Cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đều là những loại vũ khí hết sức hiện đại, hội tụ trong mình những công nghệ hàng đầu, nhưng lại có những khác biệt rất cơ bản, để phân chúng thành hai loại riêng biệt.Đầu tiên là tên lửa đạn đạo, về cơ bản loại tên lửa này, sử dụng quỹ đạo đạn đạo, để đưa đầu đạn tới mục tiêu được chỉ định. Loại tên lửa này có thể mang theo nhiều hơn một đầu đạn, tối đa lên tới hàng chục đầu đạn khác nhau.Tên lửa đạn đạo chỉ sử dụng động cơ đẩy để lấy độ cao, sau đó nó sẽ bay theo quán tính và đâm xuống mục tiêu dựa vào lực hút Trái Đất. Tên lửa đạn đạo sẽ xác định mục tiêu để căn chỉnh quỹ đạo đạn đạo khi sử dụng động cơ đẩy.Việc tấn công mục tiêu bằng lực hút Trái Đất và quỹ đạo đạn đạo, khiến độ chính xác của tên lửa đạn đạo là không cao. Tuy nhiên nó có thể mang theo nhiều đầu đạn, bung ra hàng chục đầu đạn để tấn công hàng loạt mục tiêu khác nhauDo có độ chính xác không cao, loại tên lửa này thường chỉ được dùng để tấn công mục tiêu cố định, san phẳng một diện tích rộng lớn hoặc hủy diệt cả một thành phố.Ưu điểm quan trọng nhất của loại vũ khí này, đó là nó có tốc độ cực cao, tầm bắn cực lớn và mang theo được nhiều đầu đạn. Đơn giản là do sử dụng quỹ đạo đạn đạo và lực hút Trái Đất để di chuyển tới mực tiêu, loại tên lửa này không cần quá nhiều nhiên liệu dự trữ.Thường tên lửa đạn đạo được chia ra hai loại, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa đạn đạo tầm xa (hay còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa). Trong khi tên lửa đạn đạo tầm ngắn có độ cao tối đa dưới bầu khí quyển, tên lửa đạn đạo tầm xa có thể vươn lên tới độ cao vũ trụ trước khi "rơi" trở lại mặt đất.Do có tốc độ cực cao và quỹ đạo bay lớn, tên lửa đạn đạo cực kỳ khó đánh chặn. Tuy nhiên loại tên lửa này lại rất dễ phát hiện ngay sau khi phóng.Loại tên lửa thứ hai hiện đại hơn và cũng có độ chính xác cao hơn nhiều, đó là tên lửa hành trình. Tên lửa hành trình thường có tầm bắn ngắn hơn tên lửa đạn đạo tầm xa, nhưng độ chính xác lại cực kỳ cao.Về cơ bản có thể hiểu, tên lửa hành trình như một chiếc máy bay phản lực, nó sẽ sử dụng đột cơ phản lực để liên tục duy trì tốc độ bay, có thể "lượn" trên không, thay đổi quỹ đạo ngay cả khi đang bay.Điều này giúp cho tên lửa hành trình có độ linh hoạt rất cao, có thể bay ở độ cao thấp hoặc độ cao lớn, thay đổi mục tiêu trong khi bay, thay đổi độ cao qua từng pha phóng để đảm bảo tính bí mật, bất ngờ.Độ chính xác cao của tên lửa hành trình, giúp nó có thể tấn công được cả những mục tiêu di động, ví dụ như tàu chiến của đối phương. Hầu hết các tên lửa chống hạm ngày nay (nếu không muốn nói là tất cả), đều là tên lửa hành trình.Tuy nhiên do cần nhiên liệu trong suốt quá trình bay, tên lửa hành trình bị giới hạn tầm bắn ngắn, trọng lượng đầu đạn và số lượng đầu đạn nó mang theo, cũng không nhiều, thường chỉ có một đầu đạn duy nhất.Tốc độ tối đa của tên lửa hành trình cũng không quá cao, thường chỉ từ Mach 0.8 như tên lửa Nirbhay cho tới Mach 3 như tên lửa BrahMos. Nhanh hơn nữa có tên lửa siêu siêu thanh, tốc độ cũng không quá Mach 5.Vì lý do độ chính xác cao, tên lửa hành trình thường được trang bị đầu đạn thường do nó có khả năng "đánh đâu trúng đó". Trong khi đấy, tên lửa đạn đạo có độ chính xác thấp, thường được trang bị đầu đạn hạt nhân, để dù có đánh trượt cũng vẫn đủ sức công phá mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh tên lửa hành trình BrahMos được Ấn Độ thử nghiệm phóng đi từ máy bay Su-30MKI. Nguồn: Rumoaohepta.
Cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đều là những loại vũ khí hết sức hiện đại, hội tụ trong mình những công nghệ hàng đầu, nhưng lại có những khác biệt rất cơ bản, để phân chúng thành hai loại riêng biệt.
Đầu tiên là tên lửa đạn đạo, về cơ bản loại tên lửa này, sử dụng quỹ đạo đạn đạo, để đưa đầu đạn tới mục tiêu được chỉ định. Loại tên lửa này có thể mang theo nhiều hơn một đầu đạn, tối đa lên tới hàng chục đầu đạn khác nhau.
Tên lửa đạn đạo chỉ sử dụng động cơ đẩy để lấy độ cao, sau đó nó sẽ bay theo quán tính và đâm xuống mục tiêu dựa vào lực hút Trái Đất. Tên lửa đạn đạo sẽ xác định mục tiêu để căn chỉnh quỹ đạo đạn đạo khi sử dụng động cơ đẩy.
Việc tấn công mục tiêu bằng lực hút Trái Đất và quỹ đạo đạn đạo, khiến độ chính xác của tên lửa đạn đạo là không cao. Tuy nhiên nó có thể mang theo nhiều đầu đạn, bung ra hàng chục đầu đạn để tấn công hàng loạt mục tiêu khác nhau
Do có độ chính xác không cao, loại tên lửa này thường chỉ được dùng để tấn công mục tiêu cố định, san phẳng một diện tích rộng lớn hoặc hủy diệt cả một thành phố.
Ưu điểm quan trọng nhất của loại vũ khí này, đó là nó có tốc độ cực cao, tầm bắn cực lớn và mang theo được nhiều đầu đạn. Đơn giản là do sử dụng quỹ đạo đạn đạo và lực hút Trái Đất để di chuyển tới mực tiêu, loại tên lửa này không cần quá nhiều nhiên liệu dự trữ.
Thường tên lửa đạn đạo được chia ra hai loại, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa đạn đạo tầm xa (hay còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa). Trong khi tên lửa đạn đạo tầm ngắn có độ cao tối đa dưới bầu khí quyển, tên lửa đạn đạo tầm xa có thể vươn lên tới độ cao vũ trụ trước khi "rơi" trở lại mặt đất.
Do có tốc độ cực cao và quỹ đạo bay lớn, tên lửa đạn đạo cực kỳ khó đánh chặn. Tuy nhiên loại tên lửa này lại rất dễ phát hiện ngay sau khi phóng.
Loại tên lửa thứ hai hiện đại hơn và cũng có độ chính xác cao hơn nhiều, đó là tên lửa hành trình. Tên lửa hành trình thường có tầm bắn ngắn hơn tên lửa đạn đạo tầm xa, nhưng độ chính xác lại cực kỳ cao.
Về cơ bản có thể hiểu, tên lửa hành trình như một chiếc máy bay phản lực, nó sẽ sử dụng đột cơ phản lực để liên tục duy trì tốc độ bay, có thể "lượn" trên không, thay đổi quỹ đạo ngay cả khi đang bay.
Điều này giúp cho tên lửa hành trình có độ linh hoạt rất cao, có thể bay ở độ cao thấp hoặc độ cao lớn, thay đổi mục tiêu trong khi bay, thay đổi độ cao qua từng pha phóng để đảm bảo tính bí mật, bất ngờ.
Độ chính xác cao của tên lửa hành trình, giúp nó có thể tấn công được cả những mục tiêu di động, ví dụ như tàu chiến của đối phương. Hầu hết các tên lửa chống hạm ngày nay (nếu không muốn nói là tất cả), đều là tên lửa hành trình.
Tuy nhiên do cần nhiên liệu trong suốt quá trình bay, tên lửa hành trình bị giới hạn tầm bắn ngắn, trọng lượng đầu đạn và số lượng đầu đạn nó mang theo, cũng không nhiều, thường chỉ có một đầu đạn duy nhất.
Tốc độ tối đa của tên lửa hành trình cũng không quá cao, thường chỉ từ Mach 0.8 như tên lửa Nirbhay cho tới Mach 3 như tên lửa BrahMos. Nhanh hơn nữa có tên lửa siêu siêu thanh, tốc độ cũng không quá Mach 5.
Vì lý do độ chính xác cao, tên lửa hành trình thường được trang bị đầu đạn thường do nó có khả năng "đánh đâu trúng đó". Trong khi đấy, tên lửa đạn đạo có độ chính xác thấp, thường được trang bị đầu đạn hạt nhân, để dù có đánh trượt cũng vẫn đủ sức công phá mục tiêu. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh tên lửa hành trình BrahMos được Ấn Độ thử nghiệm phóng đi từ máy bay Su-30MKI. Nguồn: Rumoaohepta.