Ngày 26/02/1967, Mỹ sử dụng nhiều máy bay xuất phát từ tàu sân bay của Hạm đội 7 thực hiện chiến dịch phong toả thuỷ lôi vào hầu hết hệ thống giao thông thuỷ ven biển miền Bắc. Trong ảnh, máy bay A6 thả thuỷ lôi trên vịnh bắc bộ. Nguồn ảnh: US NavyHàng chục loại thủy lôi được Mỹ chế tạo phục vụ các mục đích phá hoại khác nhau như thủy lôi chạm nổ, thủy lôi từ trường hay quả mìn trôi bát giác khổng lồ được sản xuất riêng chỉ để đánh cầu Hàm Rồng. Ảnh: Một quả thủy lôi chạm nổ dạt vào bờ biển miền Trung. Nguồn ảnh: TLBằng mọi cách chúng ta cần phải hóa giải các loại thần chết để thông luồng, mở lạch. Trong ảnh, phòng kỹ thuật thuộc HQND Việt Nam nghiên cứu tính năng kỹ thuật thủy lôi MK-25 để chế tạo ra phương tiện rà phá. Nguồn ảnh: TLTừ đây, nhiều phương tiện rà phá đã ra đời và hoạt động rất hiệu quả trong suốt những năm tháng chống Mỹ. Trong ảnh, ống phóng từ KCN lắp đặt trên ca nô do Tổng cục Hậu cần sản xuất. Nguồn ảnh: TLTàu phóng từ 412 của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 171 Hải quân rà phá thủy lôi trên luồng Nam Triệu - Hải Phòng năm 1972. Nguồn ảnh: TLThậm chí, để bảo đảm an toàn cho lực lượng rà phá, phương án điều khiển ca nô từ xa cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong ảnh, bức ảnh ghi lại quá trình điều khiển thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa tàu T5. Ảnh TLBức ảnh hiếm hoi ghi lại cột nước kinh hoàng của thủy lôi bị kích nổ khi tàu của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 171) tiến hành rà phá để đảm bảo giao thông. Nguồn ảnh: TLThủy lôi có sức công phá rất ghê gớm, có thể phá hỏng hoặc đánh chìm các tàu chiến lớn khi nó kích nổ. Ảnh chụp cột nước khổng lồ bên cạnh chiếc ca nô cao tốc nhỏ bé khi rà phá. Nguồn ảnh: TLTrước khi đi rà phá, các lực lượng làm nhiệm vụ được các chuyên gia vũ khí hướng dẫn một cách cụ thể để vô hiệu hóa các loại thủy lôi. Nguồn ảnh: TLThành quả đạt được của cán bộ, chiến sĩ Đội 8 Công binh Hải quân phối hợp với lực lượng trục vớt quả thủy lôi MK52 tại cửa Nam Triệu. Nguồn ảnh: TLCác tướng lĩnh luôn quan tâm, động viên lực lượng đặc biệt này. Trong ảnh, thiếu tướng Nguyễn Thị Định thăm hỏi các chiến sĩ của đội rà phá thủy lôi. Nguồn ảnh: TLĐại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973. Nguồn ảnh: TLKhi tàu chiến Mỹ tham gia chiến dịch “Nhát quét cuối cùng” trên sông Cấm – Hải Phòng năm 1973 theo điều khoản của Hiệp định Paris đã rất ngạc nhiên vì không thu được kết quả. Càng kinh ngạc hơn khi 2.400 quả thuỷ lôi đã bị Việt Nam vô hiệu hóa trong suốt thời gian chiến tranh. Nguồn ảnh: TL
Ngày 26/02/1967, Mỹ sử dụng nhiều máy bay xuất phát từ tàu sân bay của Hạm đội 7 thực hiện chiến dịch phong toả thuỷ lôi vào hầu hết hệ thống giao thông thuỷ ven biển miền Bắc. Trong ảnh, máy bay A6 thả thuỷ lôi trên vịnh bắc bộ. Nguồn ảnh: US Navy
Hàng chục loại thủy lôi được Mỹ chế tạo phục vụ các mục đích phá hoại khác nhau như thủy lôi chạm nổ, thủy lôi từ trường hay quả mìn trôi bát giác khổng lồ được sản xuất riêng chỉ để đánh cầu Hàm Rồng. Ảnh: Một quả thủy lôi chạm nổ dạt vào bờ biển miền Trung. Nguồn ảnh: TL
Bằng mọi cách chúng ta cần phải hóa giải các loại thần chết để thông luồng, mở lạch. Trong ảnh, phòng kỹ thuật thuộc HQND Việt Nam nghiên cứu tính năng kỹ thuật thủy lôi MK-25 để chế tạo ra phương tiện rà phá. Nguồn ảnh: TL
Từ đây, nhiều phương tiện rà phá đã ra đời và hoạt động rất hiệu quả trong suốt những năm tháng chống Mỹ. Trong ảnh, ống phóng từ KCN lắp đặt trên ca nô do Tổng cục Hậu cần sản xuất. Nguồn ảnh: TL
Tàu phóng từ 412 của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 171 Hải quân rà phá thủy lôi trên luồng Nam Triệu - Hải Phòng năm 1972. Nguồn ảnh: TL
Thậm chí, để bảo đảm an toàn cho lực lượng rà phá, phương án điều khiển ca nô từ xa cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong ảnh, bức ảnh ghi lại quá trình điều khiển thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa tàu T5. Ảnh TL
Bức ảnh hiếm hoi ghi lại cột nước kinh hoàng của thủy lôi bị kích nổ khi tàu của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 171) tiến hành rà phá để đảm bảo giao thông. Nguồn ảnh: TL
Thủy lôi có sức công phá rất ghê gớm, có thể phá hỏng hoặc đánh chìm các tàu chiến lớn khi nó kích nổ. Ảnh chụp cột nước khổng lồ bên cạnh chiếc ca nô cao tốc nhỏ bé khi rà phá. Nguồn ảnh: TL
Trước khi đi rà phá, các lực lượng làm nhiệm vụ được các chuyên gia vũ khí hướng dẫn một cách cụ thể để vô hiệu hóa các loại thủy lôi. Nguồn ảnh: TL
Thành quả đạt được của cán bộ, chiến sĩ Đội 8 Công binh Hải quân phối hợp với lực lượng trục vớt quả thủy lôi MK52 tại cửa Nam Triệu. Nguồn ảnh: TL
Các tướng lĩnh luôn quan tâm, động viên lực lượng đặc biệt này. Trong ảnh, thiếu tướng Nguyễn Thị Định thăm hỏi các chiến sĩ của đội rà phá thủy lôi. Nguồn ảnh: TL
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973. Nguồn ảnh: TL
Khi tàu chiến Mỹ tham gia chiến dịch “Nhát quét cuối cùng” trên sông Cấm – Hải Phòng năm 1973 theo điều khoản của Hiệp định Paris đã rất ngạc nhiên vì không thu được kết quả. Càng kinh ngạc hơn khi 2.400 quả thuỷ lôi đã bị Việt Nam vô hiệu hóa trong suốt thời gian chiến tranh. Nguồn ảnh: TL