Máy bay chiến đấu F-104 Starfighter là chiến đấu cơ thế hệ 3 đầu tiên của Mỹ, bay thử lần đầu vào đầu năm 1956; với thiết kế thân máy bay hình tròn dài, mũi nhọn và đôi cánh mỏng, nhỏ. F-104 luôn là khuôn mẫu lý tưởng, của các nhà thiết kế máy bay, cho các game chiến tranh hiện nay.F-104 Starfighter là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu thanh một động cơ, có tính năng bay khá cao; được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, kỹ sư trưởng nhóm Skunk Works của hãng Lockheed, người đã phát triển một số máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng, như máy bay trinh sát U-2 và SR-71.F-104 Starfighter được công ty mệnh danh là “tên lửa với một người đàn ông điều khiển”; nhưng Luftwaffe (Không quân Đức) và Marineflieger (Hải quân Đức) là những lực lượng được tạo ra biệt danh: “chiến đấu cơ tạo ra góa phụ”.Tỷ lệ tai nạn ở mức tệ hại của chiếc F-104 Starfighter, khi trong biên chế của Không quân CHLB Đức; đã làm 61 chiếc F-104 bị rơi, với 35 phi công thiệt mạng vào năm 1966.Các sự cố với loại máy bay này vẫn tiếp diễn, mặc dù đã có nhiều bản sửa lỗi. Từ năm 1968 đến 1972, có khoảng 15 đến 20 chiếc F-104 của Đức bị rơi hàng năm; trong thời gian tiếp theo, “tốc độ rơi” khoảng…10 chiếc F-104 mỗi năm, cho đến khi nó được loại khỏi biên chế hoàn toàn. Theo thống kê, đã có tổng số 916 chiếc F-104 Starfighter được đưa vào sử dụng, thì có 292 chiếc bị rơi, làm 115 phi công thiệt mạng; F-104 Starfighter được gán cho biệt danh không lấy gì làm “hay ho” đó là, “chiến đấu cơ tạo góa phụ”. Tuy nhiên, F-104 cũng chưa phải là máy bay chiến đấu duy nhất có tỷ lệ tai nạn cao trong Chiến tranh Lạnh. Theo Michael Napier trong cuốn sách “Trong bầu trời chiến tranh Lạnh”, vào năm 1972, Trung đoàn không quân chiến đấu Số 21 của Không quân Bulgaria, đóng tại Uzundzhovo, đã rút máy bay MiG-19S của mình và thay thế chúng bằng MiG-17PF cũ hơn.Lý do giải thích cho kiểu “phú quý thụt lùi” này, là do tỷ lệ tai nạn của MiG-19 trong biên chế của Không quân Bulgaria quá cao. Động cơ RD-9B của MiG-19 tỏ ra không đáng tin cậy, dẫn đến những chiếc MiG-19 có tỷ lệ tai nạn cao, so với những chiến đấu cơ khác; họ đã mất gần một nửa số lượng MiG-19 do tai nạn.Tỷ lệ tiêu hao tới 48% số lượng máy bay MiG-19; đây cũng là tỷ lệ quá cao trong thời đại phát triển quá nóng về các mẫu máy bay chiến đấu phản lực, khi công nghệ chưa theo kịp vào thời điểm đó. Trên thực tế khi đó, F-104 đã đạt được danh tiếng khét tiếng là “nhà sản xuất góa phụ” nhờ tỷ lệ tai nạn đến 30% với Không quân Đức và 46% với Không quân Canada.Tỷ lệ tai nạn của F-104 trong biên chế của Không quân Hà Lan và Bỉ là khoảng 35% và Đan Mạch mất một tỷ lệ tương tự như F-100D của họ. Tỷ lệ tai nạn đối với MiG-21F-13 trong biên chế Hungary cũng vào khoảng 37%.Tuy nhiên, tổn thất do tai nạn cũng phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm, thời gian bay và nhiệm vụ của máy bay. Ví dụ, Không quân Canada bay nhiều giờ hơn trên mỗi chiếc CF-104, so với các quốc gia khác cũng sử dụng F-104G, do vậy dẫn đến tỷ lệ tai nạn cũng cao hơn.Số liệu thống kê có thể được trình bày theo một số cách, một là tỷ lệ tổn thất trên 100.000 giờ bay. Sử dụng phương pháp này, thì tỷ lệ MiG-19 của Bulgaria là 100 máy bay bị mất trên 100.000 giờ, F-104G là 139 máy bay.Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1975, tỷ lệ tai nạn trên 100.00 giờ bay đối với MiG-21F trong biên chế của Liên Xô là 30 máy bay; tỷ lệ đối với máy bay F-4 Phantom II trong biên chế của Không quân Mỹ là 50 máy bay. Nhưng cho dù số liệu thống kê có thể được trình bày theo cách nào, thì vẫn có thể khẳng định rằng, số phận các phi công máy bay chiến đấu phản lực, trong thời kỳ ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh là đầy thử thách và nguy hiểm. Ví dụ, một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra vào ngày 14/7/1970, trong cuộc tập trận Zenit-70, khi một chiếc MiG-21PFM của Ba Lan, do Đại úy H. Osierda điều khiển, tham gia tình huống đánh chặn một chiếc Su-7BKL của Không quân Tiệp Khắc (hiện nay tách thành Sec và Slovakia);Nhưng phi công Osierda quên rằng, anh ta đang lái một chiếc máy bay trang bị vũ khí thật, khi nhấn nút phóng quả tên lửa tầm nhiệt K-13R tiêu diệt mục tiêu của mình. May mắn thay, phi công người Tiệp Khắc, điều khiển chiếc Su-7BKL là Kapitán F. Kružík đã kịp nhảy dù tiếp đất an toàn; máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay chiến đấu F-104 Starfighter là chiến đấu cơ thế hệ 3 đầu tiên của Mỹ, bay thử lần đầu vào đầu năm 1956; với thiết kế thân máy bay hình tròn dài, mũi nhọn và đôi cánh mỏng, nhỏ. F-104 luôn là khuôn mẫu lý tưởng, của các nhà thiết kế máy bay, cho các game chiến tranh hiện nay.
