Bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu máy bay không người lái, Quân đội Nga còn tích cực đẩy mạnh các dự án phát triển xe tăng không người lái vũ trang hỏa lực mạnh.Tùy theo từng nhiệm vụ khác nhau mà những chiếc xe tăng - thiết giáp không người lái này sẽ được trang bị các loại hỏa lực từ các tên lửa phòng không tầm gần......Cho đến hệ thống súng đại liên 12,7 ly.Giống với các loại máy bay không người lái điều khiển từ xa, những cỗ thiết giáp này cũng sẽ được các "pilot" (phi công - tiếng lóng chỉ người điều khiển các cỗ máy không người lái) kiểm soát trong khoảng cách tối đa lên tới hàng trăm kilomet.Tuy nhiên trong điều kiện thực tế, việc điều khiển một chiếc xe tăng không người lái sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do bị địa hình, địa vật cản trở sóng vô tuyến hoặc dễ bị sa lầy, mắc kẹt trong những địa hình phức tạp.Vả lại, những chiếc thiết giáp này nếu như đi một mình đơn lẻ (như các máy bay không người lái) thì sẽ trở thành một mục tiêu dễ dàng cho lực lượng đối phương tấn công theo kiểu du kích.Vậy nên những thiết giáp không người lái này chỉ được sử dụng trong điều kiện phòng thủ, phòng không hoặc tiến công cùng lực lượng bộ binh tùng thiết - nghĩa là tác chiến với chiến thuật của một chiếc xe tăng thực thụ.Hiện tại Nga đã trang bị một số lượng ít các loại thiết giáp không người lái trong lực lượng quân đội của mình, trong cuộc xung đột tại Syria phía Nga cũng từng đưa các phương tiện chiến tranh hiện đại loại này sang tham chiến và gặt hái được một vài thành công nhất định.
Bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu máy bay không người lái, Quân đội Nga còn tích cực đẩy mạnh các dự án phát triển xe tăng không người lái vũ trang hỏa lực mạnh.
Tùy theo từng nhiệm vụ khác nhau mà những chiếc xe tăng - thiết giáp không người lái này sẽ được trang bị các loại hỏa lực từ các tên lửa phòng không tầm gần...
...Cho đến hệ thống súng đại liên 12,7 ly.
Giống với các loại máy bay không người lái điều khiển từ xa, những cỗ thiết giáp này cũng sẽ được các "pilot" (phi công - tiếng lóng chỉ người điều khiển các cỗ máy không người lái) kiểm soát trong khoảng cách tối đa lên tới hàng trăm kilomet.
Tuy nhiên trong điều kiện thực tế, việc điều khiển một chiếc xe tăng không người lái sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do bị địa hình, địa vật cản trở sóng vô tuyến hoặc dễ bị sa lầy, mắc kẹt trong những địa hình phức tạp.
Vả lại, những chiếc thiết giáp này nếu như đi một mình đơn lẻ (như các máy bay không người lái) thì sẽ trở thành một mục tiêu dễ dàng cho lực lượng đối phương tấn công theo kiểu du kích.
Vậy nên những thiết giáp không người lái này chỉ được sử dụng trong điều kiện phòng thủ, phòng không hoặc tiến công cùng lực lượng bộ binh tùng thiết - nghĩa là tác chiến với chiến thuật của một chiếc xe tăng thực thụ.
Hiện tại Nga đã trang bị một số lượng ít các loại thiết giáp không người lái trong lực lượng quân đội của mình, trong cuộc xung đột tại Syria phía Nga cũng từng đưa các phương tiện chiến tranh hiện đại loại này sang tham chiến và gặt hái được một vài thành công nhất định.