Pháo phòng không 100 mm KS-19 được Liên Xô chế tạo từ năm 1949 để chống máy bay ném bom tầm cao. Bước sang thập niên 1960, loại pháo này bị loại ra khỏi biên chế quân đội Liên Xô, do sự phổ biến của tên lửa phòng không. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: WikipediaNăm 1964, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam loại pháo phòng không này. KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 13.700 mét, tối đa là 15.000 mét. Tầm bay của B-52 khi tác chiến chỉ là 9.000- 11.000 mét, nên KS19 thừa sức bắn tới. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: WikipediaKhi đó, Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc (tiền thân của Lữ đoàn Pháo phòng không 297 Quân khu 2 ngày nay), gồm 3 tiểu đoàn phòng không 37 ly, 57 ly và 3 đại đội 100 ly có nhiệm vụ bảo vệ Khu gang thép Thái Nguyên và Nhà máy điện Cao Ngạn. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: WikipediaDo không có máy radar ngắm bắn ban đêm, nên pháo thủ phải đánh trực tiếp bằng tay quay từ tín hiệu của radar trung tâm, các đầu đạn 100 ly được điều chỉnh ngòi nổ, ở các độ cao khác nhau 10, 12, và 14.000m, tạo thành màn đạn bắn cản theo phương án tác chiến đã định. Ảnh: Một trận địa pháo KS-19 của ta đang đánh trả máy bay Mỹ - Nguồn: LSQSVN.Khi Mỹ mở màn Chiến dịch Linebacker II, Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc cùng nhiều đơn vị bộ đội khác đã túc trực đánh máy bay Mỹ vào ném bom Hà Nội để chia lửa với Thủ đô. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: WikipediaĐêm 18/12/1972, B-52 Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội. Ngay trong đêm, Trung đoàn cử đoàn cán bộ do đồng chí Hà Huy Quang - Tham mưu trưởng Trung đoàn dẫn đầu về Hà Nội nghiên cứu thủ đoạn hoạt động của máy bay ném bom B-52, rút kinh nghiệm cách đánh của đơn vị bạn để bổ sung vào phương án tác chiến của Trung đoàn. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 đánh phá miền Bắc năm 1972 – Nguồn: LSQSVNNgày 24/12, máy bay chiến thuật Mỹ đánh ồ ạt vào Nhà máy điện Cao Ngạn, ga Lưu Xá và Khu gang thép Thái Nguyên. Các đơn vị pháo 37mm và 57mm của Trung đoàn đều chiến đấu đánh trả địch. Nhưng pháo trung cao 100 mm vẫn “án binh bất động” để giữ bí mật, dành lực lượng cho nhiệm vụ đánh B-52. Ảnh: Pháo phòng không chiếm lĩnh trận địa – Nguồn: LSQSVN.Tối 24/12, lúc 19h40’ nhiều tốp EB-66 và F-4 bay vào vùng trời Thái Nguyên, phóng nhiễu và tập kích các mục tiêu để thu hút hỏa lực của ta. Mấy phút sau, những tốp B-52 xuất phát từ căn cứ Utapao (Thái Lan) bắt đầu tiến vào ở độ cao 10.000 mét. Ảnh: Một trận địa pháo KS-19 của ta trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1967 - Nguồn: LSQSVN.Đường bay B-52 được thể hiện trên bản đồ theo tín hiệu mạng tình báo B1 của Sở chỉ huy Quân chủng PKKQ rất là rõ. Khi máy bay ném bom B-52 đến cự ly thích hợp, 18 khẩu 100 mm đồng loạt nhả đạn với tọa độ và cự ly đúng theo phương án 1. Ảnh: Một trận địa pháo KS-19 của ta đang đánh trả máy bay Mỹ - Nguồn: LSQSVN.Đạn phát nổ ở các độ cao khác nhau khiến đội hình máy bay chiến thuật và tiêm kích hộ tống bị rối loạn, để trống mục tiêu chính là những chiếc B-52 to lớn, nặng nề. Ngay sau đó trinh sát thông báo có đám cháy lớn, nổ tung tóe như hoa cải trên vùng trời xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương; lúc đó là 19h55’. Ảnh: Một khẩu đội pháo phòng không KS-19 của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.Sáng hôm sau, Sở chỉ huy Quân khu Việt Bắc thông báo: “Tối 24/12, pháo phòng không Thái Nguyên đã bắn rơi một chiếc B-52”. Trưa hôm đó (25-12) truyền thông quốc tế đưa tin: “Mỹ bị mất một pháo đài bay B-52 tối 24/12 do trúng đạn trên vùng trời Thái Nguyên”. Ảnh: Một khẩu đội pháo phòng không KS-19 của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.Chiếc máy bay B-52 bị bắn rơi trên vùng trời Thái Nguyên là chiếc máy bay ném bom chiến lược đầu