Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga mới đây đã tiết lộ cho Interfax rằng, một phiên bản mới của dòng tiêm kích hạng nặng Sukhoi Su-30 đang được phát triển. Nguồn ảnh: Airliners.net"Công việc đang được thực hiện cùng tập đoàn Irkut - nơi sản xuất dòng máy bay chiến đấu Su-30SM, và các cuộc thử nghiệm bay với phiên bản sửa đổi dự kiến được thực hiện vào năm 2020", nguồn tin tiết lộ. Nguồn ảnh: Airliners.netCũng theo nguồn tin giấu tên này, phiên bản mới do Sukhoi OKB phát triển sẽ mang tên hiệu Su-30SMD. Do đó, có khả năng, phiên bản này thực ra là một sửa sửa đổi hoàn toàn trên khung thân cơ sở dòng Su-30SM mà Nga đang rất "coi trọng" cùng với Su-35. Nguồn ảnh: Airliners.netĐáng chú ý, một trong những điểm cải tiến lớn nhất trên Su-30SMD sẽ là động cơ. Cụ thể, nó sẽ sử dụng loại động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy (turbofan) AL-41F1S vốn mới chỉ được trang bị trên dòng tiêm kích Su-35S và Su-57 giai đoạn tiền sản xuất. Nguồn ảnh: WikipediaĐây là thiết kế động cơ thế hệ mới cũng do hãng NPO Saturn - nhà sản xuất chính động cơ cho Sukhoi OKB phát triển. AL-41F1S nổi bật với hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều với vòi phun có khả năng xoay đổi đa hướng tăng đáng kể tính cơ động của máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.netBên cạnh đó, nó còn giúp các tiêm kích đạt khả năng bay hành trình siêu âm. Nghĩa là, máy bay đạt được vận tôc siêu âm mà không cần phải bật buồng đốt hậu (afterburner) vốn gây hao phí rất nhiều nhiên liệu và có hiệu suất thấp. Trong thực tiễn sử dụng, một máy bay có khả năng "bay hành trình siêu âm" chỉ khi nó có thể đạt vận tốc siêu âm trong khi mang một lượng tải trọng được cho là hữu ích. Nguồn ảnh: WikipediaSự có mặt của AL-41F1S trên dòng tiêm kích Su-30 có khả năng đem lại cho loại máy bay này sự cơ động không thua kém dòng Su-35 hay thậm chí Su-57, giúp nó tiệm cận và đối địch với các tiêm kích thế hệ 4++, thậm chí là thế hệ 5 của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Airliners.netNgoài ra, cải tiến trước hết về động cơ cũng đem lại tiềm năng lớn về xuất khẩu với dòng tiêm kích Su-30 mới. Trong vài năm gần đây, doanh số của dòng Su-30 có dấu hiệu giảm dần, chủ yếu các công ty quốc phòng chỉ nhận được đơn hàng từ chính Không quân Nga. Trong khi các quốc gia đang dùng Su-30 có dấu hiệu đắn đo, một số chuyển sang Su-35 hoặc vẫn nghiên cứu. Nguồn ảnh: Airliners.netThế nên, một chiếc tiêm kích sử dụng động cơ mới của máy bay thế hệ 5 chắc chắn sẽ đem lại nhiều sự thích thú từ các quốc gia có truyền thống dùng máy bay chiến đấu Nga, ví dụ như Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo giới thiệu sức mạnh siêu tiêm kích Su-30SM. Nguồn: Youtube
Một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga mới đây đã tiết lộ cho Interfax rằng, một phiên bản mới của dòng tiêm kích hạng nặng Sukhoi Su-30 đang được phát triển. Nguồn ảnh: Airliners.net
"Công việc đang được thực hiện cùng tập đoàn Irkut - nơi sản xuất dòng máy bay chiến đấu Su-30SM, và các cuộc thử nghiệm bay với phiên bản sửa đổi dự kiến được thực hiện vào năm 2020", nguồn tin tiết lộ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cũng theo nguồn tin giấu tên này, phiên bản mới do Sukhoi OKB phát triển sẽ mang tên hiệu Su-30SMD. Do đó, có khả năng, phiên bản này thực ra là một sửa sửa đổi hoàn toàn trên khung thân cơ sở dòng Su-30SM mà Nga đang rất "coi trọng" cùng với Su-35. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đáng chú ý, một trong những điểm cải tiến lớn nhất trên Su-30SMD sẽ là động cơ. Cụ thể, nó sẽ sử dụng loại động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy (turbofan) AL-41F1S vốn mới chỉ được trang bị trên dòng tiêm kích Su-35S và Su-57 giai đoạn tiền sản xuất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đây là thiết kế động cơ thế hệ mới cũng do hãng NPO Saturn - nhà sản xuất chính động cơ cho Sukhoi OKB phát triển. AL-41F1S nổi bật với hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều với vòi phun có khả năng xoay đổi đa hướng tăng đáng kể tính cơ động của máy bay. Nguồn ảnh: Airliners.net
Bên cạnh đó, nó còn giúp các tiêm kích đạt khả năng bay hành trình siêu âm. Nghĩa là, máy bay đạt được vận tôc siêu âm mà không cần phải bật buồng đốt hậu (afterburner) vốn gây hao phí rất nhiều nhiên liệu và có hiệu suất thấp. Trong thực tiễn sử dụng, một máy bay có khả năng "bay hành trình siêu âm" chỉ khi nó có thể đạt vận tốc siêu âm trong khi mang một lượng tải trọng được cho là hữu ích. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sự có mặt của AL-41F1S trên dòng tiêm kích Su-30 có khả năng đem lại cho loại máy bay này sự cơ động không thua kém dòng Su-35 hay thậm chí Su-57, giúp nó tiệm cận và đối địch với các tiêm kích thế hệ 4++, thậm chí là thế hệ 5 của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ngoài ra, cải tiến trước hết về động cơ cũng đem lại tiềm năng lớn về xuất khẩu với dòng tiêm kích Su-30 mới. Trong vài năm gần đây, doanh số của dòng Su-30 có dấu hiệu giảm dần, chủ yếu các công ty quốc phòng chỉ nhận được đơn hàng từ chính Không quân Nga. Trong khi các quốc gia đang dùng Su-30 có dấu hiệu đắn đo, một số chuyển sang Su-35 hoặc vẫn nghiên cứu. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thế nên, một chiếc tiêm kích sử dụng động cơ mới của máy bay thế hệ 5 chắc chắn sẽ đem lại nhiều sự thích thú từ các quốc gia có truyền thống dùng máy bay chiến đấu Nga, ví dụ như Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video giới thiệu sức mạnh siêu tiêm kích Su-30SM. Nguồn: Youtube