Kỷ lục máy bay trực thăng lớn nhất thế giới hiện vẫn thuộc về chiếc V-12 (NATO gọi bằng tên định danh Homer) do cục thiết kế Mil của Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào giai đoạn cuối những năm 1960. Trực thăng Mil V-12 dài tới 37 m; cao 12,5 m; trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Khoang chứa hàng dài 28,15 m; rộng 4,4 m; cao 4,4 m; tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn)."Con quái vật" này rất đơn giản, thiếu tiện nghi. Chiếc V-12 được trang bị 4 động cơ turbine trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260 km/h, tầm bay 500 km, trần bay 3.500 m.Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" nặng 105 tấn, các kỹ sư phải thiết kế bố trí 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 rotor cánh quạt 5 lá.Hình dạng của chiếc Mil V-12 khiến nhiều người liên tưởng nó với máy bay cánh quạt lật V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp đạt tốc độ lớn.Theo tạp chí Popular Mechanics, Liên Xô đã tạo ra trực thăng siêu lớn V-12 vào cuối thập niên 1960 để vận chuyển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tới các căn cứ thay vì sử dụng đường sắt.Vào thời điểm đó mạng lưới đường sắt ở Liên Xô còn kém phát triển và chịu sự giám sát thường xuyên từ máy bay trinh sát U-2 của Mỹ. Căn cứ tên lửa hạt nhân mới dễ nhận biết dọc theo các tuyến đường sắt được xây dựng để cung cấp cho chúng.Trước tình hình trên, các nhà thiết kế Liên Xô đã đề xuất chế tạo một loại máy bay trực thăng siêu nặng có thể đưa tên lửa hạt nhân đến các căn cứ từ xa, giữ bí mật về chúng trước tình báo Mỹ.Dự án chính thức được phê duyệt vào năm 1962, và đến ngày 10/7/1968, chiếc V-12 đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.Các công trình sư đã quyết định tiến hành giải pháp đơn giản và tiết kiệm đó là sử dụng 2 động cơ của trực thăng Mi-6 nhỏ hơn để giúp V-12 đạt được trọng tải gấp đôi.Khoang chở hàng của máy bay đủ lớn để đựng vừa xe buýt nội thành một cách dễ dàng. Khoang điều khiển có phi hành đoàn 6 người, bao gồm cả thợ điện của chính nó.Lần ra mắt quốc tế của V-12 diễn ra tại Triển lãm Hàng không Paris 1971. NATO lo ngại rằng nó sẽ được sử dụng như một máy bay chiến thuật, có thể chở các phương tiện bọc thép để hỗ trợ cuộc tấn công bằng trực thăng.Tuy nhiên vào thời điểm này, vệ tinh do thám của Mỹ đã có thể khảo sát những vùng lãnh thổ Liên Xô rộng lớn hơn nhiều và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dần trở nên nhẹ hơn để có thể vận chuyển bằng xe tải.Ngoài ra các công nghệ mới đã cho phép ICBM mang nhiều đầu đạn. Điều này làm tăng đáng kể hỏa lực của từng tên lửa và giảm nhu cầu về căn cứ cố định mới.Do không còn nhu cầu vận tải bằng đường hàng không, đi kèm chi phí rất tốn kém khi thực hiện dự án đã dẫn đến sự không cần thiết của V-12 và nguyên mẫu chế tạo được đưa vào bảo tàng.
Kỷ lục máy bay trực thăng lớn nhất thế giới hiện vẫn thuộc về chiếc V-12 (NATO gọi bằng tên định danh Homer) do cục thiết kế Mil của Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào giai đoạn cuối những năm 1960.
Trực thăng Mil V-12 dài tới 37 m; cao 12,5 m; trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Khoang chứa hàng dài 28,15 m; rộng 4,4 m; cao 4,4 m; tải trọng tối đa 40,2 tấn (trong khi của Mi-26 là 20 tấn).
"Con quái vật" này rất đơn giản, thiếu tiện nghi. Chiếc V-12 được trang bị 4 động cơ turbine trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260 km/h, tầm bay 500 km, trần bay 3.500 m.
Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" nặng 105 tấn, các kỹ sư phải thiết kế bố trí 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 rotor cánh quạt 5 lá.
Hình dạng của chiếc Mil V-12 khiến nhiều người liên tưởng nó với máy bay cánh quạt lật V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp đạt tốc độ lớn.
Theo tạp chí Popular Mechanics, Liên Xô đã tạo ra trực thăng siêu lớn V-12 vào cuối thập niên 1960 để vận chuyển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tới các căn cứ thay vì sử dụng đường sắt.
Vào thời điểm đó mạng lưới đường sắt ở Liên Xô còn kém phát triển và chịu sự giám sát thường xuyên từ máy bay trinh sát U-2 của Mỹ. Căn cứ tên lửa hạt nhân mới dễ nhận biết dọc theo các tuyến đường sắt được xây dựng để cung cấp cho chúng.
Trước tình hình trên, các nhà thiết kế Liên Xô đã đề xuất chế tạo một loại máy bay trực thăng siêu nặng có thể đưa tên lửa hạt nhân đến các căn cứ từ xa, giữ bí mật về chúng trước tình báo Mỹ.
Dự án chính thức được phê duyệt vào năm 1962, và đến ngày 10/7/1968, chiếc V-12 đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Các công trình sư đã quyết định tiến hành giải pháp đơn giản và tiết kiệm đó là sử dụng 2 động cơ của trực thăng Mi-6 nhỏ hơn để giúp V-12 đạt được trọng tải gấp đôi.
Khoang chở hàng của máy bay đủ lớn để đựng vừa xe buýt nội thành một cách dễ dàng. Khoang điều khiển có phi hành đoàn 6 người, bao gồm cả thợ điện của chính nó.
Lần ra mắt quốc tế của V-12 diễn ra tại Triển lãm Hàng không Paris 1971. NATO lo ngại rằng nó sẽ được sử dụng như một máy bay chiến thuật, có thể chở các phương tiện bọc thép để hỗ trợ cuộc tấn công bằng trực thăng.
Tuy nhiên vào thời điểm này, vệ tinh do thám của Mỹ đã có thể khảo sát những vùng lãnh thổ Liên Xô rộng lớn hơn nhiều và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa dần trở nên nhẹ hơn để có thể vận chuyển bằng xe tải.
Ngoài ra các công nghệ mới đã cho phép ICBM mang nhiều đầu đạn. Điều này làm tăng đáng kể hỏa lực của từng tên lửa và giảm nhu cầu về căn cứ cố định mới.
Do không còn nhu cầu vận tải bằng đường hàng không, đi kèm chi phí rất tốn kém khi thực hiện dự án đã dẫn đến sự không cần thiết của V-12 và nguyên mẫu chế tạo được đưa vào bảo tàng.