F-104 Starfighter là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu thanh một động cơ, có tính năng bay khá cao; được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, kỹ sư trưởng nhóm Skunk Works của hãng Lockheed, người đã phát triển một số máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng, như máy bay trinh sát U-2 và SR-71.
F-104 Starfighter được công ty mệnh danh là “tên lửa với một người đàn ông điều khiển”; nhưng Luftwaffe (Không quân Đức) và Marineflieger (Hải quân Đức) là những lực lượng được tạo ra biệt danh: “chiến đấu cơ tạo ra góa phụ”.
Tỷ lệ tai nạn ở mức tệ hại của chiếc F-104 Starfighter, khi trong biên chế của Không quân CHLB Đức; đã làm 61 chiếc F-104 bị rơi, với 35 phi công thiệt mạng vào năm 1966.
Các sự cố với loại máy bay này vẫn tiếp diễn, mặc dù đã có nhiều bản sửa lỗi. Từ năm 1968 đến 1972, có khoảng 15 đến 20 chiếc F-104 của Đức bị rơi hàng năm; trong thời gian tiếp theo, “tốc độ rơi” khoảng…10 chiếc F-104 mỗi năm, cho đến khi nó được loại khỏi biên chế hoàn toàn.
Theo thống kê, đã có tổng số 916 chiếc F-104 Starfighter được đưa vào sử dụng, thì có 292 chiếc bị rơi, làm 115 phi công thiệt mạng; F-104 Starfighter được gán cho biệt danh không lấy gì làm “hay ho” đó là, “chiến đấu cơ tạo góa phụ”.
Tuy nhiên, F-104 cũng chưa phải là máy bay chiến đấu duy nhất có tỷ lệ tai nạn cao trong Chiến tranh Lạnh. Theo Michael Napier trong cuốn sách “Trong bầu trời chiến tranh Lạnh”, vào năm 1972, Trung đoàn không quân chiến đấu Số 21 của Không quân Bulgaria, đóng tại Uzundzhovo, đã rút máy bay MiG-19S của mình và thay thế chúng bằng MiG-17PF cũ hơn.
Lý do giải thích cho kiểu “phú quý thụt lùi” này, là do tỷ lệ tai nạn của MiG-19 trong biên chế của Không quân Bulgaria quá cao. Động cơ RD-9B của MiG-19 tỏ ra không đáng tin cậy, dẫn đến những chiếc MiG-19 có tỷ lệ tai nạn cao, so với những chiến đấu cơ khác; họ đã mất gần một nửa số lượng MiG-19 do tai nạn.
Tỷ lệ tiêu hao tới 48% số lượng máy bay MiG-19; đây cũng là tỷ lệ quá cao trong thời đại phát triển quá nóng về các mẫu máy bay chiến đấu phản lực, khi công nghệ chưa theo kịp vào thời điểm đó.
Trên thực tế khi đó, F-104 đã đạt được danh tiếng khét tiếng là “nhà sản xuất góa phụ” nhờ tỷ lệ tai nạn đến 30% với Không quân Đức và 46% với Không quân Canada.
Tỷ lệ tai nạn của F-104 trong biên chế của Không quân Hà Lan và Bỉ là khoảng 35% và Đan Mạch mất một tỷ lệ tương tự như F-100D của họ. Tỷ lệ tai nạn đối với MiG-21F-13 trong biên chế Hungary cũng vào khoảng 37%.
Tuy nhiên, tổn thất do tai nạn cũng phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm, thời gian bay và nhiệm vụ của máy bay. Ví dụ, Không quân Canada bay nhiều giờ hơn trên mỗi chiếc CF-104, so với các quốc gia khác cũng sử dụng F-104G, do vậy dẫn đến tỷ lệ tai nạn cũng cao hơn.
Số liệu thống kê có thể được trình bày theo một số cách, một là tỷ lệ tổn thất trên 100.000 giờ bay. Sử dụng phương pháp này, thì tỷ lệ MiG-19 của Bulgaria là 100 máy bay bị mất trên 100.000 giờ, F-104G là 139 máy bay.
Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1975, tỷ lệ tai nạn trên 100.00 giờ bay đối với MiG-21F trong biên chế của Liên Xô là 30 máy bay; tỷ lệ đối với máy bay F-4 Phantom II trong biên chế của Không quân Mỹ là 50 máy bay.
Nhưng cho dù số liệu thống kê có thể được trình bày theo cách nào, thì vẫn có thể khẳng định rằng, số phận các phi công máy bay chiến đấu phản lực, trong thời kỳ ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh là đầy thử thách và nguy hiểm.
Ví dụ, một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra vào ngày 14/7/1970, trong cuộc tập trận Zenit-70, khi một chiếc MiG-21PFM của Ba Lan, do Đại úy H. Osierda điều khiển, tham gia tình huống đánh chặn một chiếc Su-7BKL của Không quân Tiệp Khắc (hiện nay tách thành Sec và Slovakia);
Nhưng phi công Osierda quên rằng, anh ta đang lái một chiếc máy bay trang bị vũ khí thật, khi nhấn nút phóng quả tên lửa tầm nhiệt K-13R tiêu diệt mục tiêu của mình.
May mắn thay, phi công người Tiệp Khắc, điều khiển chiếc Su-7BKL là Kapitán F. Kružík đã kịp nhảy dù tiếp đất an toàn; máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.