Trong sáng nay (15/11), các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đồng loạt đưa tin Zimbabwe xảy ra đảo chính khi hàng trăm binh sĩ được vũ trang xuất hiện tại thủ đô Harare chiếm giữ đài truyền hình và một loạt các vị trí đầu não khác. Ngay sau đó xuất hiện thông tin Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe tố cáo Tư lệnh Quân đội nước này là Tướng Constantino Chiwenga làm đảo chính quân sự ở Zimbabwe . Nguồn ảnh: Bloomberg.Tuy nhiên, sau đó Tư lệnh Quân đội Zimbabwe Tướng Constantino Chiwenga đã lên tiếng tuyên bố Quân đội Zimbabwe (lực lượng tình nghi tiến hành đảo chính) không hề tham gia hay thực hiện bất cứ một cuộc chính biến nào ở thủ đô Harare, mà chỉ đang vây bắt một số phần tử tội phạm. Tướng Constantino Chiwenga cũng tuyên bố gia đình Tổng thống Robert Mugabe đang được quân đội nước này bảo vệ an toàn. Nguồn ảnh: Quartz.Có một thực tế là kể từ lập quốc vào năm 1980 cho đến nay chính quyền dân sự của Zimbabwe do Tổng thống Robert Mugabe đứng đầu hầu như không nắm quyền kiểm soát được quân đội nước này mà là Tướng Constantino Chiwenga. Trong ảnh là Tướng Constantino Chiwenga ở bên trái và Tổng thống Robert Mugabe ở bên phải. Nguồn ảnh: globalwitness.org.Còn Quân đội Zimbabwe cũng được thành lập vào năm 1980 được hợp thành từ nhiều lực lượng vũ trang quân sự và bán quân sự có xuất thân từ Quân đội Rhodesian và Zimbabwe Rhodesia trước đây. Quy mô của quân đội này hiện nay khoảng 30.000 quân, trong đó có tới hơn 21.000 quân là bán quân sự. Nguồn ảnh: China News.Quân đội Zimbabwe có hai binh chủng chính gồm Lục quân và Không quân, quốc gia này không có hải quân, bên cạnh đó Zimbabwe còn có cả lực lượng Cảnh sát Quốc gia riêng biệt nhưng lực lượng này trực thuộc quản lý của chính phủ dân sự Zimbabwe. Dù vậy Zimbabwe vẫn có tiềm lực quân sự đứng thứ 13 trong các nước châu Phi trên tổng số 33 nước. Nguồn ảnh: China News.Về trang bị vũ khí, hầu hết trang bị của Quân đội Zimbabwe đều đã lạc hậu và lỗi thời gần như không được nâng cấp kể từ khi lực lượng này được thành lập từ năm 1980 cho đến nay. Lực lượng tăng thiết giáp của Zimbabwe ước tính vào khoảng từ 200-300 phương tiện trong đó đa phần có nguồn gốc từ Liên Xô và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Getty Images.Lực lượng pháo binh của Zimbabwe cũng trong tình trạng tương tự với số đơn vị sẵn sàng tham chiến chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay với khoảng trên dưới 100 đơn vị pháo cối và pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: newsday.co.Vũ khí cá nhân của binh lính Zimbabwe cũng không khá hơn là mấy khi chủ lực vẫn là các loại vũ khí bộ binh của Liên Xô trước đây như súng trường tấn công AK-47, súng trường tấn công G-3 của Đức và súng chống tăng RPG-7. Nhưng về cơ bản số vũ khí trên vẫn có thể trang bị hoàn toàn được cho quân đội của nước này ở mức độ bán quân sự. Nguồn ảnh: newsday.co.Dù có lực lượng lục quân khá nghèo nàn nhưng Zimbabwe lại có Không quân khá ấn tượng nếu so sánh với các nước trong cùng khu vực, khi không quân nước này sở hữu tới hơn 90 máy bay quân sự các loại trong đó có cả trực thăng tấn công, tiêm kích và cả máy bay huấn luyện. Nguồn ảnh: far-maroc.Các dòng trực thăng có khả năng vũ trang được của Zimbabwe hiện tại gồm trực thăng tấn công Mi-24, trực thăng vận tải quân sự Mi-17, trực thăng Bell 412 và trực thăng Aérospatiale Alouette III. Với trang bị ước tính trên dưới 30 chiếc. Nguồn ảnh: far-maroc.Trong khi đó dòng máy bay phản lực có khả năng vũ trang của Zimbabwe duy nhất chỉ có máy bay huấn luyện phản lực Hongdu JL-8 do Trung Quốc chế tạo, còn lại đều là máy bay cánh quạt đa dụng. Nguồn ảnh: far-maroc.
