Công nghệ tàng hình hay "khả năng phát hiện thấp", được công ty hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed cụ thể hóa thành máy bay chiến đấu tàng hình F-117 vào những năm 1970. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), F-117 đã làm hệ thống phòng không đồ sộ của Iraq "tắt điện". Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1999, một đơn vị phòng không Serbia, đã sử dụng hệ thống tên lửa S-125 do Liên Xô sản xuất, bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117, phá vỡ huyền thoại về khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu Mỹ.Lockheed là công ty đã phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-117 và Northrop là công ty phát triển máy bay ném bom tàng hình B-2. Điều thú vị là mặc dù F-117 được gọi là máy bay chiến đấu, nhưng nó thực sự là một máy bay cường kích. F-117 không được sử dụng để không chiến, chỉ để ném bom.Cả F-117 và B-2 đều hoạt động tốt trong Chiến tranh vùng Vịnh và cuộc xung đột Balkan, mở đường cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo là F-22 Raptor do Lockheed Martin thiết kế. F-22 Raptor là tiêm kích chiếm ưu thế trên không, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1997. Diện tích phản xạ radar của nó chỉ tương đương với một quả bóng gôn hoặc một con ong. Một loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35 khác của Mỹ cũng nhanh chóng tiếp bước và bay lần đầu tiên vào năm 2006. Máy bay được sử dụng cho các nhiệm vụ không chiến và tấn công mặt đất và hiện đang được sử dụng bởi Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ.Mặc dù tốc độ rất quan trọng đối với máy bay chiến đấu, nhưng với sự phát triển của công nghệ tàng hình hiện đại, nên máy bay chiến đấu mới không còn cần phải có tốc độ trên Mach 2 như F-22; do vậy tốc độ của F-35 chỉ là Mach 1,6. Vào ngày 27/3/1999, Serbia đã sử dụng tên lửa S-125 từ thời Liên Xô, để bắn hạ chiếc F-117 của Mỹ. Sự cố này có thể được coi là "tình cờ", tuy nhiên, các tên lửa phòng không hiện đại, có khả năng trở thành kẻ thay đổi cuộc chơi. Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ thường đối đầu nhau trong các cuộc tập trận mô phỏng của cả hai bên; như vậy hai bên luôn coi là đối thủ của nhau, cần phải loại nhanh khỏi chiến trường. Hệ thống phòng không tích hợp thường bao gồm các bệ phóng tên lửa, radar, đài chỉ huy và điều khiển. Hệ thống này là khắc tinh với máy bay chiến đấu (kể cả F-35), vì tên lửa phòng không có thể sử dụng chiến thuật tắt hệ thống radar và chờ phục kích, để không bị đối phương phát hiện.Đồng thời các radar khác trong khuôn khổ hệ thống phòng không có thể chuyển tiếp thông tin máy bay địch đến gần phương tiện tên lửa phòng không của mình, để phóng tên lửa tấn công máy bay địch (tác chiến mạng). Hiện Nga đã bố trí một số lượng lớn các hệ thống phòng không tích hợp trên khắp đất nước. Các hệ thống này bao gồm khoảng 45 tiểu đoàn S-400, hàng trăm tiểu đoàn S-300 cũ và các tên lửa phòng không tầm ngắn khác. Một số chuyên gia cho rằng, radar chống tàng hình của Nga có thể phát hiện F-35. Hệ thống S-400 có tầm bắn rất xa; ví dụ tên lửa tầm xa 40N6 có tầm bắn 400 km. Hệ thống cũng có thể được trang bị các loại tên lửa khác nhau để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả máy bay tàng hình của đối phương và gây nhiễu radar.Tên lửa 40N6 có thể tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm E-3, máy bay giám sát liên hợp chiến trường E-8 và máy bay trinh sát RC-135 của quân đội Mỹ; làm cho các đơn vị không quân Mỹ vốn phụ thuộc vào chỉ huy trên không thành vừa "mù", vừa "điếc". Các tên lửa tấn công chính của hệ thống S-400 như 9M96 và 48N6, có tầm bắn từ 100 đến 200 km và chúng có khả năng tấn công mạnh mẽ trước máy bay chiến đấu. Đặc biệt tên lửa 9M96 có tải