh: BI.
Việc sử dụng ống giảm thanh gắn chết một chỗ cũng đã lấy đi ưu điểm vượt trội nhất của pháo tự hành so với các loại pháo kéo khác - đó là tính cơ động. Nguồn ảnh: Military-today.
Trong quá khứ, nhiều thí nghiệm tương tự cũng đã được ra đời Tuy nhiên vấn đề cơ động luôn là một trong những trở ngại lớn nhất khiến các ống giảm thanh cho pháo tự hành này chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm chứ không thể ứng dụng ra ngoài thực địa được. Nguồn ảnh: Supr.
Quân đội Mỹ cũng từng nghiên cứu một phiên bản gọn nhẹ hơn dành cho pháo xe tăng. Tuy nhiên khả năng ứng dụng trên thực tế của loại ống giảm thanh này cũng gần như bằng không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh bên trong pháo tự hành M109 của Mỹ khi khai hoả.