Theo Sputnik, Không quân Mỹ vừa thông qua một khoảng ngân sách trị giá 900 triệu USD trao cho hai tập đoàn vũ khí Lockheed Martin và Raytheon để thiết kế một mẫu tên lửa tấn công tấn tầm xa Long Range Standoff (LRSO) mới cho Không quân Mỹ, nhằm hiện đại hóa một trong bộ ba hạt nhân của nước này. Nguồn ảnh: Sputnik.Liên doanh Lockheed Martin và Raytheon hoặc một trong hai tập đoàn này sẽ phát triển một mẫu tên lửa hành trình mới có khả năng triển khai vũ khó hạt nhân chiến thuật, để thay thế cho mẫu tên lửa hành trình AGM-86 ALCM (chủ yếu là biến thể AGM-86C/D) vốn phục vụ trong Không quân Mỹ suốt 35 năm qua. Và trong bối cảnh hiện tại ai cũng hiểu rõ rằng Mỹ đang muốn đánh bại Nga trong cuộc đua tên lửa hành trình, mà cụ thể hơn là đối trọng trực tiếp với Kalibr. Nguồn ảnh: Picryl.Sau giai đoạn phát triển và thử nghiệm, Không quân Mỹ sẽ chọn ra mẫu thiết kế tối ưu nhất và trao cho công ty hoặc liên doanh thắng thầu một hợp đồng trị giá 10 tỷ USD cho việc mua sắm khoảng 1.000 tên lửa hành trình LRSO. Và số tên lửa này sẽ được triển khai trên các máy bay ném bom hiện đại nhất của Mỹ là B-52, B-2 và B-1 trong cuối những năm 2020. Nguồn ảnh: The National Interest.Không dừng lại đó LRSO còn sẽ là trung tâm của kho vũ khí trên B-21 dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai đang được Không quân Mỹ phát triển. B-21 hay LRSO chỉ là một phần nhỏ trong gói hiện đại hóa năng lực phòng vệ hạt nhân của Mỹ trị giá cả 1.000 tỷ USD được chính quyền Washington dưới thời Tổng thống Obama khởi động với thời gian triển khai lên đến 30 năm. Nguồn ảnh: Force Sky Tool.Còn về phía Lockheed Martin, tập đoàn này mạnh dạn tuyên bố sẽ hoàn tất việc thiết kế LRSO trong khoảng 5 năm nữa và mẫu tên lửa này có thể xâm nhập bất cứ hệ thống phòng thủ nào với tầm bắn cực xa và gần như không thể bị đánh chặn. Còn mục tiêu của LRSO dĩ nhiên sẽ là vượt qua được các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa của Nga như S-400 hay S-500. Nguồn ảnh: Flightglobal.Trong một bài phỏng vấn mới đây với RIA Novosti, Vladimir Korovin, một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quân sự thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Moscow nhận định, việc Mỹ phát triển LRSO chắc chắn sẽ trở thành thách thức mới cho các hệ thống phòng không liên hợp của Nga hiện tại, nhất là khi LRSO được triển khai từ các máy bay ném bom chiến lược. Nguồn ảnh: Sputnik.Cụ thể là nếu trước đây, một máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ có thể mang theo được khoảng 12 tên lửa hành trình AGM-86 còn B-52 là 24 tên lửa, nhưng giờ đây nếu chúng mang theo tới 40 tên lửa hành trình LRSO thì mọi chuyện sẽ theo một chiều hướng khác. Chuyên gia này nhận định. Nguồn ảnh: Aviation Stack.Korovin còn cho biết, trong trường hợp các tổ hợp tên lửa phòng không Nga có thể đánh chặn được LRSO thì với số lượng mục tiêu lớn như thì chúng cũng thể đánh chặn hết. Vậy việc phải làm ở đây là Nga sẽ phải đánh chặn các máy bay ném bom mang theo LRSO trước khi chúng kịp triển khai tên lửa, điều này ít nhiều sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ phòng không của Nga hiện tại nhưng không phải là không thể. Và lịch sử phát triển các tổ hợp tên lửa phòng không Nga đã chứng minh điều đó. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ở một góc nhìn khác Korovin cũng cho rằng, việc Mỹ phát triển LRSO chỉ nhầm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này vốn đã lỗi thời và được phát triển từ những năm 1970. Và họ chỉ đơn giản là muốn nâng cấp chúng hơn là chuẩn bị cho một cuộc chiến với Nga. Nguồn ảnh: defence.pk.Việc Mỹ nhanh chóng rót tiền vào chương trình LRSO một phần cũng xuất phát từ việc Nga phổ diễn sức mạnh tên lửa hành trình của mình thông qua cuộc chiến tại Syria. Với những cái tên như Kh-101 hay Kalibr có tầm bắn lên đến hàng ngàn km với độ sai lệch thấp và tỉ lệ thành công cực cao. Trong đó Kh-101 là được triển khai từ các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 và Tu-95MS. Nguồn ảnh: The Aviationist.Dĩ nhiên Không quân