Được sử dụng trong biên chế quân đội Đức từ năm 1942, pháo chống tăng Pak-40 dần trở nên nổi tiếng và trở thành khẩu pháo chống tăng nguy hiểm bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Shwoon.Có cỡ nòng 7,5 cm (75mm), pháo chống tăng Pak-40 có trọng lượng chiến đấu chỉ 1,4 tấn, cực kỳ gọn nhẹ và rất dễ triển khai để mai phục đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.Một khẩu Pak 40 được gắn lên thân xe để trở thành... pháo tự hành chống tăng. Nguồn ảnh: Stock.Có chiều dài tổng thể khoảng 6,2 mét, chiều dài nòng súng 3,45 mét, khẩu pháo chống tăng này cần kíp chiến đấu tiêu chuẩn 6 người. Nguồn ảnh: Wiki.Sử dụng loại đạn cỡ 75x714mm, khẩu pháo này có tốc độ bắn cực nhanh lên tới 14 viên mỗi phút, tương đương chỉ khoảng 4 giây cho mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Thiede.Pak 40 là loại pháo nòng trơn, điều đó khiến cho tầm bắn của nó không xa. Cụ thể, tầm bắn thẳng của Pak 40 chỉ khoảng 1.800 mét trong khi tầm bắn cầu vồng của nó có thể đạt tối đa tới 7.600 mét - nhưng bù lại độ chính xác lại rất thấp. Nguồn ảnh: Wiki.Trong chiến đấu, mục tiêu của Pak 40 là các phương tiện thiết giáp của đối phương. Cách tác chiến của khẩu pháo này cũng chủ yếu là mai phục, tấn công bất ngờ từ sau những vật cản mềm như rặng cây, rừng, bụi rậm,... Nguồn ảnh: Bush.Một trong những điểm mạnh của khẩu pháo này đó là đầu nòng được thiết kế để khói thuốc pháo phụt qua hai bên, đây là điểm cực kỳ quan trọng, đảm bảo kíp chiến đấu không bị lộ sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Brit.Mỗi viên đạn của Pak 40 - tùy từng loại sẽ có trọng lượng từ 4,05 kg tới 6,8 kg. Theo thử nghiệm với đạn xuyên phá, ở khoảng cách 500 mét và giáp nghiêng 90 độ thép đồng chất, khẩu pháo này có thể xuyên phá tới 154mm thép. Nguồn ảnh: Luthge.Khẩu pháo này có khả năng nâng - hạ nòng ở góc -5 độ tới +22 độ. Ở góc nâng tối đa, Pak 40 thậm chí còn có thể được sử dụng như một khẩu pháo lựu - dù rằng độ chính xác là rất kém. Nguồn ảnh: Wiki,Bằng chứng cho sự hữu dụng của khẩu pháo này đó là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, binh lính của rất nhiều phe tham chiến đều sử dụng khẩu pháo này như một chiến lợi phẩm, dù rằng pháo chống tăng cơ nòng 7,5 cm nước nào cũng có. Nguồn ảnh: Kurth.Chính vì sự phổ biến trong quân đội nhiều quốc gia nên tới tận ngày nay, khẩu Pak 40 đã có mặt tại rất nhiều bảo tàng trên thế giới, không hổ danh là khẩu pháo chống tăng phổ biến và nổi tiếng bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Alamy. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh những loại pháo chống tăng Đức đã từng dùng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Được sử dụng trong biên chế quân đội Đức từ năm 1942, pháo chống tăng Pak-40 dần trở nên nổi tiếng và trở thành khẩu pháo chống tăng nguy hiểm bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Shwoon.
Có cỡ nòng 7,5 cm (75mm), pháo chống tăng Pak-40 có trọng lượng chiến đấu chỉ 1,4 tấn, cực kỳ gọn nhẹ và rất dễ triển khai để mai phục đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.
Một khẩu Pak 40 được gắn lên thân xe để trở thành... pháo tự hành chống tăng. Nguồn ảnh: Stock.
Có chiều dài tổng thể khoảng 6,2 mét, chiều dài nòng súng 3,45 mét, khẩu pháo chống tăng này cần kíp chiến đấu tiêu chuẩn 6 người. Nguồn ảnh: Wiki.
Sử dụng loại đạn cỡ 75x714mm, khẩu pháo này có tốc độ bắn cực nhanh lên tới 14 viên mỗi phút, tương đương chỉ khoảng 4 giây cho mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Thiede.
Pak 40 là loại pháo nòng trơn, điều đó khiến cho tầm bắn của nó không xa. Cụ thể, tầm bắn thẳng của Pak 40 chỉ khoảng 1.800 mét trong khi tầm bắn cầu vồng của nó có thể đạt tối đa tới 7.600 mét - nhưng bù lại độ chính xác lại rất thấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong chiến đấu, mục tiêu của Pak 40 là các phương tiện thiết giáp của đối phương. Cách tác chiến của khẩu pháo này cũng chủ yếu là mai phục, tấn công bất ngờ từ sau những vật cản mềm như rặng cây, rừng, bụi rậm,... Nguồn ảnh: Bush.
Một trong những điểm mạnh của khẩu pháo này đó là đầu nòng được thiết kế để khói thuốc pháo phụt qua hai bên, đây là điểm cực kỳ quan trọng, đảm bảo kíp chiến đấu không bị lộ sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Brit.
Mỗi viên đạn của Pak 40 - tùy từng loại sẽ có trọng lượng từ 4,05 kg tới 6,8 kg. Theo thử nghiệm với đạn xuyên phá, ở khoảng cách 500 mét và giáp nghiêng 90 độ thép đồng chất, khẩu pháo này có thể xuyên phá tới 154mm thép. Nguồn ảnh: Luthge.
Khẩu pháo này có khả năng nâng - hạ nòng ở góc -5 độ tới +22 độ. Ở góc nâng tối đa, Pak 40 thậm chí còn có thể được sử dụng như một khẩu pháo lựu - dù rằng độ chính xác là rất kém. Nguồn ảnh: Wiki,
Bằng chứng cho sự hữu dụng của khẩu pháo này đó là trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, binh lính của rất nhiều phe tham chiến đều sử dụng khẩu pháo này như một chiến lợi phẩm, dù rằng pháo chống tăng cơ nòng 7,5 cm nước nào cũng có. Nguồn ảnh: Kurth.
Chính vì sự phổ biến trong quân đội nhiều quốc gia nên tới tận ngày nay, khẩu Pak 40 đã có mặt tại rất nhiều bảo tàng trên thế giới, không hổ danh là khẩu pháo chống tăng phổ biến và nổi tiếng bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Alamy.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh những loại pháo chống tăng Đức đã từng dùng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.