trọng quá tải 20G, có thể tấn công máy bay có khả năng cơ động cao và tên lửa hành trình. Các loại vũ khí tiến công ngoài khu vực (JSOW) và bom đường kính nhỏ (SDB) của F-35, là vũ khí ngoài khu vực chính của F-35; cả hai đều là bom lượn. So với JSOW, F-35 có thể mang nhiều SDB hơn.Có quan điểm cho rằng, hình dạng tàng hình của F-35 không đủ để ngăn nó bị S-400 phát hiện. Do đó, trong các hoạt động tác chiến, có ít nhất một chục chiếc F-35 được trang bị SDB và bom mồi nhử cùng với sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu điện tử E / A-18G mang theo thiết bị gây nhiễu và tên lửa chống bức xạ. Trước khi phóng mồi nhử, các tiêm kích này phải bay càng lâu càng tốt ở độ cao thấp, để tránh sự theo dõi của radar đối phương, sau đó E / A-18G sẽ phóng tên lửa chống bức xạ để tiêu diệt radar của S-400. Tuy nhiên hành động kiểu này có thể phá hủy căn cứ S-400, nhưng sẽ làm căng thẳng phi công và chi phí cao; do vậy không có chỉ huy nào chấp nhận. Hệ thống phòng không S-400 của Nga luôn là tâm điểm của sự chú ý và Mỹ cực lực phản đối việc mua loại tên lửa này của bất kỳ đồng minh nào. Đồng minh của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ trừng phạt vì mua S-400. Đồng thời, Mỹ cũng không hài lòng với việc Ấn Độ mua S-400. Theo thông tin, Ấn Độ sẽ nhận được hệ thống S-400 vào cuối năm nay. Những hành động này chỉ cho thấy Mỹ không yên tâm trước tên lửa S-400. Các nhà phân tích quân sự suy đoán rằng, Mỹ lo ngại công nghệ tàng hình của mình có thể bị Nga đánh cắp và Nga có thể sử dụng công nghệ này để nâng cấp S-400, loại vũ khí mạnh hơn hiện tại. Nguồn ảnh: Foxt.
Cận cảnh hệ thống vũ khí S-400 hủy diệt của quân đội Nga. Nguồn: Raptor.
Công nghệ tàng hình hay "khả năng phát hiện thấp", được công ty hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed cụ thể hóa thành máy bay chiến đấu tàng hình F-117 vào những năm 1970. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), F-117 đã làm hệ thống phòng không đồ sộ của Iraq "tắt điện".
Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1999, một đơn vị phòng không Serbia, đã sử dụng hệ thống tên lửa S-125 do Liên Xô sản xuất, bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay ném bom tàng hình F-117, phá vỡ huyền thoại về khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu Mỹ.
Lockheed là công ty đã phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-117 và Northrop là công ty phát triển máy bay ném bom tàng hình B-2. Điều thú vị là mặc dù F-117 được gọi là máy bay chiến đấu, nhưng nó thực sự là một máy bay cường kích. F-117 không được sử dụng để không chiến, chỉ để ném bom.
Cả F-117 và B-2 đều hoạt động tốt trong Chiến tranh vùng Vịnh và cuộc xung đột Balkan, mở đường cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo là F-22 Raptor do Lockheed Martin thiết kế.
F-22 Raptor là tiêm kích chiếm ưu thế trên không, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1997. Diện tích phản xạ radar của nó chỉ tương đương với một quả bóng gôn hoặc một con ong.
Một loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35 khác của Mỹ cũng nhanh chóng tiếp bước và bay lần đầu tiên vào năm 2006. Máy bay được sử dụng cho các nhiệm vụ không chiến và tấn công mặt đất và hiện đang được sử dụng bởi Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ.
Mặc dù tốc độ rất quan trọng đối với máy bay chiến đấu, nhưng với sự phát triển của công nghệ tàng hình hiện đại, nên máy bay chiến đấu mới không còn cần phải có tốc độ trên Mach 2 như F-22; do vậy tốc độ của F-35 chỉ là Mach 1,6.
Vào ngày 27/3/1999, Serbia đã sử dụng tên lửa S-125 từ thời Liên Xô, để bắn hạ chiếc F-117 của Mỹ. Sự cố này có thể được coi là "tình cờ", tuy nhiên, các tên lửa phòng không hiện đại, có khả năng trở thành kẻ thay đổi cuộc chơi.