Mỹ sẽ tìm một thiết kế mới cho LRSO điển hình như trang bị cho mẫu tên lửa hành trình này công nghệ tàng hình và có trần bay cao hơn AGM-86. Đáng nói hơn nữa là LRSO chắc chắn sẽ có thiết kế nhỏ gọn hơn người tiền nhiệm và có thể tương thích với nhiều dòng máy bay với tầm bắn cũng lên đến hàng ngàn km. Nguồn ảnh: Aviation International.Theo Vladimir Karyakin, một đại tá quân đội Nga đã nghỉ hưu và là giáo sư tại Đại học quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, với LRSO Lầu Năm Góc đang dần thay đổi học thuyết quân sự của mình khi bắt đầu chuyển đổi khả năng tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân từ các tên lửa đạn đạo tầm xa (ICBM) chiến lược sang tên lửa hành trình có tính chiến thuật. Nguồn ảnh: Arms Control Association.Bản thân tên lửa hành trình tầm xa luôn được xem là mẫu vũ khí tiêu chuẩn trong môi trường chiến tranh hiện đại, khi nó có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong tác chiến từ tác chiến thông thường cho đến tấn công hạt nhân. Đó là chưa nói đến các đặc tính kỹ chiến thuật của tên lửa hành trình có phần ưu việt hơn các ICBM truyền thống. Nguồn ảnh: Absolute Rights.Và trong những cuộc chiến gần đây của nước Mỹ tên lửa hành trình luôn đóng vai trò tiên phong trên chiến trường, và với Mỹ việc triển khai tên lửa hành trình gần như là một lời cảnh báo triệt để nhất. Dù vậy tên lửa hành trình vẫn có những yếu điểm riêng của nó, ví dụ điển hình nhất là Tomahawk mẫu tên lửa hành trình chủ lực của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Time Magazine.Do đó chắc chắn với chương trình LRSO Mỹ sẽ tìm cách khắc phục các yếu điểm này để mẫu tên lửa hành trình tấn công hạt nhân mới của họ có thể tác chiến toàn diện hơn. Còn người Nga cũng sẽ không ngồi yên để Mỹ triển khai LRSO ngay trước mũi của mình. Và trong cuộc đua tên lửa hành trình tầm xa tương lai, Mỹ vẫn là người ở kèo trên ngay cả khi Nga sở hữu công nghệ tiên tiến hơn bởi họ có nhiều tên lửa hơn Moscow. Nguồn ảnh: Military.com.
Theo Sputnik, Không quân Mỹ vừa thông qua một khoảng ngân sách trị giá 900 triệu USD trao cho hai tập đoàn vũ khí Lockheed Martin và Raytheon để thiết kế một mẫu tên lửa tấn công tấn tầm xa Long Range Standoff (LRSO) mới cho Không quân Mỹ, nhằm hiện đại hóa một trong bộ ba hạt nhân của nước này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Liên doanh Lockheed Martin và Raytheon hoặc một trong hai tập đoàn này sẽ phát triển một mẫu tên lửa hành trình mới có khả năng triển khai vũ khó hạt nhân chiến thuật, để thay thế cho mẫu tên lửa hành trình AGM-86 ALCM (chủ yếu là biến thể AGM-86C/D) vốn phục vụ trong Không quân Mỹ suốt 35 năm qua. Và trong bối cảnh hiện tại ai cũng hiểu rõ rằng Mỹ đang muốn đánh bại Nga trong cuộc đua tên lửa hành trình, mà cụ thể hơn là đối trọng trực tiếp với Kalibr. Nguồn ảnh: Picryl.
Sau giai đoạn phát triển và thử nghiệm, Không quân Mỹ sẽ chọn ra mẫu thiết kế tối ưu nhất và trao cho công ty hoặc liên doanh thắng thầu một hợp đồng trị giá 10 tỷ USD cho việc mua sắm khoảng 1.000 tên lửa hành trình LRSO. Và số tên lửa này sẽ được triển khai trên các máy bay ném bom hiện đại nhất của Mỹ là B-52, B-2 và B-1 trong cuối những năm 2020. Nguồn ảnh: The National Interest.
Không dừng lại đó LRSO còn sẽ là trung tâm của kho vũ khí trên B-21 dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa tương lai đang được Không quân Mỹ phát triển. B-21 hay LRSO chỉ là một phần nhỏ trong gói hiện đại hóa năng lực phòng vệ hạt nhân của Mỹ trị giá cả 1.000 tỷ USD được chính quyền Washington dưới thời Tổng thống Obama khởi động với thời gian triển khai lên đến 30 năm. Nguồn ảnh: Force Sky Tool.
Còn về phía Lockheed Martin, tập đoàn này mạnh dạn tuyên bố sẽ hoàn tất việc thiết kế LRSO trong khoảng 5 năm nữa và mẫu tên lửa này có thể xâm nhập bất cứ hệ thống phòng thủ nào với tầm bắn cực xa và gần như không thể bị đánh chặn. Còn mục tiêu của LRSO dĩ nhiên sẽ là vượt qua được các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa của Nga như S-400 hay S-500. Nguồn ảnh: Flightglobal.