tiên bị bắn hạ bởi pháo phòng không kể từ sau Thế chiến 2. Đêm 26/12, nhiều tốp B-52 lại đánh vào Thái Nguyên. Tình huống diễn ra vẫn đúng phương án 1. Trung đoàn 256 lại bắn rơi một chiếc B-52 nữa. Ảnh: Một trận địa pháo phòng không của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ - Nguồn: LSQSVN.Sau này, khi bình công, Đại đội 5 của Đại đội trưởng Nguyễn Công Tuấn (trận địa ở xã Quang Vinh) được xác định là đã giăng màn đạn đúng đường bay của B-52 trong cả 2 trận đánh, và được công nhận bắn hạ cả 2 chiếc B52. Ảnh: Một trận địa pháo phòng không KS-19 của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.Thế trận phòng không nhiều tầng, “đánh vỗ mặt, đánh tạt sườn, đánh tập hậu” của các loại súng máy, pháo phòng không, tên lửa và không quân đã gây thiệt hại nặng nề cho không quân Mỹ dù chúng bay cao, thấp và thậm chí rất thấp. Nhiều phi công kỳ cựu Mỹ thừa nhận, họ chưa từng thấy hỏa lực phòng không dày đặc như vậy trong đời. Ảnh: Thế trận phòng không của ta trong chiến dịch Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.Bộ đội và nhân dân Việt Nam đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, công nghệ hiện đại của quân đội hùng mạnh nhất, vẫn có thể thất bại thảm hại trước lòng quyết tâm và thế trận phòng không sáng tạo, rất Việt Nam và tận dụng tối đa khả năng của mọi vũ khí có trong tay và những chiến công như vậy “chỉ có ở Việt Nam”. Ảnh: Xác máy bay B-52 tại Bảo tàng chiến thắng B-52 tại Hà Nội – Nguồn: LSQSVN Điềm báo cho số phận đen đủi của Pháo Đài Bay B-52 trước khi sang Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Pháo phòng không 100 mm KS-19 được Liên Xô chế tạo từ năm 1949 để chống máy bay ném bom tầm cao. Bước sang thập niên 1960, loại pháo này bị loại ra khỏi biên chế quân đội Liên Xô, do sự phổ biến của tên lửa phòng không. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: Wikipedia
Năm 1964, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam loại pháo phòng không này. KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 13.700 mét, tối đa là 15.000 mét. Tầm bay của B-52 khi tác chiến chỉ là 9.000- 11.000 mét, nên KS19 thừa sức bắn tới. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: Wikipedia
Khi đó, Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc (tiền thân của Lữ đoàn Pháo phòng không 297 Quân khu 2 ngày nay), gồm 3 tiểu đoàn phòng không 37 ly, 57 ly và 3 đại đội 100 ly có nhiệm vụ bảo vệ Khu gang thép Thái Nguyên và Nhà máy điện Cao Ngạn. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: Wikipedia
Do không có máy radar ngắm bắn ban đêm, nên pháo thủ phải đánh trực tiếp bằng tay quay từ tín hiệu của radar trung tâm, các đầu đạn 100 ly được điều chỉnh ngòi nổ, ở các độ cao khác nhau 10, 12, và 14.000m, tạo thành màn đạn bắn cản theo phương án tác chiến đã định. Ảnh: Một trận địa pháo KS-19 của ta đang đánh trả máy bay Mỹ - Nguồn: LSQSVN.
Khi Mỹ mở màn Chiến dịch Linebacker II, Trung đoàn 256 Quân khu Việt Bắc cùng nhiều đơn vị bộ đội khác đã túc trực đánh máy bay Mỹ vào ném bom Hà Nội để chia lửa với Thủ đô. Ảnh: Pháo 100 mm KS-19 - Nguồn: Wikipedia
Đêm 18/12/1972, B-52 Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội. Ngay trong đêm, Trung đoàn cử đoàn cán bộ do đồng chí Hà Huy Quang - Tham mưu trưởng Trung đoàn dẫn đầu về Hà Nội nghiên cứu thủ đoạn hoạt động của máy bay ném bom B-52, rút kinh nghiệm cách đánh của đơn vị bạn để bổ sung vào phương án tác chiến của Trung đoàn. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 đánh phá miền Bắc năm 1972 – Nguồn: LSQSVN
Ngày 24/12, máy bay chiến thuật Mỹ đánh ồ ạt vào Nhà máy điện Cao Ngạn, ga Lưu Xá và Khu gang thép Thái Nguyên. Các đơn vị pháo 37mm và 57mm của Trung đoàn đều chiến đấu đánh trả địch. Nhưng pháo trung cao 100 mm vẫn “án binh bất động” để giữ bí mật, dành lực lượng cho nhiệm vụ đánh B-52. Ảnh: Pháo phòng không chiếm lĩnh trận địa – Nguồn: LSQSVN.