Trong sáng nay (15/11), các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đồng loạt đưa tin Zimbabwe xảy ra đảo chính khi hàng trăm binh sĩ được vũ trang xuất hiện tại thủ đô Harare chiếm giữ đài truyền hình và một loạt các vị trí đầu não khác. Ngay sau đó xuất hiện thông tin Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe tố cáo Tư lệnh Quân đội nước này là Tướng Constantino Chiwenga làm đảo chính quân sự ở Zimbabwe . Nguồn ảnh: Bloomberg.
Tuy nhiên, sau đó Tư lệnh Quân đội Zimbabwe Tướng Constantino Chiwenga đã lên tiếng tuyên bố Quân đội Zimbabwe (lực lượng tình nghi tiến hành đảo chính) không hề tham gia hay thực hiện bất cứ một cuộc chính biến nào ở thủ đô Harare, mà chỉ đang vây bắt một số phần tử tội phạm. Tướng Constantino Chiwenga cũng tuyên bố gia đình Tổng thống Robert Mugabe đang được quân đội nước này bảo vệ an toàn. Nguồn ảnh: Quartz.
Có một thực tế là kể từ lập quốc vào năm 1980 cho đến nay chính quyền dân sự của Zimbabwe do Tổng thống Robert Mugabe đứng đầu hầu như không nắm quyền kiểm soát được quân đội nước này mà là Tướng Constantino Chiwenga. Trong ảnh là Tướng Constantino Chiwenga ở bên trái và Tổng thống Robert Mugabe ở bên phải. Nguồn ảnh: globalwitness.org.
Còn Quân đội Zimbabwe cũng được thành lập vào năm 1980 được hợp thành từ nhiều lực lượng vũ trang quân sự và bán quân sự có xuất thân từ Quân đội Rhodesian và Zimbabwe Rhodesia trước đây. Quy mô của quân đội này hiện nay khoảng 30.000 quân, trong đó có tới hơn 21.000 quân là bán quân sự. Nguồn ảnh: China News.
Quân đội Zimbabwe có hai binh chủng chính gồm Lục quân và Không quân, quốc gia này không có hải quân, bên cạnh đó Zimbabwe còn có cả lực lượng Cảnh sát Quốc gia riêng biệt nhưng lực lượng này trực thuộc quản lý của chính phủ dân sự Zimbabwe. Dù vậy Zimbabwe vẫn có tiềm lực quân sự đứng thứ 13 trong các nước châu Phi trên tổng số 33 nước. Nguồn ảnh: China News.
Về trang bị vũ khí, hầu hết trang bị của Quân đội Zimbabwe đều đã lạc hậu và lỗi thời gần như không được nâng cấp kể từ khi lực lượng này được thành lập từ năm 1980 cho đến nay. Lực lượng tăng thiết giáp của Zimbabwe ước tính vào khoảng từ 200-300 phương tiện trong đó đa phần có nguồn gốc từ Liên Xô và Trung Quốc. Nguồn ảnh: Getty Images.
Lực lượng pháo binh của Zimbabwe cũng trong tình trạng tương tự với số đơn vị sẵn sàng tham chiến chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay với khoảng trên dưới 100 đơn vị pháo cối và pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: newsday.co.
Vũ khí cá nhân của binh lính Zimbabwe cũng không khá hơn là mấy khi chủ lực vẫn là các loại vũ khí bộ binh của Liên Xô trước đây như súng trường tấn công AK-47, súng trường tấn công G-3 của Đức và súng chống tăng RPG-7. Nhưng về cơ bản số vũ khí trên vẫn có thể trang bị hoàn toàn được cho quân đội của nước này ở mức độ bán quân sự. Nguồn ảnh: newsday.co.
Dù có lực lượng lục quân khá nghèo nàn nhưng Zimbabwe lại có Không quân khá ấn tượng nếu so sánh với các nước trong cùng khu vực, khi không quân nước này sở hữu tới hơn 90 máy bay quân sự các loại trong đó có cả trực thăng tấn công, tiêm kích và cả máy bay huấn luyện. Nguồn ảnh: far-maroc.
Các dòng trực thăng có khả năng vũ trang được của Zimbabwe hiện tại gồm trực thăng tấn công Mi-24, trực thăng vận tải quân sự Mi-17, trực thăng Bell 412 và trực thăng Aérospatiale Alouette III. Với trang bị ước tính trên dưới 30 chiếc. Nguồn ảnh: far-maroc.
Trong khi đó dòng máy bay phản lực có khả năng vũ trang của Zimbabwe duy nhất chỉ có máy bay huấn luyện phản lực Hongdu JL-8 do Trung Quốc chế tạo, còn lại đều là máy bay cánh quạt đa dụng. Nguồn ảnh: far-maroc.