Trong một bài phỏng vấn mới đây với RIA Novosti, Vladimir Korovin, một chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quân sự thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Moscow nhận định, việc Mỹ phát triển LRSO chắc chắn sẽ trở thành thách thức mới cho các hệ thống phòng không liên hợp của Nga hiện tại, nhất là khi LRSO được triển khai từ các máy bay ném bom chiến lược. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cụ thể là nếu trước đây, một máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ có thể mang theo được khoảng 12 tên lửa hành trình AGM-86 còn B-52 là 24 tên lửa, nhưng giờ đây nếu chúng mang theo tới 40 tên lửa hành trình LRSO thì mọi chuyện sẽ theo một chiều hướng khác. Chuyên gia này nhận định. Nguồn ảnh: Aviation Stack.
Korovin còn cho biết, trong trường hợp các tổ hợp tên lửa phòng không Nga có thể đánh chặn được LRSO thì với số lượng mục tiêu lớn như thì chúng cũng thể đánh chặn hết. Vậy việc phải làm ở đây là Nga sẽ phải đánh chặn các máy bay ném bom mang theo LRSO trước khi chúng kịp triển khai tên lửa, điều này ít nhiều sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ phòng không của Nga hiện tại nhưng không phải là không thể. Và lịch sử phát triển các tổ hợp tên lửa phòng không Nga đã chứng minh điều đó. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ở một góc nhìn khác Korovin cũng cho rằng, việc Mỹ phát triển LRSO chỉ nhầm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này vốn đã lỗi thời và được phát triển từ những năm 1970. Và họ chỉ đơn giản là muốn nâng cấp chúng hơn là chuẩn bị cho một cuộc chiến với Nga. Nguồn ảnh: defence.pk.
Việc Mỹ nhanh chóng rót tiền vào chương trình LRSO một phần cũng xuất phát từ việc Nga phổ diễn sức mạnh tên lửa hành trình của mình thông qua cuộc chiến tại Syria. Với những cái tên như Kh-101 hay Kalibr có tầm bắn lên đến hàng ngàn km với độ sai lệch thấp và tỉ lệ thành công cực cao. Trong đó Kh-101 là được triển khai từ các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 và Tu-95MS. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Dĩ nhiên Không quân Mỹ sẽ tìm một thiết kế mới cho LRSO điển hình như trang bị cho mẫu tên lửa hành trình này công nghệ tàng hình và có trần bay cao hơn AGM-86. Đáng nói hơn nữa là LRSO chắc chắn sẽ có thiết kế nhỏ gọn hơn người tiền nhiệm và có thể tương thích với nhiều dòng máy bay với tầm bắn cũng lên đến hàng ngàn km. Nguồn ảnh: Aviation International.
Theo Vladimir Karyakin, một đại tá quân đội Nga đã nghỉ hưu và là giáo sư tại Đại học quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, với LRSO Lầu Năm Góc đang dần thay đổi học thuyết quân sự của mình khi bắt đầu chuyển đổi khả năng tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân từ các tên lửa đạn đạo tầm xa (ICBM) chiến lược sang tên lửa hành trình có tính chiến thuật. Nguồn ảnh: Arms Control Association.
Bản thân tên lửa hành trình tầm xa luôn được xem là mẫu vũ khí tiêu chuẩn trong môi trường chiến tranh hiện đại, khi nó có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong tác chiến từ tác chiến thông thường cho đến tấn công hạt nhân. Đó là chưa nói đến các đặc tính kỹ chiến thuật của tên lửa hành trình có phần ưu việt hơn các ICBM truyền thống. Nguồn ảnh: Absolute Rights.
Và trong những cuộc chiến gần đây của nước Mỹ tên lửa hành trình luôn đóng vai trò tiên phong trên chiến trường, và với Mỹ việc triển khai tên lửa hành trình gần như là một lời cảnh báo triệt để nhất. Dù vậy tên lửa hành trình vẫn có những yếu điểm riêng của nó, ví dụ điển hình nhất là Tomahawk mẫu tên lửa hành trình chủ lực của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Time Magazine.
Do đó chắc chắn với chương trình LRSO Mỹ sẽ tìm cách khắc phục các yếu điểm này để mẫu tên lửa hành trình tấn công hạt nhân mới của họ có thể tác chiến toàn diện hơn. Còn người Nga cũng sẽ không ngồi yên để Mỹ triển khai LRSO ngay trước mũi của mình. Và trong cuộc đua tên lửa hành trình tầm xa tương lai, Mỹ vẫn là người ở kèo trên ngay cả khi Nga sở hữu công nghệ tiên tiến hơn bởi họ có nhiều tên lửa hơn Moscow. Nguồn ảnh: Military.com.