Tối 24/12, lúc 19h40’ nhiều tốp EB-66 và F-4 bay vào vùng trời Thái Nguyên, phóng nhiễu và tập kích các mục tiêu để thu hút hỏa lực của ta. Mấy phút sau, những tốp B-52 xuất phát từ căn cứ Utapao (Thái Lan) bắt đầu tiến vào ở độ cao 10.000 mét. Ảnh: Một trận địa pháo KS-19 của ta trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1967 - Nguồn: LSQSVN.
Đường bay B-52 được thể hiện trên bản đồ theo tín hiệu mạng tình báo B1 của Sở chỉ huy Quân chủng PKKQ rất là rõ. Khi máy bay ném bom B-52 đến cự ly thích hợp, 18 khẩu 100 mm đồng loạt nhả đạn với tọa độ và cự ly đúng theo phương án 1. Ảnh: Một trận địa pháo KS-19 của ta đang đánh trả máy bay Mỹ - Nguồn: LSQSVN.
Đạn phát nổ ở các độ cao khác nhau khiến đội hình máy bay chiến thuật và tiêm kích hộ tống bị rối loạn, để trống mục tiêu chính là những chiếc B-52 to lớn, nặng nề. Ngay sau đó trinh sát thông báo có đám cháy lớn, nổ tung tóe như hoa cải trên vùng trời xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương; lúc đó là 19h55’. Ảnh: Một khẩu đội pháo phòng không KS-19 của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.
Sáng hôm sau, Sở chỉ huy Quân khu Việt Bắc thông báo: “Tối 24/12, pháo phòng không Thái Nguyên đã bắn rơi một chiếc B-52”. Trưa hôm đó (25-12) truyền thông quốc tế đưa tin: “Mỹ bị mất một pháo đài bay B-52 tối 24/12 do trúng đạn trên vùng trời Thái Nguyên”. Ảnh: Một khẩu đội pháo phòng không KS-19 của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.
Chiếc máy bay B-52 bị bắn rơi trên vùng trời Thái Nguyên là chiếc máy bay ném bom chiến lược đầu tiên bị bắn hạ bởi pháo phòng không kể từ sau Thế chiến 2. Đêm 26/12, nhiều tốp B-52 lại đánh vào Thái Nguyên. Tình huống diễn ra vẫn đúng phương án 1. Trung đoàn 256 lại bắn rơi một chiếc B-52 nữa. Ảnh: Một trận địa pháo phòng không của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ - Nguồn: LSQSVN.
Sau này, khi bình công, Đại đội 5 của Đại đội trưởng Nguyễn Công Tuấn (trận địa ở xã Quang Vinh) được xác định là đã giăng màn đạn đúng đường bay của B-52 trong cả 2 trận đánh, và được công nhận bắn hạ cả 2 chiếc B52. Ảnh: Một trận địa pháo phòng không KS-19 của ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.
Thế trận phòng không nhiều tầng, “đánh vỗ mặt, đánh tạt sườn, đánh tập hậu” của các loại súng máy, pháo phòng không, tên lửa và không quân đã gây thiệt hại nặng nề cho không quân Mỹ dù chúng bay cao, thấp và thậm chí rất thấp. Nhiều phi công kỳ cựu Mỹ thừa nhận, họ chưa từng thấy hỏa lực phòng không dày đặc như vậy trong đời. Ảnh: Thế trận phòng không của ta trong chiến dịch Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không năm 1972 - Nguồn: LSQSVN.
Bộ đội và nhân dân Việt Nam đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, công nghệ hiện đại của quân đội hùng mạnh nhất, vẫn có thể thất bại thảm hại trước lòng quyết tâm và thế trận phòng không sáng tạo, rất Việt Nam và tận dụng tối đa khả năng của mọi vũ khí có trong tay và những chiến công như vậy “chỉ có ở Việt Nam”. Ảnh: Xác máy bay B-52 tại Bảo tàng chiến thắng B-52 tại Hà Nội – Nguồn: LSQSVN
Điềm báo cho số phận đen đủi của Pháo Đài Bay B-52 trước khi sang Việt Nam. Nguồn: QPVN.