Ít có lực lượng hải quân non trẻ nào trên thế giới ngay từ những ngày đầu xây dựng và phát triển lại phải đối đầu với một cường quốc hải quân ngay trong trận hải chiến đầu tiên của mình, và Hải quân Việt Nam là một trong số đó. Khi Hải quân non trẻ của ta phải chống lại các chiếm hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ diễn ra vào ngày 2/8/1964. Khi các tàu phóng lôi P 4 của ta giao chiến với khu trục hạm USS Maddox của Hải quân Mỹ bên trong lãnh hải Việt Nam. Ảnh: Một tàu P-4 của Việt Nam đang cơ động tránh hỏa lực từ USS Maddox. Nguồn ảnh: War.Trong sự kiện này Hải quân ta đã cử ra ba tàu ngư lôi P 4 để đánh chặn, đuổi USS Maddox ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Việc các tàu phóng lôi của ta khai hỏa vào USS Maddox chính là cái cớ mà Mỹ dựng lên để ném bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Ba tàu phóng lôi của ta giao chiến với tàu USS Maddox, ảnh được chụp từ tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: K160.Tàu phóng lôi P 4 của Hải quân Việt Nam là dạng tàu phóng ngư lôi cỡ nhỏ, có độ giãn nước chỉ 19,5 tấn, chiều dài đạt 19,3 mét và lườn rộng 3,7 mét. Tàu có độ mớm nước tối đa 1 mét. Nguồn ảnh: War.Trong những ngày đầu giành được độc lập sau năm 1945, lực lượng Hải quân của ta rất mỏng, thậm chí là gần như không có. Phải tới tận những năm 1960, phía ta mới bắt đầu nhận được những tàu phóng lôi viện trợ từ Liên Xô để bảo vệ được lãnh hải của mình. Nguồn ảnh: Might.Việc được trang bị 2 động cơ diesel Soviet M50 có công suất 2400 sức ngựa cho phép con tàu này di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 55 hải lý trên giờ tương đương với trên 100 km/h. Trong khi đó tàu USS Maddox chỉ có thể di chuyển với vận tốc 34 hải lý/giờ tương đương 63km/h, rõ ràng các tàu phóng lôi Việt Nam cơ động hơn hẳn. Nguồn ảnh: BD.Thủy thủ đoàn đầy đủ trên tàu bao gồm 12 người kể cả sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Alamy.Về vũ khí các tàu phóng lôi P 4 được trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 450mm có tầm bắn lên đến 800m và 2 súng máy 12.7 ly hoặc 14.5 ly với tầm bắn từ 2.000 đến 4.000m. Nguồn ảnh: Military.Dù hỏa lực có phần hạn chế, chỉ bao gồm 2 ống phóng lôi cỡ 450 mm và hai khẩu súng với cỡ nòng dưới 14,5 ly nhưng nếu sử dụng chiến thuật hợp lý, P 4 hoàn toàn có thể tiếp cận, áp sát và thậm chí là tiêu diệt đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.Cụ thể, lợi dụng ưu thế tốc độ di chuyển nhanh tới hơn 100 km/h của mình, P 4 cực kỳ phù hợp với lối đánh du kích trên biển, tận dụng điều kiện thời tiết hoặc địa hình để áp sát đối phương và tung đòn tấn công mà không để lộ mặt. Nguồn ảnh: Comtoy.Trong giao tranh tầm gần, P 4 với độ cơ động tốt của mình hoàn toàn có thể sử dụng chiến thuật "bầy sói" với số lượng lớn để áp đảo đối phương. Do đó cũng không có gì quá đặc biệt khi biên đội tàu phóng lôi P 4 của Hải quân Việt Nam có thể đả thương được chiến hạm Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Ít có lực lượng hải quân non trẻ nào trên thế giới ngay từ những ngày đầu xây dựng và phát triển lại phải đối đầu với một cường quốc hải quân ngay trong trận hải chiến đầu tiên của mình, và Hải quân Việt Nam là một trong số đó. Khi Hải quân non trẻ của ta phải chống lại các chiếm hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ diễn ra vào ngày 2/8/1964. Khi các tàu phóng lôi P 4 của ta giao chiến với khu trục hạm USS Maddox của Hải quân Mỹ bên trong lãnh hải Việt Nam. Ảnh: Một tàu P-4 của Việt Nam đang cơ động tránh hỏa lực từ USS Maddox. Nguồn ảnh: War.
Trong sự kiện này Hải quân ta đã cử ra ba tàu ngư lôi P 4 để đánh chặn, đuổi USS Maddox ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Việc các tàu phóng lôi của ta khai hỏa vào USS Maddox chính là cái cớ mà Mỹ dựng lên để ném bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Ba tàu phóng lôi của ta giao chiến với tàu USS Maddox, ảnh được chụp từ tàu chiến Mỹ. Nguồn ảnh: K160.
Tàu phóng lôi P 4 của Hải quân Việt Nam là dạng tàu phóng ngư lôi cỡ nhỏ, có độ giãn nước chỉ 19,5 tấn, chiều dài đạt 19,3 mét và lườn rộng 3,7 mét. Tàu có độ mớm nước tối đa 1 mét. Nguồn ảnh: War.
Trong những ngày đầu giành được độc lập sau năm 1945, lực lượng Hải quân của ta rất mỏng, thậm chí là gần như không có. Phải tới tận những năm 1960, phía ta mới bắt đầu nhận được những tàu phóng lôi viện trợ từ Liên Xô để bảo vệ được lãnh hải của mình. Nguồn ảnh: Might.
Việc được trang bị 2 động cơ diesel Soviet M50 có công suất 2400 sức ngựa cho phép con tàu này di chuyển được với tốc độ tối đa lên tới 55 hải lý trên giờ tương đương với trên 100 km/h. Trong khi đó tàu USS Maddox chỉ có thể di chuyển với vận tốc 34 hải lý/giờ tương đương 63km/h, rõ ràng các tàu phóng lôi Việt Nam cơ động hơn hẳn. Nguồn ảnh: BD.
Thủy thủ đoàn đầy đủ trên tàu bao gồm 12 người kể cả sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Alamy.
Về vũ khí các tàu phóng lôi P 4 được trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 450mm có tầm bắn lên đến 800m và 2 súng máy 12.7 ly hoặc 14.5 ly với tầm bắn từ 2.000 đến 4.000m. Nguồn ảnh: Military.
Dù hỏa lực có phần hạn chế, chỉ bao gồm 2 ống phóng lôi cỡ 450 mm và hai khẩu súng với cỡ nòng dưới 14,5 ly nhưng nếu sử dụng chiến thuật hợp lý, P 4 hoàn toàn có thể tiếp cận, áp sát và thậm chí là tiêu diệt đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.
Cụ thể, lợi dụng ưu thế tốc độ di chuyển nhanh tới hơn 100 km/h của mình, P 4 cực kỳ phù hợp với lối đánh du kích trên biển, tận dụng điều kiện thời tiết hoặc địa hình để áp sát đối phương và tung đòn tấn công mà không để lộ mặt. Nguồn ảnh: Comtoy.
Trong giao tranh tầm gần, P 4 với độ cơ động tốt của mình hoàn toàn có thể sử dụng chiến thuật "bầy sói" với số lượng lớn để áp đảo đối phương. Do đó cũng không có gì quá đặc biệt khi biên đội tàu phóng lôi P 4 của Hải quân Việt Nam có thể đả thương được chiến hạm Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.