Mạng Sina cho hay, hôm nay (1/9), Không quân Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng máy bay ném bom H-6K thế hệ mới trong cuộc triển lãm tại Trường Xuân, Cát Lâm.Mặc dù kể từ khi còn nằm trong nhà máy tới ngày hôm nay, máy bay ném bom H-6K đã lộ diện qua các bức ảnh, clip được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thế nhưng đây được coi là lần đầu tiên mà nó xuất hiện tại một triển lãm hàng không.H-6K là phiên bản mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Tổng công ty hàng không Tây An (XAC) sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu Tu-16 của Liên Xô. Hiện nay, H-6K và các thế hệ H-6 khác đóng vai trò “xương sống” lực lượng không quân ném bom chiến lược của Trung Quốc, có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.Trưng bày cùng H-6K là dàn vũ khí mà nó có khả năng mang theo.Đáng lưu ý là tên lửa hành trình chiến lược CJ-10 hoặc còn gọi là KD-20 có tầm phóng lên tới 1.500km. Loại tên lửa này được giới quân sự Mỹ, phương Tây đánh giá rất cao về sức mạnh của nó.H-6K là phiên bản nâng cấp sâu rộng nhất từ trước tới nay của dòng máy bay ném bom H-6 được giới quân sự đánh giá là đã lỗi thời trên thế giới, thua kém xa sức mạnh của dòng máy bay ném bom Tu-22M3, Tu-160 của Nga hay B-1B, B-2A của Mỹ, và thậm chí là cả B-52 ra đời trước H-6.Một trong những sự thay đổi lớn nhất của H-6K là tái thiết kế lại buồng lái của nó với mũi cứng thay cho mũi bọc kính trên hầu hết các phiên bản H-6K trước đây.Có khả năng trong mũi cứng này được lắp một radar công suất lớn.Ngoài ra, khoang động cơ cũng được thiết kế lại với cửa hút không khí được mở rộng hơn phù hợp với động cơ mới Soloviev D-30KP-2 của Nga. Loại động cơ này cung cấp lực đẩy tới 12.000kg thay cho động cơ WP8 của Trung Quốc sao chép mẫu AM4 dùng trên Tu-16.Động cơ mới khiến bán kính tác chiến của H-6K tăng lên 3.500km. Đặc biệt là tải trọng vũ khí máy bay cũng tăng hơn, với 6 giá treo mang tên lửa trên cánh thay vì 4 như trước đây.Tính tới thời điểm năm 2015, người ta ước tính đã có 15 máy bay ném bom H-6K được chính thức trang bị cho Không quân Trung Quốc.
Mạng Sina cho hay, hôm nay (1/9), Không quân Trung Quốc lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng máy bay ném bom H-6K thế hệ mới trong cuộc triển lãm tại Trường Xuân, Cát Lâm.
Mặc dù kể từ khi còn nằm trong nhà máy tới ngày hôm nay, máy bay ném bom H-6K đã lộ diện qua các bức ảnh, clip được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thế nhưng đây được coi là lần đầu tiên mà nó xuất hiện tại một triển lãm hàng không.
H-6K là phiên bản mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6 do Tổng công ty hàng không Tây An (XAC) sản xuất trên cơ sở cải tiến mẫu Tu-16 của Liên Xô. Hiện nay, H-6K và các thế hệ H-6 khác đóng vai trò “xương sống” lực lượng không quân ném bom chiến lược của Trung Quốc, có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.
Trưng bày cùng H-6K là dàn vũ khí mà nó có khả năng mang theo.
Đáng lưu ý là tên lửa hành trình chiến lược CJ-10 hoặc còn gọi là KD-20 có tầm phóng lên tới 1.500km. Loại tên lửa này được giới quân sự Mỹ, phương Tây đánh giá rất cao về sức mạnh của nó.
H-6K là phiên bản nâng cấp sâu rộng nhất từ trước tới nay của dòng máy bay ném bom H-6 được giới quân sự đánh giá là đã lỗi thời trên thế giới, thua kém xa sức mạnh của dòng máy bay ném bom Tu-22M3, Tu-160 của Nga hay B-1B, B-2A của Mỹ, và thậm chí là cả B-52 ra đời trước H-6.
Một trong những sự thay đổi lớn nhất của H-6K là tái thiết kế lại buồng lái của nó với mũi cứng thay cho mũi bọc kính trên hầu hết các phiên bản H-6K trước đây.
Có khả năng trong mũi cứng này được lắp một radar công suất lớn.
Ngoài ra, khoang động cơ cũng được thiết kế lại với cửa hút không khí được mở rộng hơn phù hợp với động cơ mới Soloviev D-30KP-2 của Nga. Loại động cơ này cung cấp lực đẩy tới 12.000kg thay cho động cơ WP8 của Trung Quốc sao chép mẫu AM4 dùng trên Tu-16.
Động cơ mới khiến bán kính tác chiến của H-6K tăng lên 3.500km. Đặc biệt là tải trọng vũ khí máy bay cũng tăng hơn, với 6 giá treo mang tên lửa trên cánh thay vì 4 như trước đây.
Tính tới thời điểm năm 2015, người ta ước tính đã có 15 máy bay ném bom H-6K được chính thức trang bị cho Không quân Trung Quốc.