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga và máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ thường đối đầu nhau trong các cuộc tập trận mô phỏng của cả hai bên; như vậy hai bên luôn coi là đối thủ của nhau, cần phải loại nhanh khỏi chiến trường.
Hệ thống phòng không tích hợp thường bao gồm các bệ phóng tên lửa, radar, đài chỉ huy và điều khiển. Hệ thống này là khắc tinh với máy bay chiến đấu (kể cả F-35), vì tên lửa phòng không có thể sử dụng chiến thuật tắt hệ thống radar và chờ phục kích, để không bị đối phương phát hiện.
Đồng thời các radar khác trong khuôn khổ hệ thống phòng không có thể chuyển tiếp thông tin máy bay địch đến gần phương tiện tên lửa phòng không của mình, để phóng tên lửa tấn công máy bay địch (tác chiến mạng).
Hiện Nga đã bố trí một số lượng lớn các hệ thống phòng không tích hợp trên khắp đất nước. Các hệ thống này bao gồm khoảng 45 tiểu đoàn S-400, hàng trăm tiểu đoàn S-300 cũ và các tên lửa phòng không tầm ngắn khác. Một số chuyên gia cho rằng, radar chống tàng hình của Nga có thể phát hiện F-35.
Hệ thống S-400 có tầm bắn rất xa; ví dụ tên lửa tầm xa 40N6 có tầm bắn 400 km. Hệ thống cũng có thể được trang bị các loại tên lửa khác nhau để đối phó với các mối đe dọa khác nhau, bao gồm cả máy bay tàng hình của đối phương và gây nhiễu radar.
Tên lửa 40N6 có thể tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm E-3, máy bay giám sát liên hợp chiến trường E-8 và máy bay trinh sát RC-135 của quân đội Mỹ; làm cho các đơn vị không quân Mỹ vốn phụ thuộc vào chỉ huy trên không thành vừa "mù", vừa "điếc".
Các tên lửa tấn công chính của hệ thống S-400 như 9M96 và 48N6, có tầm bắn từ 100 đến 200 km và chúng có khả năng tấn công mạnh mẽ trước máy bay chiến đấu. Đặc biệt tên lửa 9M96 có tải trọng quá tải 20G, có thể tấn công máy bay có khả năng cơ động cao và tên lửa hành trình.
Các loại vũ khí tiến công ngoài khu vực (JSOW) và bom đường kính nhỏ (SDB) của F-35, là vũ khí ngoài khu vực chính của F-35; cả hai đều là bom lượn. So với JSOW, F-35 có thể mang nhiều SDB hơn.
Có quan điểm cho rằng, hình dạng tàng hình của F-35 không đủ để ngăn nó bị S-400 phát hiện. Do đó, trong các hoạt động tác chiến, có ít nhất một chục chiếc F-35 được trang bị SDB và bom mồi nhử cùng với sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu điện tử E / A-18G mang theo thiết bị gây nhiễu và tên lửa chống bức xạ.
Trước khi phóng mồi nhử, các tiêm kích này phải bay càng lâu càng tốt ở độ cao thấp, để tránh sự theo dõi của radar đối phương, sau đó E / A-18G sẽ phóng tên lửa chống bức xạ để tiêu diệt radar của S-400. Tuy nhiên hành động kiểu này có thể phá hủy căn cứ S-400, nhưng sẽ làm căng thẳng phi công và chi phí cao; do vậy không có chỉ huy nào chấp nhận.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga luôn là tâm điểm của sự chú ý và Mỹ cực lực phản đối việc mua loại tên lửa này của bất kỳ đồng minh nào. Đồng minh của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ trừng phạt vì mua S-400. Đồng thời, Mỹ cũng không hài lòng với việc Ấn Độ mua S-400. Theo thông tin, Ấn Độ sẽ nhận được hệ thống S-400 vào cuối năm nay.
Những hành động này chỉ cho thấy Mỹ không yên tâm trước tên lửa S-400. Các nhà phân tích quân sự suy đoán rằng, Mỹ lo ngại công nghệ tàng hình của mình có thể bị Nga đánh cắp và Nga có thể sử dụng công nghệ này để nâng cấp S-400, loại vũ khí mạnh hơn hiện tại. Nguồn ảnh: Foxt.
Cận cảnh hệ thống vũ khí S-400 hủy diệt của quân đội Nga. Nguồn: Raptor.